Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Trồng răng Implant có đau không? Giá bao nhiêu tiền?

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Quy trình trồng răng Implant chuẩn nhất hiện nay

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Ghép xương cấy ghép Implant có đau không? Giá bao nhiêu?

Ghép xương cấy ghép Implant là một phẫu thuật được áp dụng trong những trường hợp bị mất răng nhưng không thể trồng răng Implant ngay. Bởi vì lúc này xương hàm không đủ tiêu chuẩn để thực hiện. Nếu bạn là người đang gặp phải vấn đề này hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về phẫu thuật này.

Những điều cần biết về phẫu thuật ghép xương cấy ghép Implant

Ghép xương cấy ghép Implant là gì?

Ghép xương cấy ghép Implant là một kỹ thuật giúp hỗ trợ giữ vững trụ Implant. Đồng thời, kỹ thuật này có tác dụng nhằm thúc đẩy tái tạo xương hàm mới trong trương hợp xương bị tiêu hay bị mỏng đi thông qua cách thêm vào một lượng xương mới phù hợp (có thể là xương nhân tạo hoặc xương tự thân) vào vị trí xương bị khuyết do tổn thương.

Liệu ghép xương cấy ghép Implant có đau không?
Ghép xương cấy ghép Implant là một trong những kỹ thật khá khó và phức tạp trong nha khoa

Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ xác định là xương nhân tạo hay xương tự thân để cấy ghép vào vị trí mất răng. Sau đó, đợi một thời gian cho xương tương thích hoàn toàn với ổ răng và hàm, bác sĩ sẽ tiến hành trồng trụ Implant vào.

Lưu ý:

  • Những trường hợp bị thiếu xương ít hoặc chỉ cần ghép xương nhân tạo thì có thể thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín.
  • Còn những trường hợp xương bị tiêu quá nhiều, cần phải tiến hành ghép xương tự thân càng sớm càng tốt thì cần thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được gây mê hỗ trợ.

Những trường hợp được chỉ định thực hiện ghép xương cấy ghép Implant

Thông thường, khi bị mất răng lâu ngày sẽ gây ra tình trạng xương hàm bị thoái hóa, tự tiêu dần và không đủ điều kiện để cấy ghép Implant, thậm chí là còn gây ảnh hưởng đến những chiếc răng kề cận. Lúc này, bắt buộc phải tiến hành ghép xương thì mới đủ điều kiện để nâng và giữ trụ Implant.

Một số đối tượng dưới đây thường được chỉ định ghép xương

  • Những người bệnh sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc bọc răng sứ trong một thời gian dài.
  • Mật độ xương hàm quá mỏng do tổn thương hoặc bị yếu bẩm sinh.
  • Xương hàm bị tiêu đi do thời gian mất răng đã quá lâu.
  • Gặp phải chấn thương mạnh và không thể hồi phục lại như ban đầu, để lại di chứng sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, đối với những trường hợp phục hình hàm trên cần phải kết hợp kỹ thuật nâng xong để hỗ trợ cho việc phẫu thuật ghép xương cấy ghép trồng Implant. Vì vậy, hầu hết những trường hợp trên đây đều sẽ được bác sĩ chỉ định phải ghép xương trước khi cấy Implant.

Ngược lại, có những trường hợp sẽ

  • Những người bị mất răng toàn hàm.
  • Những người mắc các bệnh lý về răng như: sâu răng, bệnh nha chu, viêm nướu, viêm chân răng…gây ra tình trạng nhiễm trùng tiêu xương.
  • Những người mắc các bệnh toàn thân như suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn đông máu, các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh tiểu đường chưa được kiểm soát, đã thực hiện xạ trị hoặc hóa trị…
  • Những người nghiên chất kích thích, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá…

Tác dụng khi ghép xương cấy ghép Implant

Theo các chuyên gia, để đạt đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tiêu chuẩn để cấy ghép Implant thì đòi hỏi xương hàm phải:

  • Mật độ xương ổn định, kích thước chuẩn, không được quá giòn và cũng không được quá xốp.
  • Chiều rộng của xương hàm phải phù hợp với trụ Implant. Có như vậy thì trụ mới tích hợp tốt vào mô xương và chịu được lực từ hoạt động nhai, không gây tổn thương lần nữa. Đồng thời, đạt được tiêu chuẩn này cũng sẽ giúp cho răng Implant tồn tại vĩnh viễn, không bị đào thải.
Liệu ghép xương cấy ghép Implant có đau không?
Trừ khi bạn có xương hàm khỏe mạnh, còn lại hầu hết các trường hợp đều phải thực hiện ghép xương trước khi cấy ghép Implant

Với những trường hợp chất lượng xương kém mà không được được tiến hành cấy ghép xương hàm thì phẫu thuật cấy ghép Implant sẽ có tỷ lệ thất bại cao. Chỉ sau 1 – 2 năm, chắc chắn chân răng Implant sẽ bị đào thải, nếu nhanh có thể vài tháng thì trụ Implant sẽ không giữ được nữa và buộc phải cấy trụ Implant khác.

Vì vậy, trừ những trường hợp bạn có xương hàm chắc khỏe thì hầu hết những trường hợp ghép xương hàm trồng Implant là điều hết sức cần thiết trước khi tiến hành cắm Implant.

Các hình thức ghép xương cấy ghép Implant

Hiện nay, có 4 dạng kỹ thuật ghép xương hàm cơ bản gồm:

Ghép xương tự thân

Đây là kỹ thuật ghép xương bằng cách sử dụng xương được lấy từ một khác trên cơ thể như xương cằm, xương hông, xương sọ, xương hàm…để ghép vào vị trí xương bị tiêu hủy trong ổ răng.

  • Ưu điểm: Kỹ thuật này đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, có thể gây ít hoặc không gây ra tác dụng phụ như nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ vật liệu ghép bị đào thải.
  • Nhược điểm: Phải thực hiện mổ ở hai vị trí khác nhau gồm vị trí cần cấy ghép và vị trí lấy xương để cấy ghép khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn hơn.

Ghép xương đồng chủng

Đây là kỹ thuật ghép xương cấy ghép Implant được lấy từ cá thể khác nhưng cùng loài, còn tươi hoặc hoặc đông lạnh, thường được lưu trữ ở các ngân hàng mô như mô xương, mô sụn, cơ quan nội tạng.

  • Ưu điểm: Do tương thích về thành phần hóa học, tính chất nên có thể sử dụng một số lượng hoặc khối lượng lớn mô để thực hiện cấy ghép.
  • Nhược điểm: Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nguồn mô tương thích, thậm chí xuất hiện phản ứng thải trừ cao nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Ghép xương dị chủng

Đây là kỹ thuật ghép xương có nguồn gốc từ các cá thể khác loài, sau quá trình chọn lọc và xử lý cũng như tùy thuộc vào mục đích ghép mà bác sĩ sẽ tiến hành cải thiện để hoàn thành các đặc tính sinh học thông qua việc khử hữu cơ, đông khô khử khoáng, đông khô thông thường…

  • Nhược điểm: Đây không phải là một phương pháp ghép xương an toàn và cho hiệu quả cao vì có thể xuất hiện nhiều biến chứng xấu. Bởi nguồn mô không tương thích ngay từ đầu sẽ khiến khả năng tương hợp sinh học kém và gây ran guy cơ thải trừ cao.
Liệu ghép xương cấy ghép Implant có đau không?
Tùy vào từng loại ghép xương mà sẽ cho các kết quả khác nhau

Ghép xương nhân tạo

Đây là dạng kỹ thuật dùng xương sinh học có chứa thành phần Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphat có khả năng tự tiêu. Xương nhân tạo này sẽ được ghép vào ổ răng ngay tại vị trí xương bị thiếu, nhằm hỗ trợ tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Bằng cách này, mỗi tháng xương tự thân sẽ phát triển lên 1mm.

  • Ưu điểm: Không cần tiến hành phẫu thuật 2 nơi gây mất thời gian, nhiều đau đớn mà lại dễ thực hiện, đảm bảo an toàn.
  • Nhược điểm: Mất thời gian hồi phục lâu, có những trường hợp phải mất đến 6 tháng xương mới phát triển đạt tiêu chuẩn và mất thêm 3 – 6 tháng nữa răng mới phục hình hoàn thiện trên Implant.

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật ghép xương cấy ghép Implant

Bất kỳ phương pháp hay kỹ thuật nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng, đối với kỹ thuật ghép xương cấy ghép Implant cũng như vậy:

Ưu điểm

Kỹ thuật ghép xương cấy ghép Implant sẽ giúp:

  • Những người bị mất răng lâu năm và bị tiêu xương nhanh chóng lấy lại khả năng trồng răng Implant.
  • Việc ghép xương sẽ giúp trụ Titanium bám chắc chắn vào xương hàm hơn.
  • Hỗ trợ tái tạo lại xương hàm, giúp bảo tồn xương hàm và răng thật.
  • Phòng ngừa tình trạng tiêu xương hàm.
  • Giúp giữ sự tươi trẻ trên khuôn mặt.

Nhược điểm

Quá trình ghép xương cấy ghép Implant có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Dễ khiến cho tình trạng tiêu xương sau khi cấy, xương rất lâu cứng và bị rời rạc, không có độ kết dính cao làm chậm quá trình lành lại của vết thương.
  • Vùng nướu tại vị trí xương được cấy vào thường không đạt được màu đỏ hồng giống như nướu thật. Ngược lại, nó còn dễ dàng chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc thâm rất mất thẩm mỹ.
  • Mặc dù có độ tương thích sinh học cao nhưng đối với kỹ thuật cấy ghép xương nhân tạo lại có tính chất lý học không giống như xương thật nên độ cứng của nó khá thấp.

Quy trình thực hiện ghép xương hàm

Trước 2 tuần thực hiện ghép xương cấy ghép Implant, bạn tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào. Ngoài ra, nếu mắc các bệnh lý về răng miệng thì bắt buộc phải điều trị dứt điểm trước khi phẫu thuật.

Quy trình ghép xương hàm diễn ra như sau:

  • Bước 1: Thăm khám, kiểm tra sức khỏe

Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện chụp CT 3D hàm nhằm xác định tình trạng xương hàm, từ đó sẽ đưa ra phác đồ thực hiện phù hợp.

  • Bước 2: Vệ sinh sát khuẩn và tiến hành gây tê

Để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng thì người bệnh sẽ được y tá vệ sinh sát khuẩn và gây tê tại vị trí ghép xương để giảm đau đớn.

  • Bước 3: Ghép xương

    Liệu ghép xương cấy ghép Implant có đau không?
    Quy trình ghép xương cấy ghép Implant chỉ diễn ra khoảng 15 phút

Ở bước này, bác sĩ sẽ mở một vạt niêm mạc để lộ vùng xương cần ghép. Sau đó, dùng mũi khoan để khoan vào phần vỏ xương, cho bột xương vào vị trí bị khuyết xương. Cuối cùng là đặt lớp màng che bộ xương và cố định chắc chắn lại.

  • Bước 4: Hoàn thành

Thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc cẩn thận, đảm bảo yếu tố vô khuẩn trong suốt quá trình phẫu thuật và kết thúc. Thông thường, quy trình ghép xương cấy ghép Implant thường diễn ra khá nhanh, khoảng 10 – 15 phút.

  • Bước 5: Kiểm tra sức khỏe

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được chườm đá lạnh phía ngoài hàm để giảm đau, trở về phòng nghỉ ngơi tại giường và được theo dõi thân nhiệt, mức độ cầm máu.

Nếu tất cả đều bình thường thì bác sĩ sẽ hướng dẫn đầy đủ chi tiết các cách chăm có vết mổ tại nhà hiệu quả, kê đơn thuốc giảm đau với liều vừa đủ.

Thông thường, 4 – 6 tháng là thời gian hoàn thiện cho một ca Implant có ghép xương, thời gian này lâu hơn so với những ca Implant không ghép xương.

Ghép xương hàm cấy ghép Implant có đau không?

Bất kỳ vết thương nào trên cơ thể dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến chúng ta đau đớn. Đối với phẫu thuật ghép xương hàm cấy ghép Implant cũng gây ra đau đớn, tuy nhiên chỉ sau khi hết thuốc tê bạn mới cảm thấy đau âm ỉ, tình trạng này kéo dài khoảng vài ngày sẽ tự khỏi.

Nếu cảm thấy đau nhiều thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt đau đớn. Đồng thời, kết hợp áp dụng các mẹo giảm đau như chườm đá, khăn lạnh…bên ngoài để đẩy lùi cảm giác khó chịu nhanh hơn.

Liệu ghép xương cấy ghép Implant có đau không?
Ghép xương cấy ghép Implant sẽ gây đau nhức sau khi hết thuốc tê, vì vậy bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng sinh cho bạn

Vì vậy, có thể nói rằng ghép xương hàm cấy ghép Implant có đau hay không và mức độ đau như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lần phẫu thuật ghép xương, công nghệ ghép, kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ hoặc đơn giản là tùy thuộc vào tâm lý và cơ địa của từng người.

