Cách dùng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp ít người biết
Nội Dung Bài Viết
Sử dụng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị tốt, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng gạo lứt rang đúng cách. Nếu bạn đang băn khoăn không biết gạo lứt rang có thực sự có tác dụng với bệnh thoái hóa khớp hay không, và cách sử dụng như thế nào thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.
Công dụng chữa thoái hóa khớp của gạo lứt rang
Gạo lứt rang hay gạo lật là loại gạo không đánh bóng, tức là chỉ xay để bỏ vỏ trấu chứ không hề loại bỏ lớp vỏ lụa hay lớp cám gạo bên ngoài. Chính vì vậy, gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Do chỉ xay bỏ vỏ trấu, không xát bỏ lớp cám bên ngoài nên gạo lứt vẫn giữ được các thành phần dinh dưỡng như:
- Vitamin: Gồm B1, B3, B3, B6 giúp bảo vệ hệ thống thần kinh, vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong gạo lứt còn chứa vitamin K, đây là thành phần quan trọng có tác dụng hỗ trợ sàng lọc lượng canxi dư thừa trong máu. Không chỉ vậy, nó còn giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương từ đó bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
- Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy trong gạo lứt có thể kể đến như IP6, glutathione, SOD, tocotrienol… có tác dụng ngăn ngừa hoạt động của gốc tự do, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của gốc tự do. Ngăn ngừa lão hóa, giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, thành phần IP6 trong gạo lứt còn giúp ngăn cản kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu, đồng thời còn hỗ trợ phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
- Chất xơ: Có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, tăng cường hoạt động của ệ tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người mắc tiểu đường.
- Phytosterol và Sterolin: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp ức chế phản ứng viêm ở xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
- Các thành phần khác: Gạo lứt còn giàu đạm, chất béo, chứa các aixit như Pantothenic (vitamin B5), Paraaminobenzoic (PABA), các nguyên tố vi lượng như selen, natri, canxi, sắt, magie, kali…
Cách dùng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp
Có nhiều cách sử dụng gạo lứt rang để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp mà người bệnh có thể áp dụng như:
1. Uống trà gạo lứt rang
Đây là cách sử dụng đơn giản, phổ biến lại mang đến nhiều chuyển biến tích cực nhất cho người bệnh. Loại thức uống này không chỉ làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ tái tạo sụn khớp mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm stress, mang lại giấc ngủ ngon cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1kg gạo lứt, một ít muối hạt to
- Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì đổ gạo vào, thêm ít muối ăn
- Để lửa nhỏ, dùng đũa đảo đều liên tục, khi rang gạo không nên vo để tránh gạo dính nước
- Khi thấy hạt gạo có màu nâu đậm hoặc vàng rộm, mùi thơm thì tắt bếp
- Cho vào hũ thủy tinh hoặc lọ nhựa, đậy kín nắp.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày lấy 100g gạo lứt hãm với 300ml nước sôi trong 15 phút
- Uống thay trà, dùng 2 – 3 lần/tuần, liên tục trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
2. Chữa thoái hóa khớp bằng bột gạo lứt rang
Dùng bột gạo lứt rang cũng là một cách sử dụng gạo lứt để chữa thoái hóa khớp được nhiều người áp dụng. Phương pháp này thích hợp với những người bận rộn hoặc không thích dùng trà gạo lứt.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 kg gạo lứt, thêm ít muối, rang đến khi có màu vàng rộm hoặc nâu đậm, mùi thơm phức
- Cho vào máy xay nhuyễn rồi cất vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, đậy kín nắp để dùng dần
- Mỗi ngày lấy 2 muỗng bột gạo lứt rang cho vào 100ml nước sôi, khuấy đều, uống liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả.
3. Dùng cốm gạo lứt
Có thể dùng gạo lứt rang như bữa ăn dặm trong ngày hoặc cũng có thể chế biến gạo lứt rang thành một món ăn vặt được nhiều người yêu thích chính là cốm. Cốm gạo lứt khá ngon, phù hợp với mọi lứa tuổi, tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng thích hợp, không nên ăn quá nhiều để tránh gây phản tác dụng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 2 – 3 chén gạo lứt
- Gạo lứt nấu thành cơm, cơm chín thì để nguội, bóp cho hạt cơm càng rời càng tốt
- Mang đi phơi khô, cho vào chảo rang vàng đều cho đến khi hạt cơm bung nở toàn bộ
- Sử dụng mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp từ từ cải thiện.
4. Dùng gạo lứt với muối mè
Một cách sử dụng gạo lứt rang khác được nhiều người chia sẽ đó chính là dùng chung với muối mè. Đây cũng là món ăn ngon, bổ dưỡng mà người bệnh có thể sử dụng để ăn trong bữa phụ.
Cách thực hiện:
- Gạo lứt đãi sạch, tránh chà sát để không làm mất lớp vỏ lụa bên ngoài
- Nấu với nước thành cơm, khi chín thì ăn kèm với muối mè
5. Dùng cháo gạo lứt đậu đỏ
Đậu đỏ cũng là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Loại đậu này khá giàu vitamin và các khoáng chất như kẽm, magie, photpho… khi kết hợp với gạo lứt sẽ mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g gạo lứt, 50g đậu đỏ, 20g tỏi sống
- Gạo lứt, đậu đỏ vo sạch, ngâm với nước cho mềm ra
- Cho vào nồi, thêm nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa
- Ninh cho chín nhừ rồi thêm ít tỏi đã đập dập vào, để sôi lại và tắt bếp
- Sử dụng 2 – 3 lần/tuần, liên tục nhiều ngày sẽ thấy những chuyển biến tích cực.
Dùng gạo lứt rang chữa bệnh thoái hóa khớp cần lưu ý gì?
Mặc dù việc dùng gạo lứt rang chữa bệnh thoái hóa khớp là có căn cứ, tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Gạo lứt rang chỉ là thực phẩm hỗ trợ điều trị, hoàn toàn không phải là “thần dược” chữa bệnh xương khớp. Do đó, người bệnh cần kết hợp với thuốc và liệu trình điều trị của bác sĩ, không nên chỉ áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị.
- Chỉ nên dùng gạo lứt từ 2 – 3 lần/tuần, không nên sử dụng thường xuyên vì có thể gây nên tình trạng khó tiêu, không đủ dưỡng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Trước khi dùng gạo lứt để nấu cơm, cần ngâm từ 10 – 36 giờ để gạo mềm, hơn nữa phải nấu rất lâu mới chín, đặc biệt, khi ăn cần nhai kỹ ra nước mới nuốt.
- Không cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người có thể trạng gầy yếu, người cao tuổi dùng thường xuyên vì dễ gây thiếu hụt dưỡng chất.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích trong quá trình điều trị.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế các hoạt động nặng nhọc, mang vác sai tư thế
- Tăng cường luyện tập các bài tập phục hồi chức năng xương khớp để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa.
Có thể thấy, gạo lứt rang quả thật là một thực phẩm tốt, có lợi cho người mắc các bệnh về xương khớp nhất là thoái hóa khớp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thực phẩm hỗ trợ điều trị, người bệnh không nên lạm dụng. Tốt nhất cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!