Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

7 loại lá tắm trị mề đay an toàn theo kinh nghiệm dân gian

Sử dụng các loại lá quen thuộc có sẵn trong vườn nhà nấu nước tắm để điều trị mề đay là mẹo dân gian, được rất nhiều người áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả tích cực. Thành phần hoạt chất bên trong các loại lá này khi thẩm thấu qua da sẽ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và đẩy lùi cơn ngứa ngáy nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các loại lá tắm trị mề đay an toàn theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể tham khảo.

Bị mề đay mẩn ngứa nên tắm nước là gì để điều trị bệnh?
Bị mề đay mẩn ngứa nên tắm nước lá gì để điều trị bệnh?

Các loại lá tắm trị mề đay an toàn theo dân gian

Nổi mề đay là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, hình thành nên từng mảng lớn gây ngứa ngáy rất khó chịu. Đây là bệnh lý thường gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thức ăn, tiếp xúc với hóa chất gây hại, thời tiết thay đổi thất thường,… Ở những trường hợp nổi mề đay nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh như lá chè xanh, lá khế, lá ngải cứu, lá đơn đỏ,…

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nấu nước lá để tắm hàng ngày sẽ có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da nhanh chóng, từ đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đây là phương pháp rất an toàn, hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà.

1. Giảm ngứa bằng cách tắm nước lá trầu không

Lá trầu không là loại dược liệu rất quen thuộc trong đời sống của người Việt, thường được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian để cải thiện các bệnh lý về da liễu như mề đay, nấm tay chân, viêm da cơ địa,…

Y học cổ truyền chỉ ra, lá trầu không là loại dược liệu có tính ấm, vị cay nồng khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng kháng khuẩn và đào thải độc tố rất hiệu quả. Ngoài ra, thành phần hoạt chất bên trong lá trầu không như tinh dầu, tanin, vitamin, chất xơ,… còn có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn và làm lành các vết thương trên da.

Sử dụng lá trầu không nấu nước tắm trị bệnh mề đay là phương pháp được lưu truyền trong dân gian, được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Đây là loại dược liệu trong tự nhiên nên rất an toàn, lành tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện tại nhà.

2. Tắm nước lá chè xanh

Chè xanh được biết đến là loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe, thường được nhiều gia đình sử dụng để nấu nước uống hàng ngày. Dùng lá chè xanh nấu nước tắm chữa mề đay là mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng.

Y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá chè xanh chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể và có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mề đay như tinh dầu, flavonoid, tanin và nhiều acid amin khác. Các thành phần hoạt chất này có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý về da liễu. Ngoài ra, thành phần hoạt chất EGCG bên trong lá chè là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và cải thiện sức khỏe của làn da.

Ngoài cách nấu nước tắm hàng ngày, bạn cũng có thể kết hợp nấu nước chè xanh uống mỗi ngày thay nước lọc giúp đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, lá chè xanh còn được rất nhiều chị em sử dụng như một nguyên liệu để làm đẹp da, chống lão hóa da,…

Nấu nước lá chè xanh tắm làm giảm các triêu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra
Nấu nước lá chè xanh tắm làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra

3. Nước lá kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm

Kinh giới là loại rau rất quen thuộc, thường được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của gia đình người Việt. Theo Đông y, kinh giới là loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Vì vậy, chúng được rất nhiều người tận dụng để điều trị bệnh mề đay, giúp làm giảm nhanh cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra.

Ngoài ra, trong lá kinh giới còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào, có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và khả năng chống lại các tác nhân có hại gây bệnh. Sử dụng lá kinh giới nấu nước tắm để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay là phương pháp rất dễ thực hiện và an toàn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện.

4. Tắm nước nấu lá khế

Khế là loại cây rất quen thuộc đối với người Việt, thường được trồng để lấy quả hoặc làm cảnh. Lá khế là một trong những loại lá có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay trên da rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá khế là loại dược liệu có vị chát thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về da liễu nhằm đẩy lùi các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và lở loét trên da.

Nấu nước lá khế tắm để chữa mề đay là phương pháp rất được nhiều người áp dụng tại nhà và phản hồi tích cực. Thành phần hoạt chất bên trong lá khế đi qua da sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy nhanh chóng. Với khả năng kháng khuẩn tốt, loại lá này còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sử phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trên da.

Sử dụng nước lá khế tắm trị mề đay là phương pháp rất an toàn, hiệu quả bạn có thể áp dụng cho cả phụ nữ đang mang thai.

5. Trị mề đay bằng cách tắm nước lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ là loại cây phân bố ở rất khắp nơi trên cả nước, thường được tận dụng để làm thuốc điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau. Theo y học cổ truyền, đơn đỏ là loại dược liệu có tính mát và vị đắng, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm nên được sử dụng trong các bài thuốc điều trị một số bệnh lý như nổi mề đay, mụn nhọt, dị ứng da, mẩn ngứa,…

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, lá đơn đỏ có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh như flavonoid, tanin, saponin,… Các hoạt chất này khi đi qua da sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và giúp da trở nên đều màu hơn.

Nấu nước lá đơn đỏ tắm để chữa mề đay là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong loại dược liệu này sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

6. Tắm nước lá ngải cứu

Thành phần tinh chất bên trong lá ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả
Thành phần tinh chất bên trong lá ngải cứu có tác dụng giảm sưng ngứa và làm đều màu da

Ngải cứu là loại cây mọc hoang dại khắp các vùng miền trên cả nước, chúng chứa rất nhiều tinh dầu có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, ngải cứu là loại dược liệu có tính ấm khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giải độc, tán phong và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau.

Y học hiện đại cũng đã chỉ, ra bên trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, adenin, artabsin,…. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, thích hợp sử dụng để điều trị mề đay giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra.

Dùng lá ngải cứu nấu nước tắm chữa mề đay là phương pháp rất đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, loại dược liệu này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, vì vậy bạn cần phải thử trên vùng da nhỏ trước khi tắm để đảm bảo an toàn.

7. Tắm nước lá cây cỏ sữa làm giảm triệu chứng của mề đay

Cỏ sữa là một loại cây bụi thường mọc hoang dại ở những vùng đất đá. Theo Đông y, đây là loại dược liệu có vị hơi chua và tính hàn, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và tăng cường lưu thông máu. Cỏ sữa thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về da liễu như nổi mề đay, mẩn ngứa và nổi mụn nhọt ngoài da,…

Sử dụng cỏ sữa nấu nước tắm chữa mề đay là phương pháp rất lành tính và hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong cỏ sữa như phenolic, alcaloit, quercetin,…hòa tan vào trong nước, khi sử dụng để tắm sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra và giúp da trở nên đều màu hơn.

Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn được nhiều người tận dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh lý về đường tiêu hóa, đường hô hấp, tắc sữa ở phụ nữ mới sinh, ức chế khuẩn tụ cầu vàng,….

Cách sử dụng các loại lá cây nấu nước tắm chữa mề đay

Sử dụng các loại lá cây trong tự nhiên nấu nước tắm chữa mề đay là phương pháp rất an toàn, không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thành phần hoạt chất có khả năng chống khuẩn, kháng viêm mạnh bên trong lá khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Tắm nước lá trị mề đay là phương pháp rất an toàn và hiệu quả
Tắm nước lá trị mề đay là phương pháp rất an toàn và hiệu quả

Với nguồn nguyên liệu là các loại thảo dược dễ kiếm trong tự nhiên nên rất dễ thực hiện và giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị. Bạn có thể sử dụng các loại lá cây ở trên nấu nước tắm để cải thiện tình trạng bệnh tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị một nắm lá cây ở trên đem nhặt bỏ phần héo úa, sâu bệnh rồi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Cho lá cây vào chậu ngâm cùng với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây hại còn tồn tại bên trong lá.
  • Sau đó vớt lá cây ra cho vào nồi cùng đun sôi cùng với 4 lít nước trong khoảng 15 phút để các tinh chất trong lá hòa tan vào nước.
  • Đổ nước ra chậu để cho nguội bớt hoặc pha cùng với một ít nước lạnh để tắm rửa, sử dụng phần bã chà nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay để nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Sau khi tắm xong, sử dụng khăn bông thấm nước sạch để lau lại cơ thể nhằm loại bỏ các cặn lá trên cơ thể rồi dùng khăn khô lau lại.
  • Áp dụng cách này 2 – 3 lần/tuần, kiên trì thực hiện trong thời gian dài tình trạng nổi mề đay sẽ dần thuyên giảm.

Một số lưu ý khi sử dụng lá cây tắm trị mề đay

Khi sử dụng lá cây nấu nước tắm trị mề đay thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:

  • Nên sử dụng các loại lá cây có sẵn trong vườn nhà nấu nước tắm điều trị mề đay để đảm bảo an toàn. Người bệnh nên chọn lá cây còn tươi nấu nước tắm sẽ có tác dụng tốt hơn lá cây khô, thành phần tinh chất bên trong lá tươi sẽ nhiều hơn.
  • Trước khi nấu nước bạn nên vệ sinh lá thật kỹ, nhặt bỏ lá héo úa sâu bệnh và ngâm qua với nước muối loãng để sát khuẩn. Tránh tình trạng vi khuẩn còn tồn tại bên trong lá có thể xâm nhập qua da gây viêm nhiễm và nhiễm trùng.
  • Để nâng cao hiệu quả mang lại, bạn nên tắm rửa cơ thể sạch sẽ qua nước lạnh trước đó để loại bỏ bớt mồ hôi và bụi bẩn trên cơ thể. Điều này sẽ giúp cho lỗ chân lông trở nên thông thoáng, dễ dàng hấp thu các tinh chất bên trong nước lá hơn.
  • Không áp dụng phương pháp tắm nước lá điều trị mề đay cho những trường hợp trên da có vết thương hở hoặc xuất hiện mụn nước. Nếu không vi khuẩn sẽ dễ dàng lây lan và phát triển ra các vùng da lành xung quanh.
  • Khi tắm bạn nên chú ý đến nhiệt độ nước, tránh tình trạng sử dụng nước quá nóng khi tắm sẽ gây bỏng da. Sau khi tắm nên lau khô cơ thể bằng khăn bông sạch và mềm trước khi mặc quần áo, không nên chà xát da quá mạnh khiến da bị tổn thương.
  • Nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này để điều trị mề đay cho trẻ em, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng phương pháp này điều trị bệnh để đảm bảo an toàn.
  • Sau khi tắm nếu thấy da có dấu hiệu kích ứng thì bạn nên ngừng ngay và tắm lại bằng nước lạnh ngay sau đó. Không sử dụng các loại lá cây mà cơ thể bị dị ứng mẩn cảm để nấu nước tắm, nhằm tránh tình trạng gây kích ứng khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Nổi mề đay kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Nổi mề đay kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Việc sử dụng các loại lá có sẵn trong tự nhiên nấu nước tắm để điều trị mề đay là mẹo được lưu truyền trong dân gian, được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra chính xác về hiệu quả mà phương pháp này mang lại, vì vậy bạn cần phải hết sức lưu ý khi thực hiện. Tốt nhất, khi bị nổi mề đay người bệnh nên thăm khám và định hướng những biện pháp điều trị dứt điểm, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. 

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận (3)

  1. Tú Anh says: Trả lời

    cho hỏi e ngứa mỗi ngày ngứa vào buổi chiều tối khi tắm xong khi ngứa e càng gải càng ngứa còn lên ban đỏ từg mảng và có hiện tượng nóg rát và sau vài giờ lại hạ vậy cho e hỏicó phải e bị mề đay k ạ chữa ntn thj mới hết ak?e có thử tắm nước lá nhưng chỉ đỡ ngứa đk 1 tẹo thôi k hiệu quả lắm

    1. phuongthi_88@gmail.com says: Trả lời

      Con trai tôi 10 tuổi tự dưng nổi ngứa mẩn khắp người mấy ngày nay. Ngứa không chịu nổi, uong viên dị ứng và kháng viêm thì hết ngứa. Xong ngày hôm sau lại phát ngứa như vậy. Tôi giờ hàng ngày cứ đun nước đỗ đen (k cho đường) bắt cháu uống mà k thấy đỡ, tôi cũng tắm cho cháu bằng nước nấu lá khế nhưng có thể do mới đc mấy hôm nên tôi chưa thấy có tác dụng.được các mẹ khác mách tôi có cho cháu di khám ở văn cao nhà thuốc đỗ minh đường
      https://dominhduong.com/noi-me-day-o-tre-em-88.html
      sau 3 liệu trình da cháu nhà tôi khỏe hẳn, đến nay chưa bị tái bệnh lần nào

  2. Ngọc anh says: Trả lời

    Ôi mình mấy hôm nay tự nhiên nổi mụn như dôm vùng đùi quanh cạp quần bụng và tay ngứa phát điên nên mua thuốc dị ứng hiệu thuốc đỡ ngứa giờ hết thuốc lại ngứa không biết làm thế nào tắm hay bôi gì cho khỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Chữa mề đay bằng lá lốt: Chuyên gia gợi ý cách làm ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ cao

Chữa mề đay bằng lá lốt là mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Thành phần hoạt chất bên trong lá lốt khi đi qua...

Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà

Mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam tận dụng dược tính của thảo dược nhằm giảm viêm sưng, cải thiện nóng rát và ngứa ngáy ở da. Áp dụng đồng...

Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết

Nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai gây ngứa dữ dội, khiến mẹ bầu mệt mỏi, bứt rứt và khó chịu. Nếu không xử lý sớm, bệnh có thể...

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không là một trong những câu hỏi điển hình được nhiều người bệnh đưa ra. Vậy thực hư câu trả lời...

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý bố mẹ cần làm ngay

Nổi mề đay ở trẻ em cũng có những biểu hiện như ở người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường dai dẳng hơn khiến bé quấy khóc, chán ăn và ảnh...

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi xảy ra do thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không can thiệp điều trị và suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó,...

Ẩn