Một số điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật ghép xương cấy ghép Implant

Sau khi thực hiện phẫu thuật ghép xương cấy ghép Implant, các chuyên gia sẽ căn dặn bạn kỹ càng về những điều sau đây nhằm đảm bảo hiệu quả cuối cùng sau phẫu thuật có kết quả cao nhất.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh từ 7 – 10 ngày theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tuân thủ giữ gìn vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn tại vị trí vừa phẫu thuật để tránh làm viêm nhiễm.
  • Bàn chải đánh răng phải là bàn chải lông mềm, tránh chải vào vùng răng vừa phẫu thuật vì lúc này hàm chưa đủ độ chắc chắn, vẫn còn dễ bị tổn thương.
  • Không được dùng lưỡi hay bất kỳ vật dụng cứng nào tác động vào nơi vừa thực hiện ghép xương.
  • Hạn chế khạc nhổ, hắt xì hay ho.
  • Hạn chế vận động hay làm việc quá sức.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá trong ít nhất 3 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật phải thật lành mạnh, tránh những loại thực phẩm hay thức ăn cứng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất. Chỉ nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Liệu ghép xương cấy ghép Implant có đau không?
Thường xuyên súc miệng bằng nước súc sinh lý để vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm vị trí mổ ghép xương

Lưu ý, nếu xuất hiện những biểu hiện bất ổn sau phẫu thuật hãy thông báo cho bác sĩ để được khắc phục kịp thời:

  • Chỗ ghép xương bị chảy máu liên tục không ngừng.
  • Vùng ghép xương bị nhiễm trùng

Cập nhật chi phí ghép xương cấy ghép Implant mới nhất 2020

Trước khi tiến hành ghép xương, bác sĩ sẽ thực hiện bổ sung vật liệu xương vào vị trí bị tiêu xương hàm với mục đích tăng thể tích xương. Do đó, chi phí ghép xương cấy ghép Implant còn phụ thuộc vào loại vật liệu xương là gì, phương pháp thực hiện, số lượng răng cần ghép xương…

Hiện nay có rất nhiều vật liệu ghép xương khác nhau. Tùy theo từng trường hợp có mức độ nặng nhẹ khác nhau và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại vật liệu nào.

  • Đối với trường hợp tiêu xương mức độ nhẹ (mất răng khoảng 3 tháng) thường sẽ được bổ sung bột xương vào ổ răng.
  • Đối với trường hợp tiêu xương mức độ nặng sẽ được chỉ định thực hiện ghép xương tự thân hoặc xương nhân tạo. Thông thường chi phí ghép xương răng tự thân thường cao hơn so với phương pháp ghép xương nhân tạo hay sử dụng bột xương.
Liệu ghép xương cấy ghép Implant có đau không?
Tùy vào loại vật liệu xương, kỹ thuật thực hiện, thể trạng sức khỏe, mật độ xương hàm…mà chi phí ghép xương hàm sẽ khác nhau.

Chi phí trung bình cho một lần ghép xương dao động trung bình trong khoảng 2.000.000 – 5.000.000đ/đơn vị xương. Tùy thuộc vào các yếu tố loại vật liệu, mật độ xương hàm, kỹ thuật sử dụng…mà mức giá sẽ khác nhau.

Thông thường, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó là phương pháp ghép xương tự thân. Nó có khả năng tương thích cao, dễ tích hợp vào ổ răng cùng trụ Implant hơn và còn không bị đào thải.

Hiện nay, kỹ thuật ghép xương cấy ghép Implant là phương pháp phổ biến và đạt được nhiều hiệu quả trong việc điều trị nha khoa, giúp phục hình và cải thiện răng đã mất. Từ đó, giúp lấy lại nụ cười tươi, tự tin và khỏe mạnh cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến và sự tư vấn từ bác sĩ để tiến hành theo quy trình từng bước an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Niềng răng mắc cài sứ: Ưu điểm và chi phí thực hiện

Niềng răng mắc cài sứ (niềng sứ) là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là mắc cài có màu sắc tương...

Niềng răng mắc cài mặt trong: Ưu nhược điểm và chi phí

Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi) là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn vào mặt trong của răng...

Niềng răng mắc cài kim loại có tốt không? Giá bao nhiêu?

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống mắc cài được từ hợp kim niken - titanium để điều chỉnh răng về vị...

Liệu niềng răng một hàm có hiệu quả không?

Niềng răng 1 hàm có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay, niềng răng đang là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng chọn lựa để làm đẹp cho hàm răng của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng...

Những điều cần biết về phương pháp niềng răng

Niềng răng là gì? Có đau không? Quy trình và lưu ý

Tình trạng răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, vẩu, hô…đều là những vấn đề chẳng ai muốn xảy ra với bản thân. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin...

So sánh bọc răng sứ và dán sứ veneer

Bọc răng sứ và dán sứ Veneer cái nào tốt hơn?

Hiện nay, bọc răng sứ và dán sứ Veneer đang là hai phương pháp phục hình và thẩm mỹ răng phổ biến. Cả hai phương pháp đều giúp đem đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn