Hay bị đau mũi là bệnh gì? Cách nhận biết
Nội Dung Bài Viết
Hay bị đau mũi là dấu hiệu của những vấn đề khác nhau ở mũi, nguyên nhân có thể do bệnh, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Người bệnh cần theo dõi những biểu hiện đi kèm để can thiệp sớm, bởi bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở mũi đều ảnh hưởng đến hô hấp nếu không điều trị kịp thời.
Hay bị đau mũi là bệnh gì?
Nếu như bạn hay bị đau mũi, trước tiên hãy xác định rõ điều này có phải là do ngoại lực tác động đến vùng mũi trước đó hay không. Một số trường hợp đau mũi do nhiễm trùng, xảy ra khi bạn có phẫu thuật thẩm mỹ, hoặc can thiệp nội soi trước đó. Thông thường tình trạng đau mũi là biểu hiện của các vấn đề sau:
Viêm xoang
Viêm xoang mũi gây ra những cơn đau mũi đặc trưng. Đây là bệnh lý dùng để chỉ triệu chứng phù nề niêm mạc của hốc xoang mặt khiến hệ thống lưu thông máu bị tắc nghẽn, dịch mủ ứ đọng và gây viêm nhiễm tại vị trí này. Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, viêm mũi kéo dài, hoặc polyp mũi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên viêm xoang mũi.
Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm xoang là tình trạng người bệnh hắt hơi, sổ mũi, đau mũi, nhức đầu. Các biểu hiện này tương tự như tình trạng cúm thông thường. Ở tình trạng cấp tính, người bệnh có thể bị nghẹt mũi và chảy nước mũi, phần dịch tiết trong nước mũi có thể là dịch trong hoặc màu vàng xanh.
Khi viêm xoang nặng, xoang mũi viêm và luôn có dịch, lượng dịch này có thể tràn xuống cổ. Cảm giác vướng víu khó chịu khiến người bệnh khạc nhổ, xì mũi liên tục khiến hốc mũi đau đớn nghiêm trọng. Chỉ hít thở nhẹ thôi cũng cảm nhận đau nhói rát, tình trạng đau nhức lan rộng đến vùng trán và nửa mặt. Viêm xoang cũng làm giảm khả năng cảm nhận mùi, ảnh hưởng đến vị giác, khứu giác khiến bệnh nhân ăn uống kém ngon miệng.
Viêm mũi cấp tính
Viêm mũi cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến mà bạn có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh thuộc nhóm viêm nhiễm đường hô hấp trên, tuy không nguy hiểm nhưng người bệnh hay bị đau mũi, sổ mũi khó chịu. Triệu chứng viêm mũi có thể xuất hiện độc lập hoặc tái phát kèm theo những đợt nhiễm trùng cấp tính khác.
Bệnh viêm mũi cấp tính tiến triển thành mãn tính nếu triệu chứng tái phát nhiều lần trong năm. Trong đó các yếu tố xúc tác chủ yếu là điều kiện thời tiết, khói bụi, virus, vi khuẩn hay nấm xâm nhập xâm nhập vào niêm mạc mũi. Trong trường hợp người bệnh bị viêm họng, viêm amidan, VA hay cảm cúm,… tình trạng viêm mũi cũng có thể xảy ra do các vấn đề về tai – mũi – họng thường liên quan đến nhau.
Một số ít trường hợp viêm mũi cấp tính do thói quen lạm dụng thuốc nhỏ mũi hay xịt mũi trong thời gian dài. Điều này khiến lớp mạc mũi bị xơ hóa và xung huyết, phù nề gây đau nhức mũi.
Triệu chứng viêm mũi cấp tính cơ bản gồm: đau mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, toàn thân uể oải, đau đầu, chán ăn… Những triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn như ngạt mũi, đau đầu, viêm họng,.. xảy ra vào ban đêm hay khi thời tiết chuyển lạnh.
Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra những cơn đau và ngứa mũi, sau đó là hắt hơi liên tục, chảy nước mũi… Viêm mũi dị ứng được xếp vào nhóm bệnh dị ứng, khi lớp niêm mạc mũi phản ứng thái quá với những tác nhân gây dị ứng như không khí ẩm, lạnh, lông chó mèo, phấn hoa, lông tơ…
Khi niêm mạc mũi mắc phải các kích ứng này, người bệnh sẽ cảm nhận cơn khó chịu ở mũi. Kèm theo đó, người bệnh có thể bị sưng đỏ mắt, chảy nước mắt hoặc viêm họng, ngứa ngáy… Việc hắt hơi liên tục là nguyên nhân khiến bạn hay bị đau mũi. Tuy nhiên mỗi đợt phát bệnh chỉ diễn ra trong vài phút, người bệnh chỉ cần hạn chế tiếp xúc với các xúc tác trên và dùng thuốc xịt mũi là có thể cải thiện bệnh.
Tổn thương mũi
Đau mũi do tổn thương mũi khi bạn bị té hoặc va phải vật cứng vào mặt. Nếu bạn bị tổn thương mũi thì cơn đau mũi có thể xuất hiện trong thời gian ngắn, kèm theo tình trạng mũi sưng tấy, bầm tím. Nếu như có xuất huyết xảy ra bên trong, khi xì mũi mạnh sẽ có các cục máu khô trong nước mũi.
Biểu hiện bên ngoài là những triệu chứng sưng nề và thâm tím quanh vùng mũi. Người bệnh cảm thấy đau nhức bên trong khoang mũi, chạm vào có thể không thấy đau do phát sinh tổn thương từ trong. Nếu như bạn nhận thấy khó thở, mất khứu giác thì nên đến bác sĩ thăm khám để được chụp X-quang chẩn đoán mức độ tổn thương.
Cấu trúc mũi có vấn đề
Trường hợp cấu trúc mũi của bạn có bất thường bẩm sính sẽ không gây ra các cơn đau hay nguy hiểm nghiêm trọng. Nhưng khi mũi bạn có vách ngăn, trong mũi có khối u hoặc mụn nhọt sẽ gây ra các cơn đau nhức ở hốc mũi. Chúng khiến cho niêm mạc mũi sưng to và gây đau nhức, nếu chạm vào bạn sẽ thấy cơn đau nghiêm trọng hơn.
Việc nổi mụn nhọt, mụn ở hốc mũi, sống mũi tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây đau nhức trong vài ngày. Bạn cần tránh chọc ngoáy mũi thường xuyên vì điều này có thể dẫn đến những tổn thương, nhiễm trùng ảnh hưởng đến hô hấp.
Polyp mũi
Thường hay bị đau mũi cũng là một dấu hiệu chứng chứng polyp mũi. Polyp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, polyp là một dạng u lành tính thường gặp ở xoang mũi. Bản chất của polyp mũi thực ra không phải là khối u nguy hiểm mà là tình trạng thoái hoá cục bộ tổ chức đệm của niêm mạc mũi hay xoang.
Polyp mũi không đáng lo lại nếu kích thước của chúng nhỏ, tuy nhiên với polyp có kích thước lớn, chúng có thể chèn ép đường hô hấp và làm tắc mũi. Những triệu chứng của tình trạng polyp mũi bao gồm: đau nhức ở hốc mũi, xoang mũi, nghẹt mũi kéo dài, thường xuyên sổ mũi và chảy máu cam, khứu giác và vị giác giảm, đau nhức mặt hoặc nhức đầu….
Cách xử lý đối với các bệnh lý ở mũi thường gặp
Nếu bạn nhận thấy mình thường bị đau mũi, kèm theo bất kỳ triệu chứng nào ảnh hưởng đến hô hấp thì cần nghi ngờ khả năng mắc các bệnh lý trên. Nếu như không được can thiệp sớm, dù bệnh lý có không nghiêm trọng nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến đường thở và phát sinh biến chứng. Đặc biệt là nguy cơ viêm xoang mũi, ung thư mũi có thể tiến triển xấu nếu các khối u không được loại bỏ sớm.
Khi gặp phải những bất thường ở mũi, người bệnh nên chú ý đến các phương pháp xử lý như sau:
Sớm thăm khám
Người bệnh nên chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà, khi triệu chứng đau nhức mũi không cải thiện thì nên thăm khám sớm. Được chẩn đoán kịp thời chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp quá trình điều trị thành công, ngay cả đối với những căn bệnh mãn tính.
Điều trị bệnh lý về mũi đơn giản hơn khi triệu chứng còn ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không cần can thiệp ngoại khoa. Nếu như bạn bị viêm xoang nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng kỳ vọng thì bắt buộc phải thực hiện nội soi chữa viêm xoang mũi. Điều này có thể phát sinh những ảnh hưởng đến sức khỏe bạn trong tương lai.
Do triệu chứng đau mũi và các dấu hiệu đi kèm rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Do đó bạn không nên chủ quan. Điển hình nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy tình trạng nghẹt mũi, khó thở, chảy dịch mũi, hơi thở có mùi bất thường.
Can thiệp bằng thuốc
Các triệu chứng đặc trưng như viêm mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi,… có thể được điều trị bằng những loại thuốc đặc trị cho hệ hô hấp. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, dựa trên phác đồ điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh viêm mũi hay viêm xoang cấp tính, cụ thể gồm:
- Thuốc Corticosteroid: Hiệu quả chính là khắc phục triệu chứng sưng viêm ở niêm mạc mũi xoang. Trong đó những loại được dùng trong y tế gồm có thuốc Beconase AQ, Qnasl, Rhinocort, Flnomasone,…
- Thuốc thông mũi: Dưới dạng thuốc xịt mũi giúp làm khai thông đường thở, từ đó giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, giảm khứu giác, khó thở gây ra. Tuy nhiên một số tác dụng phục của nhóm thuốc này khiến các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng trong thời gian dài.
- Thuốc kháng Histamine: Tác dụng tăng cường đề kháng và chống viêm nhiễm trong cơ thể. Thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề như viêm mũi dị ứng.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng tái phát hoặc bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính phát sinh biến chứng.
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)
Được thực hiện nếu bệnh có ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Phẫu thuật giúp giải quyết các vấn đề mà thuốc điều trị không đáp ứng được. Cụ thể phương pháp phẫu thuật xoang mũi được áp dụng cho bệnh nhân có các khối polyp lớn trong xoang mũi và viêm xoang do các vấn đề về cấu trúc mũi.
Thông thường viêm mũi cấp hay viêm mũi dị ứng không được điều trị bằng phẫu thuật. Trong trường hợp người bệnh bị ung thư mũi thì phương pháp xạ trị sẽ đáp ứng hiệu quả. Bằng cách này, các tia bức xạ được chiếu trực tiếp vào trong mũi xoang để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Thực hiện chăm sóc tại nhà
Trường hợp bạn hay bị đau mũi do các triệu chứng viêm mũi thông thường có thể điều trị tại nhà trong thời gian đầu. Bằng cách nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ và làm cải thiện triệu chứng. Nếu bạn có sức đề kháng khỏe mạnh, cơ chế phòng bệnh của cơ thể sẽ tự vận hành giúp bạn phòng bệnh. Khi điều trị tại nhà, người bệnh nên lưu ý một số khuyến nghị dưới đây:
- Mỗi ngày 1 – 2 lần, bạn nên làm sạch mũi bằng dung dịch nước muối loãng.
- Tránh để mũi bị khô, tăng cường độ ẩm trong không khí ở mức 55 – 65% để hạn chế tình trạng khô rát và kích ứng mũi xoang gây đau mũi.
- Bạn nên hạn chế đến nơi đông người, hoặc khi tiếp xúc với những người bị cảm cúm, cảm lạnh, hoặc mắc phải bệnh nhiễm trùng hô hấp nói chung.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là mũi khi thời tiết chuyển lạnh hay giao mùa. Khi đi ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang cẩn thận để phòng bụi và vi khuẩn.
- Nếu bạn bị nghẹt mũi, kê gối cao và nâng cao đầu khi ngủ để dịch trong xoang mũi được thoát ra dễ dàng hơn, từ đó làm giảm tắc nghẽn.
- Bạn cần tránh đến những nơi có không khí ô nhiễm, không hút thuốc lá hay hít khói thuốc lá nói chung.
- Hạn chế những yếu tố làm tăng nguy cơ kích ứng trong không gian sống, đặc biệt là những dị nguyên được xác định gây dị ứng đối với bạn trước đó.
- Vệ sinh nhà ở, không gian sống và vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để ngăn chặn mạt bụi hay nấm mốc tồn tại.
Nên khám bệnh về Mũi ở bệnh viện nào?
Bệnh về mũi có thể gây ảnh hưởng đến Tai và Họng của bạn, do các cơ quan này liên kết với nhau qua hệ thống ống thông. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh liên quan đến Tai – Mũi – Họng, bạn có thể thăm khám tại các cơ sở uy tín sau:
Khám bệnh về Mũi tại TP HCM
Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM
- Địa chỉ: 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, Tp.HCM
- Thời gian: Thứ 2 – Thứ 6, 7h00 – 16h30 (khám thường + khám BHYT). Thứ 2 – Thứ 6, 5h30 – 19h00 và Thứ 7 – Chủ nhật, 7h00 – 17h00 (khám dịch vụ + khám ngoài giờ)
Bệnh viện Tai Mũi Họng là cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám và chữa bệnh chuyên sâu về Tai Mũi Họng. Đây là bệnh viện chuyên khoa uy tín nhất tại TP.HCM. Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM được trang bị hệ thống trang thiết bị tiêu chuẩn và hiện đại, đảm bảo khả năng khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến Tai Mũi Họng, tuyến giáp, bướu cổ…
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM còn có các dịch vụ như phẫu thuật nội soi xoang mũi, đo thính lực, nội soi ống mềm, cắt amidan bằng các phương pháp hiện đại (Coblator, dao Plasma), CT-scan, sinh thiết tế bào,…
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh
- Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, phường 12, Quận 10, Tp.HCM
- SĐT: 028 3863 1272
- Thời gian: Thứ 2 – Chủ Nhật (chiều Chủ Nhật và ngày Lễ nghỉ) từ 7h00 – 11h30 và 13h30 – 17h00
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh thuộc tuyến bệnh viện tư nhân nhưng chất lượng khám chữa bệnh tại đây đã được khẳng định bởi đa số bệnh nhân. Đây là tuyến bệnh viện tư đa khoa lâu đời với chuyên môn giỏi. Bệnh viện Vạn Hạnh có 135 giường bệnh, đội ngũ y bác sĩ năng lực và tâm huyết, cùng hệ thống máy móc được trang bị đầy đủ phục vụ nhu cầu đa dạng của bệnh nhân.
Người bệnh gặp các vấn đề về mũi khá tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Vạn Hạnh. Chuyên khoa khám chữa các bệnh lý Tai Mũi Họng trẻ em và người lớn bằng phương pháp điều trị ngoại khoa và nội khoa.
Bệnh viện Nhân Dân 115
- Cổng 1: 88 Thành Thái (520 Nguyễn Tri Phương cũ), phường 12, quận 10, TPHCM
- Cổng 2: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, quận 10, TP HCM
- Thời gian từ thứ Hai – thứ Sáu: 7h – 12h và 13h – 16H. Thứ Bảy từ 7h30 – 16h30. Chủ nhật từ 7h30 – 11h30
Bệnh viện Nhân Dân 115 là một trong những bệnh viện đa khoa hạng I tại TP HCM. Bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng là thế mạnh, với chất lượng điều trị nổi tiếng trên địa bàn thành phố và các tỉnh phía Nam. Người bệnh khám và điều trị bệnh tại đây sẽ được phục vụ bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị khám và chữa bệnh tiên tiến.
Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện ĐH Y dược TP HCM
- Địa chỉ: 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM (liên hệ Khoa Tai Mũi Họng)
- Thời gian: Thứ Hai đến thứ Sáu: từ 6h30 – 16h30 – Thứ Bảy: từ 6h30 – 12h – Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM là cơ sở y tế nổi trội với chất lượng khám chữa bệnh hàng đầu tại TP HCM. Gần đây khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện ĐH Y dược đã bổ sung thêm các thiết bị và mở rộng cơ sở hạ tầng khang trang để phục vụ bệnh nhân. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trong đó chuyên khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm ca điều trị các vấn đề viêm mũi, viêm xoang, phẫu thuật cắt polyp mũi,… Đây được xem là một trong những địa chỉ khám bệnh về mũi uy tín tại TP HCM bạn có thể tìm đến.
Khám bệnh về Mũi tại Hà Nội
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
- Địa chỉ: Số 78 – Đường Giải Phóng – P. Phương Mai – Q.Đống Đa – Hà Nội
- Hotline: 024 3868 6050
- Thời gian: Từ thứ 2 – Thứ 6: 7:00 – 16:30 và Thứ 7, Chủ Nhật: 7:30 – 16:00
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương là cơ sở y tế có quy mô lớn và chất lượng điều trị đứng đầu tại khu vực Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị các vấn đề liên quan đến Tai Mũi Họng, Ung bướu, chữa bệnh Mũi xoang, khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Chẩn đoán hình ảnh… được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương khám và điều trị hàng ngàn trường hợp bệnh nhân tại địa bàn Hà Nội và khu vực phía Bắc.
Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng
- Địa chỉ: Số 1 – Tôn Thất Tùng – Trung Tự – Đống Đa – Hà Nội
- Hotline: 0982.873.112
- Thời gian: Thứ 2 – Thứ 6: 6:00 – 16:30, Thứ 7: 6:30 – 12:00, Chủ Nhật: 7:30 – 12:00
Nếu bạn hay bị đau mũi và gặp một số khó khăn trong hô hấp có thể tìm đến khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Đại học Y Hà Nội để được chẩn đoán. Cơ sở vật chất hiện đại tại bệnh viện hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác, sau đó bệnh nhân sẽ được hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện tiếp nhận điều trị các vấn đề như viêm xoang, viêm mũi mãn tính, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm họng hạt, điếc, viêm tai giữa…
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
- Địa chỉ: Số 40- Tràng Thi- P. Hàng Bông – Q. Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Hotline: (024) 38.253.531
- Website: www.benhvienvietduc.org
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 7 giờ – 16 giờ. Thứ 7 & Chủ Nhật: Chỉ tiếp nhận cấp cứu
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện hạng đặc biệt, đây cũng là nơi được Bộ Y Tế tin tưởng giao cho trọng trách đào tạo cán bộ y tế hỗ trợ đất nước. Thế mạnh của bệnh viện Việt Đức là điều trị các vấn đề liên quan đến tai mũi họng bằng phẫu thuật ngoại khoa. Đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện đã nghiên cứu nhiều phương pháp điều trị mới liên quan đến tai mũi họng cũng như các bệnh lý khác và triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Tai Mũi Họng
- Địa chỉ: 78 – Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa- Hà Nội
- Hotline: 024 3869 3731
- Website: bachmai.gov.vn
- Thời gian: Thứ 2 – Thứ 7: 6:30 đến 16:00. Cấp cứu: Trực 24/24
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến trung ương có quy mô lớn nhất Hà Nội, đây cũng là địa chỉ khám chữa bệnh của người bệnh thuộc các tỉnh lân cận phía Bắc. Bệnh viện Bạch Mai triển khai ứng dụng các kỹ thuật cao vào trong công tác điều trị bệnh tai mũi họng. Cụ thể là phẫu thuật mũi xoang bằng phương pháp nội soi, vi phẫu thanh quản, sử dụng công nghệ laser…
Một số bệnh lý khiến bạn hay bị đau mũi kể trên cần được thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Người bệnh nên tìm đến những chuyên khoa Tai Mũi Họng trực thuộc tuyến bệnh viện lớn uy tín để nhận được hỗ trợ điều trị đúng hướng của bác sĩ.
Con bị đau mũi từ khi giúp bố xúc cát