Lá bàng và công dụng chữa đau dạ dày ít ai ngờ
Nội Dung Bài Viết
Song song với các biện pháp y tế, bệnh nhân có thể tận dụng lá bàng để chữa đau dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá bàng sắc uống có tác dụng giảm nóng rát, đau thượng vị, cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi và chướng bụng.
Có nên dùng lá bàng chữa đau dạ dày không?
Đau dạ dày là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra do ăn uống không điều độ, dùng nhiều rượu bia, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, hút thuốc lá, dị ứng thức ăn, lạm dụng thuốc,…
Đối với những trường hợp đau dạ dày có mức độ nhẹ, nhân dân thường tận dụng một số thảo dược tự nhiên như lá mơ lông, lá trầu không, nghệ tươi, gừng, tỏi,… để cải thiện. Trong đó, chữa đau dạ dày bằng lá bàng là một trong những mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian được áp dụng khá phổ biến.
Cây bàng chủ yếu được trồng để làm cảnh và cho bóng mát. Lá và quả của loại cây này hầu như không được sử dụng. Tuy nhiên theo dân gian, lá bàng có nhiều dược tính quan trọng và có khả năng điều trị một số bệnh lý thường gặp như đau dạ dày.
Nghiên cứu dược liệu hiện đại cũng nhận thấy lá bàng chứa nhiều hợp chất thực vật như phytosterol, saponin, tannin và flavonoid. Các hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, và phục hồi vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, lá bàng chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động dạ dày – ruột, hỗ trợ giảm chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và tăng cường hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý, cách chữa đau dạ dày từ lá bàng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng. Hơn nữa, hiệu quả của mẹo chữa này chưa thực sự được công nhận trên cơ sở khoa học và phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng bất cứ mẹo chữa nào. Đồng thời, cần phối hợp với sử dụng thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống và loại trừ các yếu tố tác động xấu đến tiến triển của bệnh.
Hướng dẫn chi tiết cách chữa đau dạ dày bằng lá bàng
Không giống với các loại thảo dược khác, lá bàng chỉ được sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống. Chính vì vậy, cách chữa đau dạ dày từ thảo dược này có các bước thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, cần sử dụng dược liệu theo đúng liều lượng và nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá bàng tươi (nên lựa chọn lá nguyên, xanh, không chọn lá sâu bệnh hoặc lá héo, vàng úa
- 1 lít nước
- Ấm đun
Thực hiện:
- Ngâm rửa lá bàng với nước muối pha loãng trong 15 – 20 phút
- Sau đó rửa lại với nước sạch từ 2 – 3 lần và để ráo
- Cho nguyên liệu vào nồi, đổ 1 lít nước vào và đun sôi
- Chắt lấy nước, vớt bỏ bã và chia thành nhiều lần uống trong ngày
Theo kinh nghiệm dân gian, nên áp dụng mẹo chữa này đều đặn trong 20 – 30 ngày. Sau thời gian này, các triệu chứng như đau dạ dày, ợ hơi, bụng đầy trướng, ợ chua,… có xu hướng thuyên giảm rõ rệt. Hơn nữa, lá bàng còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón và tạo cảm giác ngon miệng.
Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng lá bàng
Chữa đau dạ dày bằng lá bàng có ưu điểm an toàn, thực hiện đơn giản và nguyên liệu dễ tìm. Cách chữa này được ưa chuộng vì có thể tiết kiệm được chi phí và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên trên thực tế, mẹo chữa từ lá bàng vẫn có một số hạn chế nhất định.
Vì vậy khi áp dụng, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Hiệu quả chữa đau dạ dày của lá bàng chưa thực sự được công nhận trên cơ sở khoa học. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp này.
- Cách chữa từ lá bàng và một số loại thảo dược tự nhiên khác đều phụ thuộc vào cơ địa. Vì vậy, một số trường hợp có thể không nhận thấy bất cứ cải thiện nào khi áp dụng. Để tránh trì hoãn quá trình điều trị, bệnh nhân nên chủ động thay đổi phương pháp nếu không nhận thấy cải thiện sau 15 – 20 ngày áp dụng.
- Lá bàng có thể gây dị ứng. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường (nổi mề đay, phát ban, đau bụng, tiêu chảy,…), bệnh nhân nên ngưng thực hiện để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp triệu chứng có mức độ nặng hoặc không thuyên giảm sau 12 giờ, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý.
- Hầu hết các mẹo chữa từ thiên nhiên đều chỉ có tác dụng hỗ trợ. Để điều trị bệnh dứt điểm, bệnh nhân nên kết hợp với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bên cạnh các phương pháp điều trị, cần ăn uống khoa học, tránh thức khuya, căng thẳng và hạn chế sử dụng thuốc giảm đau – chống viêm (corticoid, NSAID) khi không cần thiết.
Hiệu quả chữa đau dạ dày của lá bàng chưa thực sự được công nhận trên cơ sở khoa học. Vì vậy, bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này. Để bệnh tình chuyển biến tốt, cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và dành thời gian nghỉ ngơi, giảm căng thẳng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!