Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau là bị gì? Làm sao khỏi?

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau là dấu hiệu cảnh báo ổ khớp bị tổn thương, hư hại. Tình trạng này thường bắt nguồn do thói quen xấu, chấn thương, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của chứng khô khớp hoặc thoái hóa khớp gối.

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau
Khớp đầu gối kêu lục cục và đau là bị gì?

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau là bị gì?

Khớp đầu gối là một trong những khớp có kích thước lớn, đảm nhiệm chức năng vận động, đi lại và nâng đỡ cơ thể. Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng cấu trúc khớp gối tương đối đơn giản và lỏng lẻo hơn các khớp khác.

Về mặt giải phẫu, khớp gối bao gồm mâm chày, xương bánh chè, xương lồi cầu đùi, các mô sụn bao bọc đầu xương, hệ thống dây chằng chéo và hệ thống dây chằng bên. Trong khi đó các khớp còn lại có cấu tạo phức tạp hơn, ổ khớp cố định, cứng chắc và ít bị tác động.

Do tính chất dễ tổn thương cộng với tần suất vận động và đi lại cao nên khớp gối dễ bị đau nhức, hư hại và thoái hóa. Nếu khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức, có thể cân nhắc các khả năng sau:

1. Chấn thương

Khớp gối là một trong những vị trí khớp dễ bị tổn thương khi làm việc, đi lại, sinh hoạt,… Tác động cơ học có thể khiến dây chằng, mô sụn và các mô mềm bao quanh khớp bị hư hại, viêm sưng và đau nhức.

Thông thường, khớp gối bị đau nhức và kêu lục cục chỉ xảy ra do chấn thương mạnh. Ngoài triệu chứng này, chấn thương còn khiến ổ khớp lỏng lẻo, tê cứng, đau nhức, sưng viêm và bầm tím nặng.

2. Khô khớp gối

Khô khớp gối là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, người cao tuổi và người có thói quen lười vận động. Màng hoạt dịch trong ổ khớp có chức năng tiết dịch nhờn khi cơ thể vận động và đi lại nhằm giảm ma sát lên các đầu xương, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức và tê cứng.

khớp gối kêu lụp cụp
Khớp gối kêu lụp cụp và đau nhức có thể là biểu hiện của chứng khô khớp

Tuy nhiên do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và lười vận động, lượng dịch nhầy trong ổ khớp có thể giảm mạnh gây ra hiện tượng khô khớp. Khô khớp khiến các đầu xương va chạm mạnh khi đi lại dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng viêm và phát ra tiếng “lục cục”.

3. Vận động quá mức

Vận động quá mức (mang vác nặng, đi lại nhiều,…) có thể tăng ma sát ở các đầu xương, từ đó kích thích phản ứng viêm đỏ ở mô mềm, gây đau nhức và phát ra âm thanh lục cục khi đi lại.

Khớp gối kêu lục cục và đau nhức do vận động quá mức thường thuyên giảm sau khi chăm sóc và nghỉ ngơi điều độ. Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, ổ khớp có thể bị tổn thương và thoái hóa trong một thời gian ngắn.

4. Thoái hóa khớp

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi do hệ quả của quá trình lão hóa cộng hưởng với thói quen sinh hoạt, lao động và ăn uống thiếu khoa học.

đầu gối kêu lụp cụp
Thoái hóa khớp gối điển hình bởi tình trạng khớp đau nhức, tê cứng và phát ra âm thanh khi đi lại

Thoái hóa khớp xảy ra khi quá trình tái tạo và sửa chữa mô sụn có tốc độ chậm hơn so với hiện tượng tiêu hủy. Tình trạng này khiến mô sụn bị bào mòn, xơ hóa, nứt rách và giảm chức năng hấp thu lực. Khi mô sụn bị tổn thương, đầu xương có xu hướng ma sát mạnh khi vận động dẫn đến phát sinh cơn đau, khớp đỏ viêm và phát ra âm thanh “lục cục”.

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

đầu gối kêu và đau
Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể khiến xương khớp suy yếu, dễ đau nhức và tổn thương
  • Lạm dụng rượu bia: Ethanol trong rượu bia sau khi được dung nạp sẽ chuyển thành axit acetic. Chất này cạnh tranh khả năng đào thải với axit uric khiến hàm lượng axit trong máu tăng cao. Ngoài ra, cồn có rượu bia còn gây hư hại các mao mạch nuôi dưỡng khớp và giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Vì vậy lạm dụng rượu bia trong thời gian dài có thể khiến ổ khớp khô, đau nhức và phát ra âm thanh khi vận động do thiếu chất nuôi dưỡng.
  • Hút thuốc lá: Độc tố và các chất kích thích trong thuốc lá không chỉ gây hại lên cơ quan hô hấp mà còn là nguyên nhân gián tiếp gây đau nhức và thoái hóa khớp. Nghiên cứu cho thấy, nicotine và độc tố trong khói thuốc gây hư hại các tạo cốt bào (osteoblast), giảm nồng độ testosterone và estrogen, đồng thời làm tăng cortisol khiến xương suy yếu, xốp và dễ đau nhức.
  • Thói quen ít vận động: Thói quen ít vận động là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý xương khớp. Thói quen này khiến ổ khớp giảm tiết dịch nhờn, từ đó làm tăng ma sát và gây đau nhức khi vận động. Tình trạng khô khớp kéo dài có thể khiến khớp đầu gối phát ra âm thanh lục cục khi đi lại, vận động.
  • Thiếu canxi: Canxi là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, giữ chức năng tạo mô xương, duy trì hệ thống xương khớp khỏe mạnh và làm chậm quá trình thoái hóa. Thiếu hụt canxi có thể khiến xương suy yếu, mật độ xương thưa, dễ đau nhức, tê bì và phát ra âm thanh khi đi lại.

Đầu gối đau và kêu lục cục có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau nhức và kêu “lục cục” cho thấy khớp gối bị tổn thương và hư hại nghiêm trọng. Vì vậy, cần tiến hành thăm khám và điều trị tình trạng này trong thời gian sớm nhất.

Nếu chỉ xảy ra do các nguyên nhân thông thường, triệu chứng ở ổ khớp có xu hướng thuyên giảm chỉ sau vài tuần nghỉ ngơi và thay đổi lối sống. Ngược lại trong trường hợp khởi phát do các bệnh xương khớp mãn tính, triệu chứng chỉ được kiểm soát khi can thiệp các biện pháp y tế.

Hầu hết các vấn đề xương khớp đều có tiến triển chậm và hiếm khi đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục, khớp đầu gối có thể bị tổn thương nặng dẫn đến giảm khả năng vận động, hình thành gai xương, tăng nguy cơ nứt, gãy xương và chèn ép các dây thần kinh xung quanh.

Cách khắc phục khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đi lại, vận động, hiệu suất lao động và chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa nếu để tình trạng này kéo dài, tổn thương ở ổ khớp có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng khớp đau nhức và phát ra âm thanh, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Các biện pháp cải thiện tại nhà

Trong trường hợp khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức nhẹ, bạn có thể áp dụng biện pháp không dùng thuốc như:

Đầu gối kêu lục cục và đau
Chườm lạnh từ 10 – 20 phút giúp giảm viêm sưng, đau nhức và tê cứng khớp gối
  • Chườm lạnh/ nóng: Nếu xảy ra do chấn thương, có thể chườm lạnh lên đầu khớp gối từ 10 – 20 phút để giảm viêm và cải thiện tình trạng đau nhức. Trong trường hợp khớp gối không bị viêm, nên chườm ấm để tăng cường tuần hoàn máu, giãn rộng không gian trong ổ khớp, giảm đau và cải thiện tình trạng khớp kêu lục cục khi vận động.
  • Nghỉ ngơi: Vận động quá mức có thể khiến ổ khớp bị kích thích và đau nhức. Vì vậy bạn nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng từ 3 – 5 ngày để phục hồi tổn thương ở khớp gối và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Trong trường hợp cần thiết, có thể mang đai hoặc sử dụng nạng để giảm áp lực lên khớp gối. Ngoài ra, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ còn giúp ổ khớp ổn định và tránh ma sát quá mức khi đi lại.

2. Phương pháp y tế

Nếu nghi ngờ khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức xảy do các bệnh xương khớp mãn tính hoặc do chấn thương mạnh, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau
Nếu khớp đầu gối kêu lục cục và đau kéo dài, nên thăm khám và can thiệp các biện pháp y tế

Sau khi thăm khám lâm sàng và can thiệp các kỹ thuật cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định một số biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID),… để giảm đau trong trường hợp khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức do chấn thương
  • Nếu do thoái hóa khớp, bác sĩ có thể chỉ định NSAID, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như Glucosamine và Chondroitin.
  • Có thể tiêm corticoid, chất nhờn (Acid hyaluronic) hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào ổ khớp nhằm giảm viêm, cải thiện tình trạng khô khớp và phục hồi các mô sụn bị hư tổn.
  • Trong trường hợp dây chằng bị giãn nặng hoặc đứt, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để nối/ thay dây chằng và ổn định lại cấu trúc của khớp gối.
  • Nếu thoái hóa khớp gối đã hình thành gai xương hoặc tổn thương có mức độ nặng, cần phải can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ gai hoặc thay thế mô sụn nhân tạo.
  • Đối với trường hợp thiếu hụt canxi nặng và có nguy cơ loãng xương cao, bác sĩ có thể chỉ định một số dạng viên uống chứa canxi và vitamin D.

Lưu ý: Chỉ áp dụng các phương pháp y tế khi đã tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân khiến khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức.

Lối sống khoa học giúp kiểm soát và phòng ngừa tái phát

Đối với trường hợp khớp đầu gối đau và kêu lục cục do các thói quen xấu, tình trạng này có thể được cải thiện sau khi thay đổi lối sống. Hơn nữa lối sống khoa học còn giúp làm chậm tiến triển của các bệnh xương khớp mãn tính và phòng ngừa cơn đau tái phát.

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau
Mang giày cao gót có thể làm tăng áp lực lên khớp gối gây đau nhức và sưng viêm ổ khớp

Lối sống khoa học giúp kiểm soát và phòng ngừa tình trạng khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức:

  • Thay đổi một số thói quen làm tăng áp lực lên khớp gối như mang giày cao gót, đi lại quá nhiều, vận động mạnh, ngồi xổm, lười vận động,…
  • Ngoài chức năng đi lại, khớp gối còn có vai trò nâng đỡ cơ thể. Do đó nên giảm cân khoa học nếu bị thừa cân – béo phì.
  • Hoạt động thể chất được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh xương khớp. Vì vậy, nên dành 20 – 30 phút/ ngày để tập các bộ môn có cường độ vừa phải như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá, tôm, cua, mực, phô mai, trứng, sữa, quả bơ, hạt bí đỏ, dầu ô liu, hạnh nhân, hạt óc chó, sữa chua,… Ngoài ra cần uống điều độ và đủ chất để duy trì sức khỏe và cải thiện độ dẻo dai của xương khớp.
  • Tránh sử dụng rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh và nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Thận trọng khi tham gia giao thông, làm việc và sinh hoạt nhằm giảm thiểu nguy cơ chấn thương, va đập.
  • Đối với người trên 40 tuổi, nên kiểm tra xương khớp 1 năm/ lần để kịp thời phát hiện bệnh lý tiềm ẩn và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Khớp đầu gối kêu lục cục và đau nhức là dấu hiệu cho thấy ổ khớp bị tổn thương và thoái hóa. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng này kéo dài, bạn nên chủ động thăm khám để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Gai mâm chày khớp gối – Dấu hiệu và cách điều trị

Cùng chuyên mục

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa?

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

Thoái hóa khớp là một bệnh lý không còn xa lạ đối với người cao tuổi. Càng ngày, bệnh càng có xu hướng trẻ hóa gây nên nhiều phiền phức...

Gạo lứt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc

Cách dùng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp ít người biết

Sử dụng gạo lứt rang trị thoái hóa khớp là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị tốt, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh....

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có hiệu quả?

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có hiệu quả?

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong quá trình điều trị khớp gối mang lại những hiệu quả tích cực. Song song với điều trị bằng thuốc Tây,...

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối được sử dụng nhằm cải thiện cơn đau, chống viêm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, một số loại thuốc...

Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối đều gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ ở khớp gối,… Với căn bệnh này, người...

Chữa thoái hóa khớp gối

Chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc Nam hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường diễn ra ở người cao tuổi, khiến cho người bệnh đối mặt với tình trạng đau nhức và khó khăn trong quá...

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Thanh Chung says: Trả lời

    Bài viết hay. Những kiến thức rất bổ ích. Vậy mình cũng đang bị thì có thể thăm khám ở đâu là tốt. Rất cám ơn tác giả!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn