Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Hướng dẫn hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đúng cách

Ở lứa tuổi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra các vấn đề về đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do đờm hoặc các chất nhầy chứa trong các khoang đường thở gây nghẹt. Vì vậy mà việc hút mũi cho trẻ sơ sinh là phương pháp giúp khai thông đường thở và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Vì sao cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, do hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện dẫn tới sức đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Hướng dẫn hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đúng cách
Hút mũi cho trẻ sơ sinh là một giải pháp hữu ích hiện nay mà các bậc cha mẹ thường hay áp dụng

Việc trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp là do có đờm, chất nhầy hoặc dị vật mắc ở khoang đường thở gây nghẹt mũi. Chất đờm xuất hiện chủ yếu ngay tại cuống phổi, xoang mũi, cây phế quản,… khiến cho đường thở bị tắc nghẽn và lưu thông kém. Khi đó, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó thở, thở khò khè hoặc đôi khi nước mũi chảy nhiều.

Nếu không sớm lấy dịch đờm ra khỏi khoang đường thở sẽ khiến cho dịch đờm tích tụ gây tắc nghẽn đường hô hấp, khi đó trẻ sẽ trở nên khó thở và có nguy cơ gây ra tình trạng suy hô hấp. Vì vậy mà việc hút đờm cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết nhằm giúp cho đường thở trở nên thông thoáng hơn.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi sẽ không biết cách tự xì mũi hoặc khạc đờm ra ngoài. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải hút mũi cho trẻ bằng cách sử dụng một số dụng cụ để hút chất nhầy ra ngoài. Trong một số trường hợp, cha mẹ cần phải hút đờm cho trẻ khi:

  • Trẻ sơ sinh còn nhỏ bị nghẹt mũi nhưng không có khả năng tự xì mũi hoặc khạc đờm.
  • Trẻ trong tình trạng sốt cao, co giật có biểu hiện khó thở.
  • Trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến hô hấp như: Ho có đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên,…
  • Hút mũi cho trẻ khi có chỉ từ bác sĩ.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh thì cần phải có sự hỗ trợ của các dụng cụ thì mới có thể lấy được đờm ra ngoài. Đối với những trẻ lớn hơn thì cha mẹ chỉ cần hướng dẫn cho trẻ cách khạc đờm và xì mũi ra ngoài. Vì vậy, việc dùng dụng cụ để hút mũi cho trẻ lớn hơn chỉ thực hiện khi trẻ bị co giật hoặc hôn mê.

Dụng cụ hỗ trợ hút mũi ở trẻ sơ sinh

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ sử dụng máy hút đờm cho bệnh nhân bị viêm mũi hoặc bị viêm phế quản. Tuy nhiên, do áp lực hút của máy ổn định và khá mạnh nên có thể gây ra tình trạng xuất huyết niêm mạc sau khi hút đờm. Cách tốt nhất khi sử dụng máy hút đờm cho trẻ cần phải có sự giám sát của các nhân viên y tế để đảm bảo an toàn.

Các bậc cha mẹ cũng có thể thực hiện việc hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi ngay tại nhà, nhưng thao tác này cần phải được thực hiện khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ có thể sử dụng ống bơm, dụng cụ hình chữ U,… để hút mũi cho trẻ.

Tuy nhiên, việc hút mũi cho trẻ sơ sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết để khai thông đường thở cho trẻ và tránh lạm dụng quá nhiều. Bởi vì điều này có thể sẽ dẫn tới những tổn thương không mong muốn ở niêm mạc mũi của trẻ.

Hướng dẫn hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đúng cách

Đối với trẻ được chăm sóc tại nhà và bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách hút mũi cho trẻ bằng các dụng cụ chuyên dụng. Hiện nay, dụng cụ được sử dụng phổ biến chủ yếu là ống bơm hoặc dụng cụ hình chữ U.

1. Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

  • Bước 1: Đặt đầu trẻ nằm nghiêng sang một bên rồi nhỏ khoảng 1 – 2 giọt dung dịch nước muối sinh lý đã được pha loãng vào trong mũi để làm loãng chất nhầy. Cố gắng để chất lỏng ở yên trong mũi của trẻ khoảng 10 giây.
  • Bước 2: Chờ từ 2 – 3 phút để cho chất nhầy được hòa loãng. Sau đó, giữ đầu bé thấp hơn chân để cho dung dịch có thể đi sâu vào mũi nhằm giúp cho bé đỡ ngạt mũi và bắt đầu thở dễ dàng hơn. Nếu vẫn còn tình trạng thở khò khè thì cần nhỏ thêm nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Bóp nhẹ ống bơm để đẩy không khí ra ngoài rồi đặt ống bơm trước mũi bé sao cho mũi bị bịt kín bởi ống bơm. Sau đó, nhẹ nhàng thả tay cầm để tạo lực hút chất nhầy ra ngoài.

Lưu ý: Không nên đưa ống bơm vào trong quá sâu vì rất dễ gây tổn thương mũi cho trẻ. Nếu bé cử động mạnh hoặc phản kháng thì cần dừng việc hút lại ngay và có thể thực hiện lại sau đó để tránh gây tổn thương.

Sau khi hút xong một bên mũi thì phải làm sạch lại ống bơm để loại bỏ hết chất nhầy ra khỏi lòng ống và tiếp tục thực hiện với bên còn lại tương tự như thao tác đã hút ở bên kia.

Nếu sau khi hút mà bé vẫn bị nghẹt sau 5 – 10 phút thì hãy lặp lại toàn bộ quá trình hút 1 lần nữa. Cha mẹ có thể hút chất nhầy từ 2 – 3 lần cho đến khi bé hết bị nghẹt mũi và có thể thở một cách dễ dàng.

Hướng dẫn hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đúng cách
Dùng dụng cụ hỗ trợ để hút mũi cho bé

2. Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

  • Bước 1: Đặt đầu vòi lớn vào mũi em bé. Đầu thon của dụng cụ sẽ được nối với một ống hình trụ dài, nơi thu được chất nhầy từ mũi sau khi hút ra.
  • Bước 2: Đặt lên miệng và hút đầu còn lại của dụng cụ. Lượng chất nhầy lấy ra từ còn tùy thuộc vào lực hút của bạn. Vì dụng cụ được thiết kế đặc biệt nên bạn sẽ không phải lo lắng về việc hút phải chất nhầy mũi vào miệng.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành việc hút mũi cho trẻ thì nên vệ sinh lại mũi và dụng cụ bằng nước muối sinh lý, nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn.

Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh

Niêm mạc mũi ở trẻ sơ sinh vẫn còn rất mỏng và rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, trong quá trình thực hiện hút mũi cho trẻ thì cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Các dụng cụ dùng để hút mũi cần được vệ sinh vô trùng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Thao tác vệ sinh mũi cần được thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi dẫn tới chảy máu, sưng đỏ.
  • Hút mũi chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày và cha mẹ không nên hút mũi quá thường xuyên, vì lực hút quá mạnh từ dụng cụ sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi ở trẻ. Do đó, nên rửa mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc khi trẻ đang thức.
  • Không sử dụng dung dịch nước muối liên tiếp trong vòng 4 ngày. Lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho mũi của trẻ bị khô và làm tình trạng viêm mũi trở nên nặng hơn.
  • Cha mẹ tuyệt đối không dùng miệng của mình để hút mũi cho trẻ vì rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị hắt hơi trong khi đang rửa mũi bằng nước muối sinh lý thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi vì, dung dịch vệ sinh vẫn đi vào mũi trẻ và việc hắt hơi sẽ giúp đẩy những chất nhầy còn sót lại ra ngoài. Chỉ khi nào trẻ phản ứng mạnh thì bắt buộc phải dừng việc hút lại để trẻ ổn định hơn.
  • Nếu trong vòng 3 ngày khi hút mũi, trẻ vẫn bị khó thở, ngạt mũi, sổ mũi thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra nhằm có biện pháp điều trị kịp thời.

Như vậy, hút mũi là thao tác khá đơn giản và bạn có thể thực hiện cho trẻ ngay tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bậc cha mẹ không nên tự ý xử lý khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi bắt gặp triệu chứng bất thường cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị bệnh phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

Chiếu đèn điều trị vàng da cho bé khi nào?

Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu? Có ảnh hưởng gì không?

Bé bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Vàng da là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó có...

Đo độ mờ da gáy chi phí bao nhiêu? Bao lâu có kết quả?

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần phải đo độ mờ da gáy để xác định tình trạng thai nhi có mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm...

Bổ sung men vi sinh tiêu hoá cho bé

Hướng dẫn bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa cho trẻ đúng cách

Trên thực tế, nhiều phụ huynh cho rằng men tiêu hoá và men vi sinh có cách dùng tương tự nhau dẫn đến việc sử dụng bừa bãi. Chính việc...

Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì an toàn nhất?

Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì an toàn nhất?

Sau khi sinh, rốn của trẻ sơ sinh là khu vực rất dễ bị nhiễm trùng bởi vết cắt của dây rốn. Vì vậy, việc vệ sinh cuống rốn cho...

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Với giá trị dinh dưỡng cao, sữa là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển toàn...

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất? Đây là thắc mắc của nhiều người, nhất là với những cô nàng lần đầu tiên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn