Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

10 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Biến chứng của viêm xoang – Nhận biết, phòng ngừa, xử lý

10+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

6 cách trị viêm xoang sàng (trước + sau) tại nhà tốt nhất

Viêm xoang mãn tính – Sự nguy hiểm và cách điều trị

Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không? Cách xử lý

Viêm xoang cấp tính – Triệu chứng, cách chăm sóc & điều trị

Mổ viêm xoang khi nào? Quy trình và thông tin cần biết

Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang cực đơn giản

Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cực mạnh, lá trầu không được xem là vị thuốc hỗ trợ chữa viêm xoang hiệu quả và được lưu truyền rộng rãi cho đến nay. Thay vì sử dụng các loại thuốc tân dược khác thì bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang cực đơn giản và có thể áp dụng ngay tại nhà.

Công dụng của lá trầu không chữa viêm xoang

Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Trầu không là loại cây leo nhẵn, sinh trưởng và phát triển nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phần lá có cuống bẹ, phiến hình trái xoan, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp. Hoa mọc thành từng bông riêng biệt.

Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang
Lá trầu không chữa viêm xoang hiệu quả

Theo Đông y, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, không có mùi thơm, có tác dụng khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, trung hành khí, chống ngứa và hoá đàm. Vì vậy mà trầu không được xem như là một loại thuốc có công dụng phòng bệnh sốt rét và bệnh lỵ hiệu quả.

Không những vậy, lá trầu không còn được biết đến để điều trị các bệnh về xương khớp như nhức mỏi, đau dạ dày, nhức đầu khó thở, bụng đầy hơi, ăn uống khó tiêu, bệnh hen suyễn tái phát, trị hôi miệng, viêm nhiễm phụ khoa,… Ngoài ra, lá trầu không còn được dùng để trị các bệnh ngoài da, đắp ngoài da để chữa bỏng hoặc bị chốc lở

Theo Y học hiện đại, lá trầu không có chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thơm. Theo nghiên cứu, cứ trong 100g lá trầu sẽ có chứa đến 3.1% protein, 2.3% chất xơ, 2.3% muối khoáng, 0.8% chất béo, 6.1% cacbonhydrat và 85.4% độ ẩm.

Chính vì thế mà lá trầu không có tác dụng như là một loại thuốc kháng sinh cực mạnh, có khả năng diệt các loại vi khuẩn như trực trùng coli, tụ cầu liên khuẩn, song cầu khuẩn và được bào chế thành các loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm xoang.

Từ những công dụng tuyệt vời của lá trầu không đã giúp cho những mắc bệnh viêm xoang cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Nếu biết sử dụng đúng cách, không những giúp bạn giảm được triệu chứng khó thở, chảy nước mũi, ho có đờm mà còn ngăn ngừa được các biến chứng cũng như phòng chống nguy cơ hoại tử niêm mạc xong.

Các mẹo dùng lá trầu không chữa bệnh viêm xoang

Chữa viêm xoang bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được lưu truyền rộng rãi và là nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính và giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí. Có nhiều cách khác nhau để chữa bệnh viêm xoang bằng lá trầu không, và bạn có thể lựa chọn một trong những bài thuốc dưới đây:

1. Chữa bệnh viêm xoang bằng lá trầu kết hợp với rượu

Nguyên liệu:

  • 50g lá trầu không
  • 200ml rượu trắng
  • Cây hoa ngũ sắc
  • Nước muối sinh lý

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm với nước muối lãng khoảng 5 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho phần lá trầu vào một cái cối xay hoặc máy xay để xay nhuyễn rồi đổ vào lọ thuỷ tinh có nắp đậy để ngâm cùng rượu trắng và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Đối với hoa ngũ sắc thì bạn mang đi rửa sạch và cho vào cái cối để giã nát. Sau đó chắt lấy nước cốt rồi đựng trong lọ thuỷ tinh có nắp đậy.
  • Mỗi khi dùng thì bạn chỉ cần dùng khoảng 10ml lá trầu ngâm rượu trắng để ngậm trong vòng 5 phút. Và đồng thời nhỏ mũi từ 2 – 3 giọt nước cốt hoa ngũ sắc vào 2 bên lỗ mũi.
  • Nhổ bỏ nước rượu lá trầu và bịt nhẹ mỗi bên mũi để hỉ phần dịch mủ còn đang ứ đọng cho ra ngoài. Sau đó nhỏ một ít nước muối sinh lý vào 2 bên lỗ mũi và dùng tay ấn mạnh để vừa làm sạch vừa đẩy nhanh phần dịch mủ cũng như các chất bẩn còn sót lại ra bên ngoài.
  • Mỗi ngày áp dụng cách này 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ngủ. Kiên trì thực hiện từ 5 – 7 ngày sẽ thấy giúp cải thiện các triệu chứng.

2. Chữa bệnh viêm xoang bằng cách xông mũi với lá trầu không

Đây là cách làm đơn giản và được áp dụng phổ biến. Thực hiện cách xông hơi bằng lá trầu không sẽ giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng như khó thở, đau xoang mũi, giúp làm loãng dịch nhầy để thông thoáng đường hô hấp.

Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không

Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang
Xông hơi bằng lá trầu không giúp làm loãng dịch nhầy để thông thoáng đường hô hấp

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn cần rửa sạch 1 nắm lá trầu không và ngâm cùng với nước muối loãng trong vòng 5 phút.
  • Tiếp đến bạn vò nát lá trầu không và cho vào nồi đun với nước từ 5 – 7 phút để cho các tinh chất trong lá trầu được tiết ra hết.
  • Dùng 1 cái khăn trùm lên và úp mặt gần chậu nước để xông, nên giữ khoảng cách vừa phải để tránh bỏng. Thực hiện hít hơi từ từ để hơi nước được thẩm thấu vào tận xoang mũi. Kiên trì thực hiện 2 tuần và mỗi ngày 2 lần.

3. Chữa bệnh viêm xoang bằng nước cốt lá trầu

Mẹo này khá phù hợp với những ai bị nhức hốc mắt, đau mỏi vai gáy và nước mũi đặc, có mùi hôi tanh khó chịu.

Chuẩn bị:

  • 10 lá trầu không
  • 1/2 muỗng cà phê muối hột hoặc muối biển
  • Bình xịt rỗng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu và ngâm với nước muối trong vòng 10 phút rồi giã nhuyễn để chắt lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối hột hoặc muối biển và trộn đều cho đến khi tan hết muối.
  • Cho hỗn hợp vào trong bịt xịt rỗng để bảo quản. Trước khi thực hiện cần rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý có trộn ít nước cốt lá trầu.
  • Sau đó nhỏ 2 giọt nước cốt vào 2 bên mũi. Khoảng 1 – 2 giây đầu bạn sẽ cảm thấy hơi xót nhưng từ từ sẽ hết.
  • Nếu trong mũi có dịch thì để yên khoảng 7 – 9 phút thì chất dịch sẽ chảy xuống hết cuống họng và khi đó bạn chỉ cần nhổ ra thường xuyên là sẽ giảm ngay triệu chứng nghẹt mũi.
  • Ở tuần đầu tiên thì nhỏ từ 3 – 5 lần/ ngày. Đến tuần thứ 2 thì chỉ cần thực hiện mỗi ngày 3 lần. Kiên trì thực hiện từ 4 – 6 tuần sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của viêm xoang.

4. Chữa viêm xoang bằng lá trầu không kết hợp với gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay thuộc tính ấm có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy mà gừng cũng là một trong những vị thuốc chữa viêm xoang hữu hiệu. Dùng lá trầu kết hợp với gừng không những làm giảm triệu chứng của bệnh mà còn hỗ trợ làm thuyên giảm các bệnh cảm cúm, viêm phế quản hoặc viêm mũi dị ứng.

Nguyên liệu:

  • 2 lá trầu không tươi
  • 1 củ gừng nhỏ
Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang
Lá trầu kết hợp với gừng không những làm giảm triệu chứng của bệnh hữu hiệu

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 nguyên liệu trên, lá trầu không thì ngâm qua với nước muối loãng, còn gừng thì gọt bỏ vỏ.
  • Sau đó giã nát lá trầu với gừng cùng với nhau rồi đắp hỗn hợp này lên 2 cánh mũi và vùng hốc xoang. Trong quá trình thực hiện thì bạn nên nằm ngửa để tránh hỗn hợp bị rơi.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần và mỗi lần thực hiện trong vòng 15 phút.

Ưu điểm và nhược điểm của lá trầu không dùng để chữa viêm xoang

Cũng tương tự như các vị thuốc khác, bên cạnh những công dụng hữu ích trên thì lá trầu không còn có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Lá trầu là chứa dược tính khá mạnh nhưng không gây dị ứng với đối tượng nào.
  • Hỗ trợ làm giảm tình trạng mũi bị sưng đau do hỉ mũi nhiều đồng thời làm giảm tình trạng nước mũi chảy xuống cuống họng.
  • Giúp làm giảm tình trạng chảy nước mũi vào buổi sáng khi trời lạnh và trời mưa.

Nhược điểm:

  • Bài thuốc này chỉ áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.
  • Đối với bà bầu bị viêm xoang nặng thì không nên áp dụng các mẹo trên. Còn đối với bà bầu bị viêm xoang nhẹ thì cần tối thiểu trên 3 tháng mới có thể áp dụng được.
  • Do hiệu quả không thể kéo dài lâu cho nên bạn cần phải duy trì áp dụng thường xuyên.

Lưu ý khi chữa viêm xoang bằng lá trầu

Trong quá trình sử dụng, để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thì người bệnh cần phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Đây là bài thuốc sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên hiệu quả sẽ chậm hơn so với phương pháp tây y. Vì vậy đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng và không được bỏ dở giữa chừng.
  • Hiệu quả nhanh hay chậm là còn phụ thuộc vào từng cơ địa, tần suất thực hiện cũng như tình trạng nặng hay nhẹ của người bệnh.
  • Trong quá trình điều trị cần kiêng sử dụng các loại hải sản, đồ tanh các chất kích thích làm ảnh hưởng đến hiệu quả của bài thuốc.
  • Nên vệ sinh vùng tai mũi họng sạch sẽ mỗi ngày và chú ý giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, khi ra đường cũng cần phải đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi ô nhiễm.
  • Hạn chế nuôi thú cưng trong nhà cũng như trồng các loại cây gây dị ứng, khó thở. Chú ý giữ cho phòng ốc và nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học cùng với rèn luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường thể trạng.
Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang
Kết hợp giữa việc điều trị và thiết lập chế độ ăn uống khoa học giúp tăng hiệu quả điều trị

Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang sẽ giúp cho người bệnh đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra để bạn có thể tham khảo. Trong quá trình áp dụng nếu không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám để được điều trị bằng phương pháp khác.

Cùng chuyên mục

Học cách trị viêm xoang bằng giấm táo theo dân gian

Những người bị viêm xoang sẽ thường đối mặt với các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, mũi chảy nước, đau nhức xoang, chảy mủ gây khó thở,... Bên...

Những điều cần biết về điều trị viêm xoang bằng phương pháp khí dung

Điều trị viêm xoang bằng phương pháp khí dung có tốt không?

Điều trị viêm xoang bằng phương pháp khí dung là một trong những phương pháp điều trị tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chỉ cần nắm...

3 Cách chữa viêm xoang bằng mật ong

3 Cách chữa viêm xoang bằng mật ong đơn giản nhưng hiệu quả

Mật ong được biết đến là một trong những dược liệu quý được sử dụng qua hàng nhiều năm với nhiều công dụng và có khả năng chữa được bách...

Nhức đầu do viêm xoang xảy ra khi các xoang bị tắc nghẽn gây áp lực lên dây thần kinh

Nhận biết nhức đầu do viêm xoang & cách giảm đau nhanh

Viêm xoang là căn bệnh thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng điển hình là đau nhức đầu, nặng mặt, đau thái dương, gò má…...

Mách bạn cách chữa viêm xoang bằng ngó sen ít ai biết

Áp dụng cách chữa viêm xoang bằng ngó sen, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng ngứa mũi, đau nhức, sưng tấy niêm mạc mũi, dịch nhầy,… do...

Cách chữa viêm xoang từ củ gừng bạn không nên bỏ qua

4 Cách chữa viêm xoang từ củ gừng bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm xoang từ củ gừng là cách được nhiều người áp dụng. Với đặc tính ấm, nóng, chống viêm, gừng giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn