Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt

Phát triển chiều cao của trẻ được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm. Một số người cho rằng, nó tùy thuộc vào yếu tố di truyền từ bố mẹ là chủ yếu. Vấn đề này có thể đúng nhưng không hoàn toàn vì trên thực tế nó vẫn còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Có 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt, đó là thời điểm nào? Mời bạn tìm câu trả lời ngay trong bài viết này.

Tại sao cần phải nắm bắt “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao ở trẻ

Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng chiều cao của trẻ là tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố duy truyền. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cho rằng, vấn đề này chỉ chiếm khoảng 20% đến sự phát triển chiều cao. Bởi lẽ nó phụ thuộc gần 80% vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, quá trình vận động và môi trường sống. Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ luôn diễn ra liên tục từ giai đoạn bào thai cho đến khi hết độ tuổi dậy thì.

Tại sao cần phải nắm bắt "giai đoạn vàng" phát triển chiều cao ở trẻ
Nên nắm bắt “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học hơn nhằm cải thiện tầm vóc cho con trẻ.

Ở trẻ sơ sinh, phần sụn sẽ được hình thành và chính nó sẽ phát triển cùng với sự lớn lên của trẻ và tạo thành xương. Đây được gọi là tiến trình cốt hóa. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khả năng dài ra của xương là tùy thuộc rất nhiều vào sự phân bào ở phần sụn hay còn được gọi là các điểm cốt hóa của xương. Còn xương phát triển rộng, to ra đó chính là nhờ vào sự phân chia của các tế bào màng xương.

Đây chính là một trong những yếu tố then chốt để bạn có thể điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ để cải thiện nền tảng xương vững chắc cho trẻ. Theo đó, khi trẻ lớn lên, chiều cao phát triển không phải nhờ vào sự dài ra trên toàn bộ xương mà là sự tăng trưởng chủ yếu ở 2 đầu xương, nhất là đầu xương ở gần gối, gần khớp vai, gần cổ tay. Điều này diễn ra chủ yếu trong thời thơ ấu nên cần có những tác động nhằm hỗ trợ cho yếu tố này diễn ra tốt hơn.

Do đó, có thể thấy rằng sự phát triển của xương khớp là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không phải là do di truyền từ bố mẹ. Tốt nhất bạn nên nắm bắt “giai đoạn vàng” phát triển xương cũng như chiều cao ở trẻ. Điều này giúp bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt một cách khoa học hơn nhằm cải thiện tầm vóc cho con trẻ.

3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt

Theo các bác sĩ cho rằng, sự phát triển chiều cao của trẻ có 3 giai đoạn chính. Đây đều là những thời điểm mà bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của trẻ để có thể giúp trẻ sở hữu một chiều cao vượt trội trong tương lai.

Cụ thể, 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt bao gồm:

1. Giai đoạn bào thai

Như đã nói, sự tăng trưởng về chiều cao của trẻ thường diễn ra từ giai đoạn bào thai cho đến khi trưởng thành. Và cũng chính thời điểm trong bụng mẹ chính là mấu chốt quan trọng để có thể cải thiện tầm vóc của trẻ. Theo đó, giai đoạn thai kỳ bước vào tháng thứ 4 chính là khi hệ thống xương khớp của trẻ bắt đầu hình thành và có sự phát triển nhanh chóng.

3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt
Sự tăng trưởng về chiều cao của trẻ thường diễn ra từ giai đoạn bào thai cho đến khi trưởng thành.

Lúc này, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và nhất là canxi để trẻ có thể hình thành một cấu trúc xương khớp vững chắc, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển chiều cao ngày càng thuận lợi hơn. Lúc này, bạn nên chú ý cung cấp canxi từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo đầy đủ nhu cầu thiết yếu cho trẻ chào đời với hệ thống xương khớp chắc khỏe.

Theo thông tin của Bộ Y tế cho rằng, khi mẹ bầu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ thì cân nặng sẽ tăng đúng chuẩn từ 10 – 12kg. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ cũng sẽ đạt chiều cao chuẩn là > 50cm.

2. Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi

Giai đoạn đầu đời chính là lúc cơ thể trẻ phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Và chiều cao cũng là một trong những yếu tố có thể nhận thấy rõ nhất. Nếu bạn đã bỏ lỡ giai đoạn bào thai thì khi không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé phát triển thì có thể tận dụng thời điểm này.

3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt
Giai đoạn đầu đời chính là lúc cơ thể trẻ phát triển một cách mạnh mẽ nhất và chiều cao cũng là một trong những yếu tố có thể nhận thấy rõ nhất.

Những chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ giúp nuôi dưỡng trẻ tốt hơn và có thể hỗ trợ tăng cao thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm/năm trong năm tiếp theo. Theo đó, con số tối thiểu để trẻ có thể phát triển chiều cao trong thời gian này là 35cm.

Trong đó việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời luôn được Bộ Y tế khuyến cáo. Bởi lẽ, đây là một nguồn dinh dưỡng quý giá mà không có bất kỳ thực phẩm nào có thể thay thế, kể cả khi trẻ có dùng các loại sữa công thức tốt đến đâu. Đồng thời, trong một số nghiên cứu cho rằng, chính thành phần trong sữa non sẽ giúp cho cơ thể trẻ được cung cấp vi chất tốt nhất để phát triển cơ thể, trong đó có hệ thống xương khớp.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn sơ sinh việc tiêm phòng đúng thời điểm cũng có thể giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp như sụt cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương,…

3. Giai đoạn tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì chính là giai đoạn mà chiều cao của trẻ phát triển rõ ràng nhất so với những giai đoạn trên. Thời gian này thường bắt đầu vào độ tuổi từ 9 – 11 tuổi đối với nữ và từ 11 – 13 tuổi đối với nam. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu có những biểu hiện thay đổi tâm sinh lý mạnh mẽ.

3 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên nắm bắt
Tuổi dậy thì chính là giai đoạn mà chiều cao của trẻ phát triển rõ ràng nhất trong những giai đoạn trước.

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời gian này, não bộ sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên, tuyến yên nhận nhiệm vụ tiết hormone tăng trưởng cùng với đó hormone nội tiết (FSH, LH) để điều hòa nội tiết của cơ thể là estrogen và testosterone. Cả 2 hormone này chính là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến quá trình thay đổi về vóc dáng và chiều cao của trẻ.

Lúc này, hormone phải làm việc nhiều hơn để có thể đáp ứng được sự tăng trưởng của trẻ. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung vi chất cần thiết, sinh hoạt hợp lý trong thời gian này chính là một trong những việc làm cần thiết để cải thiện chiều cao cho trẻ. Nếu đảm bảo tốt, chiều cao của trẻ có thể tăng từ 8 – 12cm mỗi năm, cho đến năm 20 tuổi sẽ dừng lại.

Những sai lầm làm bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

Trong giai đoạn phát triển của trẻ, nếu chiều cao không không được cải thiện nhiều như các bạn đồng trang lứa thì đó có thể là do bạn đã mắc phải những sai lầm khiến cho thời gian vàng phát triển chiều cao của trẻ bị bị bỏ lỡ. Thông thường, nguyên nhân là do:

  • Sai lầm trong việc nuôi con: Cung cấp chất dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển qua chế độ ăn uống hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Theo đó, việc ăn quá nhiều chất béo, bột đường nhưng lại không cung cấp đủ vitamin cũng như canxi chính là nguyên nhân dẫn đến xương khớp kém phát triển. Vì thế mà chiều cao của trẻ thường chậm phát triển hơn.
  • Lười vận động, ngủ muộn: Trẻ em trong thời buổi hiện nay thường không muốn vận động nhiều, hầu hết trẻ đều có xu hướng thích ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính thay vì việc chơi thể thao, chạy xe đạp hay tham gia các hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, ngủ muộn cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ kém phát triển chiều cao nhưng cha mẹ thì quá bận rộn không có thời gian nhắc nhở, từ đó khiến cho sức ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Không chú trọng dinh dưỡng khi mang thai: Việc đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai là vô cùng cần thiết, nó không chỉ có tác động trực tiếp đến sự phát triển về tinh thần, thể chất của trẻ mà còn có ảnh hưởng đến cả người mẹ. Việc cung cấp không đủ chất trong giai đoạn thai kỳ, nhất là canxi không những khiến cho chiều cao của trẻ phát triển chậm mà còn là khiến cho nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp ở người mẹ tăng cao.
  • Môi trường sống: Khi xã hội ngày càng phát triển với quá trình công nghiệp hóa, nhiều nhà máy được xây dựng ngày càng nhiều mang theo những hệ lụy về ô nhiễm không khí, tiếng ồn, các loại dịch bệnh,…Đây cũng chính là những yếu tố gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến cho sự phát triển chiều cao cũng gặp khó khăn nhiều hơn.

Làm gì tốt cho trẻ trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao

Ngoài việc nắm bắt được thời điểm vàng cho sự phát triển về thể chất của trẻ thì bạn cũng nên đảm bảo thực hiện những việc làm nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tầm vóc của trẻ.

Làm gì tốt cho trẻ trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao
Ngoài việc nắm bắt được thời điểm vàng cho sự phát triển về thể chất của trẻ thì bạn cũng nên đảm bảo thực hiện những việc làm nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tầm vóc của trẻ.

Cụ thể khi bước vào giai đoạn vàng phát triển chiều cao thì bạn đảm bảo các vấn đề sau đây để trẻ có thể đạt tới một chiều cao mơ ước:

1. Bổ sung dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về chiều cao của trẻ. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng nó chiếm đến 32% đến dự phát triển của hệ thống xương khớp. Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết vào các giai đoạn kể trên để đảm bảo tầm vóc của trẻ đạt chuẩn.

Theo đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học bao gồm nguồn thức ăn đa dạng trong những bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại sữa hỗ trợ tăng trưởng chiều cao ở trẻ qua các thành phần như canxi, phốt pho, magiê, vitamin D3, vitamin K,…

2. Sinh hoạt có giờ giấc, ngủ đúng giờ

Như đã liệt kê trong những việc làm có thể bỏ  lỡ đi thời gian quan trọng để phát  triển chiều cao của trẻ thì việc đảm bảo giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Đối với những trẻ sơ sinh, ngủ chính là thời điểm giúp cho cơ thể trẻ phát triển và hoàn thiện các chức năng, hệ thống xương khớp cũng vì đó mà chịu ảnh hưởng không ít.

Vì vậy, nếu tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ xuất hiện thì bạn nên tìm cách để có thể khắc phục nhanh chóng cho trẻ để đảm bảo trẻ có một sức khỏe tốt hơn. Mặc khác, với cuộc sống ngày nay, nhiều gia đình thường có thói quen thức khuya, điều này cũng gây ảnh hưởng cho những trẻ đang trong giai đoạn dậy thì. Theo đó, việc tốt nhất bạn cần làm chính là nhắc nhở trẻ ngủ trước 22 giờ đêm để các hormone tăng trưởng được làm việc tốt hơn.

3. Lựa chọn những môn thể thao phù hợp

Quá trình vận động cũng có tác động nhiều đến xương khớp ở trẻ. Và theo các nghiên cứu đã cho thấy rằng luyện tập thể dục chiếm 20% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vì vậy, ngoài thời gian học tập, bạn có thể cho con tham gia những môn thể thao vào buổi chiều hoặc vào những ngày cuối tuần để giúp cho xương khớp được tác động nhiều hơn.

Làm gì tốt cho trẻ trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao
Quá trình vận động cũng có tác động nhiều đến xương khớp ở trẻ và theo các nghiên cứu đã cho thấy rằng luyện tập thể dục chiếm 20% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ

Tùy theo điều kiện gia đình, năng lực và sở thích của trẻ mà bạn nên chọn những môn thể thao phù hợp như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây,… Đây không những là những môn thể thao giúp trẻ tăng trưởng chiều cao một cách vượt trội mà còn giúp trẻ giải tỏa được những mệt mỏi và căng thẳng sau một ngày học tập.

4. Cải thiện tinh thần của trẻ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Linkoping ở Thụy Điển đã tiến hành một thử nghiệm và cho thấy rằng quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ còn phụ thuộc vào yếu tố tinh thần rất nhiều. Theo đó, tình trạng stress ở trẻ em khiến cho căng thẳng kéo dài đã khiến cho hệ miễn dịch bị ảnh hưởng trầm trọng.

Đó là chưa kể đến rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp khiến cho quá trình phát triển chiều cao ở trẻ bị gián đoạn. Tình trạng này còn gây ra một số nguy hại đến hệ thần kinh ở trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý đến con trẻ nhiều hơn đế kịp thời xử lý trước khi nó chuyển biến nguy hiểm hơn. Đồng thời, nên đảm bảo giữa thời gian học và thư giãn điều độ, tránh gây áp lực về học tập lên con cái.

Có thể nói rằng, tăng trưởng chiều cao ở trẻ là một quá trình dài. Việc nắm bắt được thời gian vàng để cải thiện tầm vóc cho trẻ vẫn chưa đủ, nó đòi hỏi bạn phải đảm bảo cả việc bổ sung dinh dưỡng thế nào, cho trẻ vận động ra sau và cần tránh những việc làm sai lầm nào. Tất cả những vấn đề này điều đã được giải đáp trên đây, hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Cùng chuyên mục

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Để sữa về nhiều, mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú

20+ Loại thực phẩm lợi sữa mẹ sau sinh nên bổ sung

Sau sinh, mối bận tâm hàng đầu của các mẹ là làm sao có đủ sữa cho con bú, không chỉ phải đủ sữa mà còn phải giàu dưỡng chất,...

Có nên dùng máy hút sữa hay không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Có nên dùng máy hút sữa? Loại nào tốt và an toàn nhất?

Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng máy hút sữa hay cho bú sữa mẹ hoàn toàn, mua máy hút sữa liệu có thực sự cần thiết...

Chườm nóng là cách trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt được nhiều mẹ áp dụng

Mách mẹ 5 cách trị tắc tia sữa tại nhà đơn giản hiệu quả

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh nhất là trong 2 tháng đầu vì lúc này cơ thể mẹ vẫn chưa điều tiết được...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là do phôi thai đang trong quá trình làm tổ nhưng cũng có thể liên quan đến việc tiền sản...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn