Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

Hẹp môn vị ở trẻ có nguy hiểm không? Nhận biết và điều trị thế nào?

Hẹp môn vị ở trẻ em là bệnh lý liên quan đến đến đường tiêu hoá, làm mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Tuy bệnh lý này không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng có thể khiến cho trẻ chậm phát triển nếu không sớm điều trị.

Tìm hiểu về bệnh hẹp môn vị ở trẻ em

Môn vị là bộ phận tiếp nối giữa cuống dạ dày và hành tá tràng. Cơ quan này tương tự như một van cơ bắp giúp giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi thức ăn sẵn sàng di chuyển xuống ruột non để tiếp tục quá trình tiêu hoá.

Hẹp môn vị ở trẻ
Hẹp môn vị là bệnh lý xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

Hẹp môn vị còn được gọi là tắc nghẽn môn vị, đây là tình trạng thức ăn từ dạ dày không thể xuống được ruột non hoặc xuống rất hạn chế. Khi bị hẹp môn vị thì các cơ quan của môn vị bị phù lớn và dày lên khiến cho lượng thức ăn ở cả dạng lỏng và dạng đặc đều không thể từ dạ dày đi xuống ruột non được.

Bên cạnh đó, tình trạng hẹp môn vị còn có thể khiến cho dạ dày bị giãn to làm cho dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ vẫn không thể lưu thông hết. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi hiếm khi mắc bệnh và hơn nữa bệnh cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành.

Nguyên nhân gây hẹp môn vị ở trẻ

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây ra hẹp môn vị ở trẻ. Thế nhưng cũng có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn môn vị như sau:

  • Di truyền: Nếu người mẹ có tiền sử mắc bệnh hẹp môn vị thì bé trai sẽ có đến 20% và bé gái có khoảng 10% nguy cơ có thể sẽ mắc phải tình trạng này.
  • Giới tính: Hẹp môn vị có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở bé trai nhiều hơn các bé gái.
  • Sinh non: Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc bệnh hẹp môn vị nhiều hơn so với những trẻ sinh đủ tháng.
  • Chủng tộc: Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở những người da trắng có nguồn gốc Bắc Âu và ít gặp hơn ở người châu Á hoặc người Mỹ gốc Phi.
  • Hút thuốc khi mang thai: Trong khói thuốc lá có chứa các thành phần độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ, trong đó có hẹp môn vị.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Trẻ sơ sinh khi dùng kháng sinh sớm thì trẻ sẽ có nguy cơ bị hẹp môn vị cao hơn. Không những vậy, trẻ cũng có thể mắc phải bệnh lý này nếu người mẹ sử dụng thuốc kháng sinh ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Đối với người trưởng thành nếu mắc phải bệnh hẹp môn vị thì nguyên nhân có thể là do viêm loét dạ dày tá tràng, loét bờ cong nhỏ dạ dày. Bởi các cơ quan này nằm gần môn vị, do đó khi tổ chức của tá tràng đã bị xơ hoá sẽ khiến cho môn vị bị tổn thương và thu hẹp lại.

Triệu chứng nhận biết bệnh hẹp môn vị ở trẻ

Bệnh hẹp môn vị ở trẻ có dấu hiệu xuất hiện trong khoảng thời gian từ 3 – 5 tuần sau khi sinh. Các dấu hiệu này sẽ thường được biểu hiện như sau:

1. Nôn sau khi bú

Do thành môn vị này dày lên khiến cho sữa không thể di chuyển xuống tới ruột non, dẫn đến tình trạng gây ứ đọng sữa tại dạ dày và trẻ bị nôn mửa sau khi bú. Khi mới xuất hiện, tình trạng nôn mửa thường nhẹ nhưng dần dần sẽ trở nên nghiêm trọng khi thành môn vị càng dày hơn.

Khi trẻ nôn mửa, sữa bị nôn ra thường có mùi khó chịu do có hoà lẫn cùng axit dạ dày. Nhưng nếu ở trường hợp nặng thì dịch nôn có thể kèm theo máu.

Hẹp môn vị ở trẻ
Nôn sau khi bú là dấu hiệu cảnh báo của bệnh hẹp môn vị ở trẻ

2. Phân có dấu hiệu bất thường

Trẻ bị hẹp môn vị có thể sẽ bài tiết lượng phân ít hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do lượng thức ăn không thể di chuyển xuống tá tràng.

Bên cạnh đó, nếu thành môn vị có sự thay đổi bất thường sẽ khiến cho hoạt động của hệ tiêu hoá bị mất cân bằng. Khi đó, tại thời điểm này trẻ có thể sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy.

3. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất của hẹp môn vị. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng là do lượng thức ăn không được tiêu hoá gây ra các triệu chứng khó chịu trong dạ dày và tạo ra những cơn đau. Và khi đó, trẻ thường có xu hướng quấy khóc mỗi khi cơn đau xuất hiện.

4. Không tăng cân hoặc bị giảm cân

Không giống như người trưởng thành, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có xu hướng tăng cân rất nhanh. Ngược lại, trẻ bị hẹp môn vị thường có xu hướng yếu ớt, có thể không tăng cân hoặc bị sụt cân nhanh chóng.

Bên cạnh đó, tình trạng nôn mửa thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị mất nước, cơ thể trở nên mệt mỏi và là da nhăn hơn bình thường.

5. Co thắt dạ dày

Bạn có thể sẽ nhận thấy được các cơn co thắt giống như sóng gợn trên bụng của trẻ ngay sau khi bú và trước khi nôn. Tình trạng này xảy ra là do lượng thức ăn khi bị ứ đọng sẽ khiến cho thành dạ dày bị co thắt dữ dội để đẩy thức ăn qua của môn vị.

6. Cơn đói dai dẳng

Trẻ bị hẹp môn vị thường luôn cảm thấy đói mặc dù mới ăn no. Do đó, bé thường muốn bú sữa mẹ ngay sau khi nôn.

Hẹp môn vị ở trẻ có nguy hiểm không?

Đối với trẻ bị hẹp môn vị nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất nước: Thông thường, trẻ bị hẹp môn vị là tình trạng bị mất cân bằng chất điện giải ở trẻ. Nguyên nhân là do mỗi khi tới bữa ăn, trẻ thường bị nôn trớ khiến cho cơ thể bé bị mất nước và gây ra tình trạng mệt mỏi.
  • Kích ứng dạ dày: Triệu chứng nôn nhiều quá mức có thể khiến cho dạ dày của trẻ bị kích ứng và có nguy cơ chảy máu nhẹ hay còn gọi là xuất huyết dạ dày.
  • Vàng da: Biến chứng này tương đối hiếm khi xảy ra, nhưng nếu gan tiết ra một chất bilirubin sẽ có thể gây tích tụ và làm biến đổi màu da và mắt thành màu vàng.
  • Biến chứng khác: Hẹp môn vị sẽ khiến cho trẻ không muốn đi đại tiện, nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ có nguy cơ dẫn đến táo bón gây khó khăn mỗi khi đại tiện. Hơn nữa còn khiến cho trẻ có nguy cơ mắc các bệnh khác như đau dạ dày, bệnh trĩ.

Chẩn đoán hẹp môn vị ở trẻ

Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như trên thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám. Để xác định chính xác bệnh lý mà trẻ đang mắc phải, các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để phục vụ cho quá trình chẩn đoán, cụ thể:

  • Siêu âm: Chẩn đoán bằng siêu âm hình ảnh sẽ giúp cho bác sĩ dễ dàng quan sát các dấu hiệu bất thường ở môn vị. Để đảm bảo hình ảnh thu được rõ nét nhất có thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ không được ăn trước khi thực hiện siêu âm chẩn đoán.
  • Xét nghiệm máu: Hẹp môn vị sẽ khiến cho trẻ bị mất nước. Chính vì vậy mà bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhi thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ của các thành phần điện giải trong cơ thể.
  • Xác định khối u ở bụng: Trẻ bị hẹp môn vị sẽ có khối u nhỏ, cứng với kích thước nhỏ bằng quả ô liu.

Điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ nhỏ

Thông qua việc thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán, bệnh nhi bị mắc bệnh hẹp môn vi sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp như sau:

  • Điều trị nội khoa: Phương pháp này sẽ được điều trị bằng cách bác sĩ sẽ truyền dịch và chất điện giải vào cơ thẻ để nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhi còn được chỉ định dùng thuốc kháng tiết, thuốc điều trị viêm loét nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
  • Phẫu thuật mở cơ môn vị: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhi thực hiện ca phẫu thuật mở cơ môn vị để cắt phần cơ bị phù và dày ra khỏi cơ thể. Sau ca phẫu thuật thì khoảng 6 – 8 tiếng, trẻ có thể ăn uống bình thường.
  • Nội soi: Phương pháp này sẽ được bác sĩ thực hiện bằng cách đặt một ống có gắn bong bóng ở đầu vào dạ dày để thông qua đường miệng. Và sau đó bơm quả bong bóng ấy lên nhằm kéo dãn cơ môn vị để cho môn vị nở ra.
Hẹp môn vị ở trẻ
Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng phổ biến và giúp mang lại kết quả điều trị nhanh chóng

Bên cạnh các trường hợp trên thì phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay là tiến hành phẫu thuật. Bởi vì  phương pháp điều trị này sẽ mang lại kết quả nhanh chóng, giúp ngăn chặn được nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhi sẽ được lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Bệnh nhi sẽ phải rửa sạch dạ dày để hút dịch dạ dày.
  • Truyền huyết thanh ngọt giúp cung cấp năng lượng cho trẻ.
  • Truyền dịch điện giải để bù lại lượng dịch cơ thể đã mất.
  • Truyền máu và bổ sung thêm đạm nếu cần.

Những vấn đề lưu ý sau điều trị hẹp môn vị ở trẻ

Sau quá trình điều trị tại bệnh viện, phụ huynh cần lưu tâm theo dõi quá trình phục hồi của trẻ bằng cách:

  • Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bạn nên đặt một túi ấm lên vết mổ.
  • Liên lạc ngay cho bác sĩ nếu thấy vết mổ có dấu hiệu bị sưng tấy, đỏ, chảy máu hoặc trẻ vẫn còn nôn mửa, sụt cân, cơ thể mệt mỏi và không đi đại tiện trong một vài ngày liên tiếp.
  • Đến tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khoẻ và diễn tiến của bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh hẹp môn vị ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không đưa ra bất kỳ lời khuyên nào thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường thì phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám để có phác đồ điều trị cho phù hợp.

Cùng chuyên mục

Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý mạn tính có thể làm tổn thương nghiêm trọng ở đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, thậm chí gây...

Mẹo dùng chuối xanh chữa đau dạ dày khá tốt bạn nên thử

Cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh có tác dụng kích thích sản sinh dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc và phục hồi ổ viêm loét. Tuy nhiên, hiệu...

Hoa, lá và quả đu đủ đều có công dụng chữa đau dạ dày khá tốt

Lá, hoa và quả đu đủ đều có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm, chống loét nên thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày và tăng...

Những điều cần biết khi bị nhiễm vi khuẩn hp khi mang thai

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai mẹ bầu nên cẩn trọng

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai là một trong những căn bệnh rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng...

Bị xuất huyết dạ dày có nên uống sữa không? Uống loại nào tốt?

Chế độ dinh dưỡng đối với những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Vậy bị xuất huyết...

ProCumin chữa đau dạ dày có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

ProCumin là sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các vấn đề ở dạ dày, đường ruột và phục hồi sức khỏe. Sản phẩm chứa thành phần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn