Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng trong việc điều trị nhiệt miệng mà còn có thể sử dụng được cho các trường hợp như viêm lợi, nứt nẻ môi, niêm mạc vòm miệng, lợi bị kích ứng khi mang răng giả; giảm đau, ngừa triệu chứng tại chỗ cho bé khi mọc răng sữa…

Kamistad Gel N là biệt dược thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng
Kamistad Gel N là biệt dược thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng

Thông tin cần biết về Kamistad Gel N

Kamistad Gel N là biệt dược có chứa dịch chiết hoa cúc và hoạt chất lidocain cùng nhiều thành phần khác. Sản phẩm được sản xuất tại STADA Arzneimittel AG, Đức. Được bào chế dưới dạng gel bôi và được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về răng miệng như nhiệt miệng, viêm lợi, phòng tránh triệu chứng khi mọc răng sữa hoặc răng khôn, mụn nước, nẻ môi do thời tiết lạnh…

1. Thành phần chính

Các thành phần chính của thuốc bao gồm:

  • 20mg Lidocain HCl H2O
  • 185g Dịch chiết hoa cúc
  • 1mg Benzalkonium Cl
  • Tá dược vừa đủ 1g.

Trong đó:

  • Lidocain có tác dụng giảm đau nhanh, gây tê tại chỗ, hiệu quả tốt với các vết loét nhiệt miệng, viêm lợi, nẻ môi…
  • Dịch chiết hoa cúc có tác dụng như một chất kháng khuẩn, diệt khuẩn tự nhiên, có khả năng chống viêm, làm sạch vết loét, tăng cường hệ miễn dịch và giúp niêm mạc nhanh lành hơn.
  • Benzalkonium Chloride có tác dụng sát trùng, bảo quản.

2. Công dụng

Công dụng chính của Kamistad Gel N có thể kể đến như:

  • Điều trị viêm, đau ở môi, miệng, lợi do nhiệt miệng, viêm lợi
  • Có tác dụng trong việc trị nứt, nẻ môi do thời tiết lạnh
  • Có công dụng giảm đau, sát trùng vòm miệng trong phẫu thuật nha khoa
  • Giảm kích ứng, mẫn cảm cho người mang răng giả
  • Phòng tránh các triệu chứng khó chịu khi mọc răng sữa, răng khôn.

Do đó, thuốc thường được các bác sĩ, các chuyên gia y tế chỉ định cho các trường hợp như:

  • Viêm, đau niêm mạc môi, viêm lợi và vòm miệng, nẻ môi, nhiệt miệng
  • Người bị kích ứng hoặc mẫn cảm khi mang răng giả, sử dụng để bôi ở niêm mạc, vòm miệng, lợi
  • Trong các phẫu thuật nha khoa, chỉnh răng…

3. Chống chỉ định

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

4. Tác dụng phụ không mong muốn

Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng như:

  • Nóng rát nhẹ tại vùng bôi thuốc.
  • Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng tại chỗ, hạ huyết áp, nổi mề đay…
  • Tác dụng phụ ít gặp: Khó thở, loạn nhịp, block tim, ngừng tim, truỵ tim mạch, hôn mê, co giật, dị cảm, song thị, hôm mê, suy giảm hoặc ngừng hô hấp, nhìn mờ…

Nếu có triệu chứng bất thường, cần liên hệ với dược sĩ, bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến ngay trung tâm y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Tương tác thuốc

Trong quá trình điều trị và sử dụng, một số tương tác thuốc được tìm thấy như sau:

  • Tương tác với Cimetidin: Gây ức chế quá trình chuyển hoá Lidocain
  • Tương tác với thuốc gây tế dẫn chất amid, thuốc chống loạn nhịp tim: Gây tăng độc tính trên tim.
  • Tương tác với các thuốc chẹn β-Adrenergic: Làm chậm quá trình chuyển hoá và làm tăng nguy cơ ngộ độc Lidocain.

Do đó, để đảm bảo an toàn, tránh tương tác cũng như tác dụng phụ, bạn cần trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc điều trị đang sử dụng để bác sĩ chỉ định, tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp.

Hướng dẫn sử dụng Kamistad Gel N

Mỗi loại thuốc đều có cách sử dụng khác nhau. Kamistad Gel N thuộc nhóm thuốc kháng viêm, khi sử dụng để thuốc phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ và nhà sản xuất. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cũng như tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

1. Liều dùng thuốc Kamistad Gel N

Sản phẩm được bào chế ở dạng Gel bôi, có hàm lượng vừa đủ 1 tuýp. Thuốc được sử dụng ngoài da, theo đường bôi, liều dùng được hướng dẫn như sau:

  • Đối với trường hợp viêm lợi, nhiệt miệng: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 0,5cm thuốc tính từ ống, thoa vào vùng lợi bị sưng đau, vào vị trí vết loét nhiệt miệng.
  • Đối với trường hợp điều trị triệu chứng do rụng răng giả: Dùng 1 lượng nhỏ thuốc bằng hạt đậu, thoa nhẹ nhàng vào vị trí bị đau.
  • Đối với trẻ em: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần sử dụng 0,25cm thuốc lấy ra từ tuýp.
  • Đối với trẻ nhỏ mọc răng sữa: Dùng không quá 3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng khoảng 0,25cm.

2. Hướng dẫn sử dụng

Khi sử dụng Kamistad Gel N, bạn nên:

  • Tuân thủ tuyệt đối các quy định về liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ
  • Chỉ tăng, giảm liều lượng khi có hướng dẫn của bác sĩ dược sĩ
  • Không bôi 1 lượng quá nhiều mỗi lần, điều này không khiến các vết nhiệt miệng nhanh lành mà chỉ gây khó chịu, bí da.
  • Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh khi sử dụng thuốc
  • Tránh sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, nhiều cholesterol…

3. Cách xử lý khi quên liều, quá liều

  • Khi quên liều: Bệnh nhân nên bôi lại thuốc ngay sau khi nhớ ra mình cần bôi thuốc
  • Khi quá liều: Khi nuốt từ 10 – 30ml dung dịch lidocain 4%, có thể gây co giật ở trẻ em; nếu nuốt nhiều hơn 5 – 20mg/kg sẽ gây co giật ở người lớn. Ngoài ra, có thể xuất hiện triệu chứng rét run, co giật, nhìn mờ, khó thờ, buồn nôn.. Nên ngưng thuốc ngay lập tức, gọi cho dược sĩ, bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

4. Lưu ý khi sử dụng

  • Nên dùng đến khi không còn các triệu chứng đau nhức, khó chịu, khi vết loét lành lại
  • Tuyệt đối không được dùng thuốc với liều cao, trong thời gian dài mà chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Kamistad Gel N có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc nếu không được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra như đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp.
  • Thận trọng khi dùng cho người có vết thương hở.
  • Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ an toàn của Kamistad Gel N cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi dùng cho hai đối tượng này.

Giá bán, bảo quản, đánh giá thuốc Kamistad Gel N

1. Điều kiện bảo quản

  • Để xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà
  • Đậy thật chặt nắp sau khi sử dụng
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, không quá 30 độ C
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh ánh sáng trực tiếp.

    Kamistad Gel N được bảo quản ở nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo, thoáng mát
    Kamistad Gel N được bảo quản ở nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo, thoáng mát

2. Đánh giá hiệu quả

Theo các khách hàng sử dụng Kamistad Gel N, sản phẩm có những ưu, nhược điểm sau đây:

  • Ưu điểm: Sản phẩm có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Thuốc mang lại hiệu quả điều trị tốt, có thể làm dịu vết nhiệt miệng, giảm đau, giảm viêm tốt. Nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến khả năng lái xe.
  • Nhược điểm: Chưa có nghiên cứu xác minh thuốc có an toàn cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

3. Giá bán tham khảo

Hiện nay, Kamistad Gel N được bán rộng rãi trên thị trường tại khắp các nhà thuốc. Mức giá của tham khảo của sản phẩm khoảng 40.000 – 55.000 VNĐ/tuýp 10g.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Kamistad Gel N về thành phần, công dụng và cách sử dụng. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, có hướng dẫn cụ thể của dược sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng chuyên mục

Thận trọng khi dùng vitamin PP để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Một trong những yếu tố gây ra nhiệt miệng ở nhiều người chính là do thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B2, vitamin PP, vitamin C... Đây cũng là...

Thuốc nhiệt miệng PV và những thông tin cần biết

Nhiệt Miệng PV: Thành Phần, Cách Sử Dụng, Giá Bán

Nhiệt miệng PV thường được dùng để điều trị tình trạng viêm loét miệng, thanh nhiệt giải độc, giảm nóng trong.  Nắm rõ các thành phần, công dụng, cách dùng...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Nhiệt miệng không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Nhiệt miệng không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ em, kể cả những trẻ dưới 1 tuổi, do nhiều nguyên nhân...

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Nổi nhiệt miệng trong cổ họng (loét áp tơ) là một dạng viêm loét niêm mạc miệng lành tính. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng...

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nổi nhiệt miệng ở lưỡi là một dạng loét áp tơ (nhiệt miệng) thường gặp. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng bệnh lý này khá lành tính...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn