Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Lá dâu tằm có chữa được mất ngủ không?

Lá dâu tằm được mệnh danh là vị thuốc tiên mà đất trời ưu ái ban tặng cho con người. Theo quan niệm Đông y, thảo dược này vị ngọt, đắng, tính mát, hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng cường trí nhớ, cải thiện tầm nhìn. Thế nhưng, lá dâu tằm có chữa được mất ngủ không? Mời độc giả tìm hiểu trong bài viết sau.

lá dâu tằm
Y học cổ truyền cho rằng lá dâu tằm có khả năng giải nhiệt, tán phong, làm sáng mắt, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ức chế hoạt động của tụ cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn.

Y học cổ truyền cho rằng lá dâu tằm có khả năng giải nhiệt, tán phong, làm sáng mắt, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ức chế hoạt động của tụ cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn. Sau khi cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và đem phơi nắng hoặc sấy khô, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) có tác dụng lợi thủy, tiêu sưng, hạ suyễn, thanh nhiệt. 

Cành dâu tằm (tang chi) tính bình, vị đắng, giúp lợi tiểu, trừ phong, thông kinh lạc, chủ trị bí tiểu, phù thũng, hen suyễn, tiểu đường, cao huyết áp và tăng cường xương cốt. Trong khi đó, trái dâu tằm có thể trừ phong, dưỡng huyết và bổ gan thận.

Lá dâu tằm có chữa được mất ngủ không?

Y học cổ truyền cho rằng lá dâu tằm có công dụng dưỡng huyết, bổ huyết và chữa trị mất ngủ vô cùng hiệu nghiệm. Vị thuốc này giúp hạ nhiệt, trị phong, làm dịu đầu óc, thư giãn tinh thần, đồng thời kích thích sản sinh và tái tạo tế bào máu mới. Vì vậy, lá dâu tằm có thể kiểm soát cũng như đẩy lùi triệu chứng mất ngủ kinh niên.

Lá dâu tằm có chữa được mất ngủ không?
Y học cổ truyền cho rằng lá dâu tằm có công dụng dưỡng huyết, bổ huyết và chữa trị mất ngủ vô cùng hiệu nghiệm.

Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng lá dâu tằm chứa nhiều dưỡng chất như: adenin, caroten, colin, pentosan, trigonellin, tanini, vitamin C, canxi, đường… Đây đều là các hoạt chất quan trọng, có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ mạn tính. Đặc biệt, các axit amin tự do của vị thuốc này có tác dụng giải tỏa thần kinh, loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn. 

Hiệu quả điều trị mất ngủ của lá dâu tằm đã được nhiều người kiểm chứng và công nhân. Những bài thuốc dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên này không chỉ nhanh chóng khắc phục triệu chứng mà còn giúp thanh nhiệt giải độc, nhuận trường, bồi bổ cơ thể và tăng cường tuổi thọ. 

Lá dâu tằm có chữa được mất ngủ không?
Các axit amin tự do của lá dâu tằm có tác dụng giải tỏa thần kinh, loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn.

Cách chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm

Hiện nay, trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm khác nhau. Nhìn chung, những phương pháp này rất đơn giản, tiết kiệm và phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện các bài thuốc này trong một khoảng thời gian dài để lá dâu tằm phát huy công dụng tối đa. 

Uống nước lá dâu tằm

  • Chuẩn bị 50g lá dâu tằm tươi
  • Rửa sạch lá dâu tằm bằng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo
  • Nấu sôi lá dâu tằm với một lượng nước vừa đủ trong vòng 20 phút cho tinh chất thấm vào nước hoàn toàn
  • Dùng nước lá dâu tằm hàng ngày thay nước lọc
  • Uống liên tục trong khoảng 2 tuần

Sao vàng/phơi khô lá dâu tằm

  • Chuẩn bị một lượng lớn lá dâu tằm và 1 lọ thủy tinh
  • Rửa sạch lá dâu tằm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo
  • Đem sao vàng hoặc phơi khô lá dâu tằm
  • Cho tất cả lá dâu tằm vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp rồi chôn trong lòng đất khoảng 15 ngày
  • Sau 15 ngày, đào lọ thủy tinh lên, lấy lá dâu tằm sắc thành nước thuốc
  • Dùng 50ml/ngày 
lá dâu tằm khô
Lá dâu tằm khô

Kết hợp lá dâu tằm với lá đậu ván và lá sen tươi

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá dâu tằm, lá đậu ván và lá sen tươi
  • Rửa sạch 3 nguyên liệu trên bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xay nhuyễn tất cả vị thuốc, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã
  • Cho ra ly, thêm chút muối rồi uống

Xông hơi lá dâu tằm: Mẹo xông hơi bằng lá dâu tằm không chỉ điều trị mất ngủ mà còn phòng ngừa cảm cúm, phong hàn vô cùng hiệu quả. Cách làm này giúp thư giãn tinh thần, tăng cường lưu thông khí huyết, xoa dịu tinh thần, từ đó giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.

  • Rửa sạch một lượng lá dâu tằm vừa đủ trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi lá dâu tằm trong 2 – 3 lít nước lọc trong vòng 15 phút, sau đó tắt bếp
  • Đổ nước lá dâu tằm ra một cái thau nhỏ và trùm kín đầu bằng một cái khăn lớn
  • Xông hơi cho đến khi nước nguội hẳn

Bên cạnh việc chữa bệnh mất ngủ bằng lá dâu tằm, bạn có thể kết hợp sử dụng trái dâu tằm để tăng cường hiệu quả điều trị.

Cách 1: Bài thuốc từ trái dâu tằm

  • Chuẩn bị 1 phần trái dâu tằm khô, 1 phần thục địa và 1 phần bạch thược
  • Rửa sạch 3 nguyên liệu trong nước muối pha loãng, để ráo
  • Nấu và phơi thục địa 9 lần cho đến khi vị thuốc này đen thẫm, sắc lại và có vị ngọt ngái
  • Sắc trái dâu tằm, bạch thược và thục địa với 5 chén nước lọc trên lửa liu riu
  • Nấu cho đến khi nước thuốc cạn lại còn 1 chén thì gạn ra để riêng
  • Tiếp tục châm thêm 3 chén nước nữa vào ấm rồi sắc cho đến khi còn ½ chén thuốc
  • Trộn đều 2 chén thuốc vừa thu được
  • Chia thành 2 phần, uống 2 lần/ngày lúc đói bụng, trước bữa ăn chính và không dùng sau 6 giờ chiều
  • Duy trì khoảng 1 tuần

Cách 2: Siro dâu tằm

  • Chuẩn bị 500g trái dâu tằm chín, 400g đường và 1 lọ thủy tinh
  • Rửa sạch dâu tằm bằng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo
  • Rửa sạch và lau khô lọ thủy tinh
  • Xếp vào lọ 1 lớp dâu xen kẽ 1 lớp đường cho đến khi hết dâu và đường
  • Đậy kín nắp và ủ khoảng 20 ngày để đường ngấm sâu vào dâu, tạo thành siro
  • Pha siro dâu uống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát, kích thích ăn ngon và đẩy lùi chứng mất ngủ
siro dâu tằm
Siro dâu tằm hỗ trợ điều trị mất ngủ rất hiệu quả.

Một số lưu ý khi chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm

Trong quá trình sử dụng lá dâu tằm để điều trị mất ngủ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không dùng nồi sắt, đồng, nhôm và inox để nấu nước lá dâu tằm vì những thành phần hoạt chất của vị thuốc này có thể kết hợp với các chất liệu trên và gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe.
  • Nếu sử dụng kết hợp lá dâu tằm và trái dâu tằm, bạn nên lựa chọn những trái dâu chín mọng, mắt nở to, đều đẹp, không bị trầy xước hoặc quá chín (vì khi lên men, vi khuẩn và ấu trùng trong dâu có thể tạo thành độc tố gây hại).
  • Khi dùng lá dâu tằm, những người đang sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc thuốc chứa insulin sẽ dễ bị tụt huyết áp.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên làm theo các mẹo dân gian từ vị thuốc này.
  • Vì lá dâu tằm có tính hàn nên những bệnh nhân bị tiêu chảy, sôi bụng, lạnh bụng, viêm loét dạ dày – tá tràng không nên uống quá nhiều.
  • Bệnh nhân mộng tinh, viêm đường tiết niệu cần tránh dung nạp dâu tằm.

Phương pháp chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, trong giai đoạn đầu. Những bệnh nhân bị mất ngủ mạn tính cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc này. Ngoài ra, cách làm trên chỉ phát huy công dụng khi bạn thực hiện một cách kiên trì và nghiêm túc.

Cùng chuyên mục

10+ Loại trà chữa mất ngủ giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn

Trà tim sen, lạc tiên, trà hoa cúc, bạc hà, hoa nhài,... là các loại trà có tác dụng chữa mất ngủ, giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ...

Những điều cần biết về phương pháp chữa mất ngủ bằng thực dưỡng

Chữa mất ngủ bằng thực dưỡng có hiệu quả không?

Chế độ ăn thực dưỡng là chế độ ăn uống mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều người tin rằng chế độ ăn này có...

Mẹo chữa mất ngủ bằng hoa tam thất

Mẹo chữa mất ngủ bằng hoa tam thất bạn nên thử

Từ lâu, hoa tam thất được biết đến như một loại thảo dược quý đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngày nay, có nhiều người đã sử dụng...

Ngồi thiền cũng có thể chữa mất ngủ khá tốt

Rất nhiều người bất ngờ vì ngồi thiền cũng có thể chữa mất ngủ hiệu quả. Phương pháp này đã được người bệnh khó ngủ áp dụng thường xuyên nhằm...

Mất ngủ sau sinh: Những điều cần biết và cách chữa trị

Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do rối loạn nội tiết tố, áp lực từ việc chăm sóc con cái, thói quen ăn uống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn