Hậu quả khôn lường của bệnh trầm cảm bạn nên biết
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực cuộc sống, công việc, gia đình hoặc những cú sốc quá lớn gây ảnh hưởng đến tâm lý. Bệnh tim, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, giảm ham muốn, tự sát,…là một trong những hậu quả của bệnh trầm cảm khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.
Trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm là sự biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi của con người, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi và rối loạn của não bộ gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Bệnh lý này có liên quan đến tâm thần học, triệu chứng đặc trưng và biểu hiện rõ nét nhất của trầm cảm đó chính là sự rối loạn của khí sắc, người bệnh luôn có biểu cảm u buồn, thiếu sức sống.
Thông thường, căn bệnh này sẽ dễ gặp hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, theo thống kế, số người tự sát do trầm cảm lại xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Căn bệnh này không phân biệt bất kì tuổi tác nào, kể cả các bé sơ sinh, thanh thiếu niên, người trưởng thành hoặc những người cao tuổi đều có khả năng gặp phải chứng bệnh này.
Bệnh trầm cảm khiến cho con người luôn cảm thấy buồn rầu, mệt mỏi, không có niềm tin vào cuộc sống, luôn cảm thấy cô đơn và không muốn giao tiếp với bất cứ ai. Hiện nay, theo thống kê của tổ chức Y tế Thế Giới thì đã có hơn 850.000 trường hợp tự tử xuất phát từ căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, nếu người bệnh và những người thân xung quanh có thể phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục tinh thần, sức khỏe, hạn chế tối đa các hậu quả khôn lường.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu và thống kê trên các bệnh nhân thì có một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Yếu tố di truyền: Nhiều người khá bỡ ngỡ vì biết được căn bệnh trầm cảm có thể bị di truyền. Theo nhận định của một số nghiên cứu tại Mỹ cho biết rằng. ADN cũng là một trong các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng bị trầm cảm. Đối với những gia đình có người thân hoặc ba mẹ đã và đang mắc căn bệnh này sẽ con cái sẽ có khả năng cao bị trầm cảm.
- Căng thẳng, áp lực kéo dài: Công việc, gia đình, con cái, kinh tế, tình yêu,…nếu xảy ra bất kì mâu thuẫn hoặc biến cố nặng nề, khiến cho đối tượng bị căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh trầm cảm.
- Thay đổi nội tiết tố: Đối với phụ nữ việc thay đổi nội tiết tố, nhất là thời kì đang mang thai hoặc sau sinh sẽ rất dễ bị trầm cảm nếu không được quan tâm hoặc chịu nhiều áp lực từ gia đình, con cái.
- Lạm dụng thuốc, chất kích thích: Những đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc rượu bia, thuốc lá, ma túy sẽ có nguy cơ cao bị mắc trầm cảm.
- Thiếu dinh dưỡng, mất ngủ thường xuyên: Khi con người không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như việc mất ngủ xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho não bộ bị tác động và nhiều trường hợp dẫn đến trầm cảm.
Các triệu chứng của người bệnh trầm cảm
Những đối tượng bị trầm cảm thường sẽ xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:
- Khí sắc buồn bã: Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy buồn rầu, mặt luôn ủ rũ, không có sức sống, mắt lúc nào cũng u buồn, đơn điệu,…
- Khó tập trung: Cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái lừ đừ, khó có thể tập trung vào bất kì công việc gì, kể cả những việc mình đã từng yêu thích và hứng thú. Điều này sẽ làm cho nâng suất làm việc bị sa sút, giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.
- Chán ăn: Người bệnh sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân khó kiểm soát.
- Rối loạn giấc ngủ: Những đối tượng bị trầm cảm sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không được sâu giấc, dù buồn ngủ nhưng vẫn rất khó để ngủ hoặc có trường hợp thức trắng nhiều đêm liền.
- Tự cô lập: Bệnh nhân sẽ tự cô lập bản thân, ngại tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả những người thân trong gia đình.
- Dễ tức giận: Thường xuyên cảm thấy khó chịu, tức giận, dễ nổi cáu với bất kì sự viện nào đang xảy ra xung quanh, hoặc bực tức không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy tội lỗi: Người bệnh sẽ có cảm giác tội lỗi, tự nhận thấy bản thân vô dụng, mất dần niềm tin vào cuộc sống và tương lai.
- Nghĩ đến cái chết: Hầu hết những bệnh nhân bị trầm cảm đều sẽ có suy nghĩ về cái chết, tùy vào mức độ bệnh mà ý định tự sát càng mạnh mẽ hơn.
Hậu quả khôn lường của bệnh trầm cảm bạn nên biết
Trầm cảm là căn bệnh không còn xa lạ đối với cuộc sống hiện nay. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nhiều nguy cơ cướp đi cả tính mạng của bệnh nhân. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm ở những giai đoạn nhẹ như trầm cảm cấp độ 1, và 2 sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường như bệnh tim, hệ miễn dịch suy giảm, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, đau lưng, đau đầu, rối loạn tuần hoàn máu, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, tự sát.
1. Bệnh tim
Khi cơ thể rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi, buồn rầu quá lâu sẽ khiến cho cơ tim dễ gặp phải tình trạng bị viêm do thiếu hụt oxi, nhiều trường hợp có thể dẫn đến những cơn đâu tim. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân trầm cảm ở mức độ nặng nhiều nguy cơ thể thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí là tử vong. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nền tảng mắc bệnh tim khi gặp phải chứng trầm cảm càng sẽ có nguy cơ bị tử vong cao hơn.
2. Mất dần cảm giác ngon miệng
Đối với những bệnh nhân bị trầm cảm khi chịu nhiều áp lực và căng thẳng kéo dài sẽ hình thành 2 xu hướng ăn uống trái ngược nhau. Có người sẽ ăn rất nhiều nhưng cũng có người không thèm ăn và hầu như có thể nhịn ăn. Khi cơ thể bị thay đổi thói quen sinh hoạt và trạng thái buồn bã kéo dàu sẽ gây ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và làm cho khẩu vị, sự thèm ăn của bệnh nhân bị biến đổi thất thường. Vì thế, những người trầm cảm thường có xu hướng sụt cân hoặc tăng cân nhanh chóng.
3. Hệ miễn dịch bị suy yếu
Tình trạng trầm cảm kéo dài và không có biện pháp ngăn chặn, điều trị kịp thời sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh dần bị suy giảm, hệ miễn dịch cũng giảm đi sức mạnh làm cho bệnh nhân dễ gặp phải các chứng bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Khi các hormone gây stress càn được sản sinh và phát triển, dần tồn đọng lại bên trong cơ thể trong thời gian kéo dài làm cho hệ miễn dịch của người bệnh cũng dần mất đi khả năng bảo vệ.
4. Đau lưng và đau đầu
Mặc dù căn bệnh trầm cảm không trực tiếp gây nên tình trạng đau đầu và đau lưng nhưng khi cơ thể bị tăng cân, giảm cân, thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, lười vận động trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh dễ gặp phải triệu chứng này. Vì hầu hết những đối tượng bị trầm cảm luôn tự cô lập mình, lười vận động, không muốn tiếp xúc nhiều với ánh sáng nên khiến cho cơ thể bị suy nhược.
5. Cảm thấy mệt mỏi
Đa phần những người mắc bệnh trầm cảm nhẹ hay nặng đều sẽ xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, triệu chứng này sẽ tăng dần theo cấp độ bệnh của mỗi bệnh nhân. Đặc biệt là loại trầm cảm theo mùa – đây là dạng bệnh chỉ xuất hiện vào một thời điểm trong năm, chủ yếu là vào mùa đông. Khi người bệnh mắc phải chứng trầm cảm này sẽ xuất hiện nhanh các dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, suy giảm năng lượng dần khiến cho cơ thể bị suy giảm sức lực.
6. Thường xuyên mất ngủ
Khi cảm giác chán nản, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ làm cho người bệnh phải thường xuyên suy nghĩ, tâm trí không được ổn định dẫn đến tình trạng mất ngủ triền miên. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái rất buồn ngủ nhưng không thể nào ngủ sâu giấc, giấc ngủ dễ bị gián đoạn hoặc cả đêm tỉnh táo, không ngủ được. Khi hiện tượng này xuất hiện liên tục và kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe và tinh thần bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
7. Biến động trong áp lực máu
Khi cơ thể rơi vào trạng thái chán nản, căng thẳng kéo dài sẽ sản sinh ra các loại hormone gây stress điển hình như epinephrine hay cortisol làm ảnh hưởng và tác động lên nhịp tim, huyết áp của người bệnh, từ đó khiến cho động mạch bị suy yếu dần. Lâu ngày sẽ làm cho các mảng bám hình thành bên trong động mạch, làm cho lưu lượng máu bị cản trở gây nên các cơn đột quỵ và đau tim.
8. Suy giảm ham muốn
Những đối tượng bị trầm cảm kéo dài và không tiến hành điều trị sẽ dần gây nên những hậu quả khôn lường, một trong số đó là sự suy giảm về đời sông tình dục, mất dần ham muốn. Đối với nam giới sẽ rất khó khăn trong việc quan hệ, thường xuất hiện các tình trạng như không xuất tinh, xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương. Còn đối với nữ giới sẽ thiếu dịch bôi trơn, quan hệ không được thăng hoa.
9. Ý nghĩ tự sát
Một trong những hậu quả đáng sợ và nguy hiểm nhất của căn bệnh trầm cảm đó chính là hành vi muốn tự sát để giải thoát cho bản thân. Những đối tượng bị trầm cảm luôn bị thôi thúc bởi cái chết. Không những có ý định muốn kết liễu đời mình mà họ còn có ý định muốn sát hại người khác, nhất là những người thân xung quanh. Do đó, việc theo dõi và tìm ra phương pháp để điều trị căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Phát hiện bệnh sớm sẽ giảm thiểu tối đa các hậu quả của bệnh trầm cảm có thể gây ra.
Phòng tránh bệnh trầm cảm thế nào?
Để không gặp phải những hậu quả khôn lượng của bệnh trầm cảm, bạn đọc nên thiết lập cho mình một cuộc sống lành mạnh, căng bằng như:
- Thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao. Bạn nên lựa chọn một số môn thể dục như chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền, nhảy dây,…để tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại các bệnh lý mà còn giúp cho tinh thần được minh mẩn và thoải mái hơn.
- Học cách lên kế hoạch, sắp xếp thời gian làm việc, thư giãn của bản thân để tránh căng thẳng, áp lực quá mức.
- Chủ động giao tiếp, chia sẻ với những người xung quanh để giải tỏa những khúc mức, mâu thuẫn trong suy nghĩ, tránh cảm giác tiêu cực.
- Nên tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng ban ngày, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm theo mùa.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các thực phẩm bổ dưỡng.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, tốt nhất là ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ để sức khỏe được ổn định, tinh thần được thoải mái và dễ chịu.
Bệnh trầm cảm có thể gây ra rất nhiều các hậu quả khôn lường khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả tính mạng. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp cho bệnh nhân được nhanh chóng hồi phục, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị
- Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
- Trầm cảm khi mang thai: Dấu hiệu và cách điều trị an toàn
- 10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!