Lá vối có công dụng chữa bệnh viêm đại tràng khá hiệu quả
Nội Dung Bài Viết
Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng bằng lá vối. Đây là giải pháp được thực hiện khá đơn giản nhưng đã mang lại hiệu quả tích cực cho nhiều bệnh nhân, chỉ cần biết áp dụng đúng cách làm.
Công dụng của lá vối với bệnh viêm đại tràng
Vối là một loại cây sống lâu năm, người ta thường dùng lá và nụ để làm nguyên liệu nấu nước. Vối có 2 loại là vối nếp và vối tẻ. Trong đó, vối nếp có lá nhỏ hơn bàn tay có màu vàng xanh, còn vối tẻ có lá to hơn bàn tay với hình thoi màu xanh thẫm. Hoa mọc thành chùm đan vào nhau và thường nở vào mùa xuân, quả khi chín sẽ có màu đỏ thẫm, vị hơi chát và đắng.
Từ rất lâu, nhân dân thường dùng lá vối om lấy nước để cải thiện sức khoẻ, kích thích hệ tiêu hoá, tạo cảm giác thèm ăn, giúp ăn ngon và ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, người ta còn dùng lá vối để chữa bệnh viêm đại tràng và mang đến hiệu quả rất tốt.
Trong Y học cổ truyền, lá vối có vị đắng, tính hàn có công dụng kiện tỳ, thanh nhiệt, tán độc, tiêu thực và hoá trệ. Dân gian thường sử dụng để chữa các chứng ngoại cảm phát sốt, đau đầu, ăn uống không tiêu và chữa mụn nhọt lở loét ngoài da.
Trong Y học hiện đại, lá vối và nụ vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Salmonella, Staphylococcus cùng các loại vi khuẩn bạch hầu và phế cầu,…
Bên cạnh đó, chất đắng của lá vối có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hoá, cùng với hoạt chất tanin giúp bảo vệ niêm mạc và tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng sẽ không gây ảnh hưởng đến các lợi khuẩn cư trú tại ống tiêu hoá.
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng, lá vối còn mang đến một số lợi ích như sau:
- Hoạt chất Polyphenol: Có tác dụng làm ức chế hoạt tính của men Alpha – glucosidase nhằm làm chậm quá trình hấp thu đường để hỗ trợ kiểm soát đường huyết được tốt hơn.
- Hoạt chất Beta-sitosterol: Chất này được tìm thấy ở trong nụ vối giúp điều hoà chuyển hoá cholesterol và mang đến công dụng như làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch cũng như huyết áp,…
Các cách chữa viêm đại tràng bằng lá vối khá hiệu quả
Lá vối là một bài thuốc có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng. Đây được xem là một giải pháp chữa bệnh khá an toàn và được nhiều người áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần áp dụng các bài thuốc này đúng cách nhằm tránh được những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Dưới đây sẽ là các bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng khá đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Chữa viêm đại tràng bằng lá vối tươi
Đây là cách làm vô cùng đơn giản, sử dụng lá vối tươi để hỗ trợ điều trị chứng bệnh viêm đại tràng sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất so với lá vối đã qua sơ chế.
Nguyên liệu:
- 200g lá vối tươi
- 2 lít nước sôi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá vối tươi và cho nguyên liệu vào cái cối để giã hoặc vò nát.
- Bước 2: Sau đó cho nguyên liệu vào một cái ấm rồi đổ khoảng chừng 2 lít nước sôi và và đậy nắp lại, ngâm trong vòng 1 tiếng.
- Bước 3: Khi đã ngâm xong thì chắt lấy nước uống và thay thế cho nước lọc hàng ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm rõ rệt.
2. Chữa viêm đại tràng bằng lá vối khô
Bên cạnh sử dụng lá vối tươi để nấu thành nước uống thì bạn cũng có thể dùng lá vối đã ủ và phơi khô để chữa bệnh, cách làm này cũng mang đến hiệu quả điều trị khá tốt và bạn cũng có thể áp dụng.
Cách sơ chế lá vối khô:
- Rửa sạch toàn bộ lá vối tươi, nhặt bỏ cành và lá bị hư. Sau đó, phủ một lớp lá chuối dưới đáy chum rồi cho lá vối vào, tiếp tục phủ thêm một lớp lá chuối nữa lên phía trên và đậy nắp kín.
- Chờ cho đến khi lá chuyển sang màu đen thì đem đi phơi khô. Để sử dụng được lâu hơn thì bạn đem bảo quản trong túi ni lông buộc kín hoặc đựng trong lọ có nắp đậy.
Nguyên liệu:
- 100g lá vối khô
- 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy khoảng 100g lá vôi khô sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.
- Bước 2: Sau khi sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống hàng ngày.
3. Chữa viêm đại tràng bằng nụ vối
Nụ vối cũng có công dụng khá hữu hiệu trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng. Với nguyên liệu này thì bạn cũng có thể dùng nụ vối để hãm làm trà lấy nước uống, không chỉ có tác dụng chữa viêm đại tràng mà còn giúp thanh lọc cơ thể, khiến cho cơ thể cảm thấy sảng khoái và dễ chịu.
Nguyên liệu:
- 15 – 20g nụ vối
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho nụ vối vào bình trà, đổ nước sôi vào và hãm trong khoảng 10 phút.
- Bước 2: Sau đó rót ra ly và uống liện tục trong nhiều ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh dần cải thiện.
4. Chữa viêm đại tràng kèm theo tiêu chảy
Nếu trong trường hợp người bệnh bị viêm đại tràng có đi kèm với triệu chứng tiêu chảy thì bạn cũng có thể sử dụng lá vối để khắc phục bằng cách kết hợp lá vối cùng với các vị thuốc khác như:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: 100g lá vối + 100g vỏ sung + 100g lá phèn đen + 50g hạt vải + 50g vỏ cây đại + 30g quế.
- Cách thực hiện: Sấy khô tất cả các nguyên liệu trên rồi tán thành bột mịn. Sau đó đem bột đã tán luyện thành hồ và vo thành viên với kích thước bằng hạt đỗ.
- Cách dùng: Mỗi lần uống dùng khoảng 12g và uống mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: 3 lá vối tươi + 10g núm chuối tiêu + 8g vỏ ổi rộp.
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, sau đó đem đi thái nhỏ và phơi khô. Dùng các vị thuốc này sắc cùng với khoảng 500ml cho đến khi cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
- Cách dùng: Chia nước thuốc này làm thành 2 lần uống mỗi ngày và sử dụng trong khoảng 2 – 3 ngày.
Những lưu ý khi chữa viêm đại tràng bằng lá vối
Lá vối là một nguyên liệu chữa bệnh viêm đại tràng được đánh giá là lành tính, khá an toàn và không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn để sau đây:
- Không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng để tránh tình trạng hao huyết hoặc có thể tiêu diệt các lợi khuẩn có trong đường ruột.
- Không nên dùng nước lá vối trong khi bụng đói hoặc dùng nước vối quá đặc, vì nó sẽ khiến cho nhu động ruột hoạt động quá mức, rất dễ gây ra cảm giác mệt mỏi do mất năng lượng.
- Cũng như những bài thuốc khác, người bệnh cũng cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài thì thuốc mới có thể phát huy được tác dụng.
- Đối với trường hợp bệnh đã tiến triển nặng thì không nên áp dụng bài thuốc dân gian này mà hãy chủ động đi thăm khám để được chỉ định sử dụng phương pháp điều trị thích hợp.
- Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần tích cực thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt theo hướng tích cực nhằm nhanh chóng chữa khỏi bệnh và ngăn chặn được những nguy cơ tái phát.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng.
Trên đây là các bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng lá vối và những lưu ý khi áp dụng. Lưu ý rằng, các bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, để biết tình trạng bệnh ở mức độ nào thì người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám và điều trị nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!