Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

Việc sử dụng thuốc tây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng là phương pháp hỗ trợ được áp dụng nhiều. Hiện nay, y học cũng nghiên cứu ra rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm mang lại tác dụng tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh cũng phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Loại thuốc chống trầm cảm
Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay

Thuốc chống trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến não bộ, các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này đó chính là trạng thái buồn bã, chán nản, suy sụp của người bệnh. Kèm theo đó là những suy nghĩ tiêu cực, không tập trung vào bất kì việc gì, mất dần các hứng thú đối với hoạt động xung quanh, kể cả các việc đã từng rất yêu thích,…

Bệnh lý này được chia thành 3 cấp độ khác nhau đó là trầm cảm cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Tùy vào mức độ của các triệu chứng và thể trạng, hành vi của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định giai đoạn bệnh cụ thể. Đối với những đối tượng bệnh nhẹ (giai đoạn 1) thì có thể không cần phải sử dụng đến thuốc, chỉ cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện.

Loại thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc trầm cảm phổ biển hiện nay đa phần là thuốc kê đơn chỉ được sự dụng khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh từ cấp độ 2 trở lên sẽ cần phải có sự can thiệp của rất nhiều biện pháp. Cũng bởi lúc này các triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Người bệnh sau khi được chẩn đoán sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc để hỗ trợ làm giảm bớt các triệu chứng, cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Các loại thuốc trầm cảm phổ biển hiện nay đa phần là thuốc kê đơn chỉ được sự dụng khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Những đối tượng đang bị trầm cảm, rối loại ấm ảnh cưỡng chế,…có thể được hỗ trợ sử dụng những loại thuốc này. Mỗi loại thuốc chống trầm cảm sẽ có cấu trúc và hoạt động khác nhau nhưng công dụng vẫn có những công dụng chung như:

  • Giảm bớt các lo lắng, suy nghĩ tiêu cực
  • Cải thiện tốt các triệu chứng như chán nản, buồn bã, u uất, mất ngủ, mất tập trung,…
  • Giúp an thần, tâm trạng được thoải mái hơn.

10 loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều thuốc chống trầm cảm hỗ trợ cải thiện và làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý này. Theo nghiên cứu và thống kê thì hiện trên thị trường có các loại thuốc chống trầm cảm như: Chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc  (SSRI), Thuốc chống trầm cảm tetracyclic, Các loại thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine (SNRI), Thuốc chặn tái hấp thu dopamine, Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs), Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3, Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2, Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A, Chất đối kháng noradrenergic, Các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs), Thuốc chặn tái hấp thu dopamine và các loại thuốc chống trầm cảm không điển hình sẽ được các chuyên gia kê đơn tùy vào mỗi tình trạng bệnh.

1. Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là loại thuốc chống trầm cảm hiện đang được sử dụng phổ biến nhất. Loại thuốc này có tác dụng giúp cho serotonin trong não được cân bằng. Từ đó, bệnh nhân sẽ đần được giảm bớt các triệu chứng mà bệnh trầm cảm gây ra.

Một số loại thuốc thuộc nhóm SSRI như Thuốc sertraline (Zoloft), Thuốc citalopram (Celexa), Thuốc fluoxetine (Prozac và Sarafem), Thuốc escitalopram (Lexapro), Thuốc fluvoxamine (Luvox), Thuốc paroxetine (Paxil, Pexeva và Britorelle).

Loại thuốc chống trầm cảm
Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Tùy vào từng thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân mà khi sử dụng các loại thuốc này sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như run toàn thân, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, buồn nôn, mắc ói, hồi hộp, giảm ham muốn, các chức năng tình dục vị rối loạn và ảnh hưởng.

2. Thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine (SNRI)

Thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và norepinephrine có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm, cải thiện tinh thần và sức khỏe cho người bệnh. Một số loại thuốc thuộc nhóm SNRI thường được sử dụng như Thuốc venlafaxine (Effexor XR), Thuốc levomilnacipran (Fetzima), Thuốc desvenlafaxine (Pristiq và Khedezla), Thuốc duloxetine (Cymbalta).

Đặc biệt, đối với Thuốc duloxetine (Cymbalta) không chỉ được sử dụng trong các trường hợp bệnh trầm cảm mà còn có thể dùng với mục địch giảm đau. Do đó, những bệnh nhân đang mắc chứng trầm cảm nhưng kèm theo các triệu chứng đau đớn sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu như táo bón, khô miệng, buồn ngủ, buồn nôn, mắc ói, mệt mỏi.

3. Các loại thuốc ức chế tái hấp thu Dopamine

Bupropion là một loại thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine có trong cơ thể. Nhóm thuốc này sẽ được chỉ định để sử dụng cho các đối tượng mắc chứng rối loạn trầm cảm theo mùa. Một số loại thuốc có thể kể đến như Thuốc Aplenzin, Thuốc Forfivo, Thuốc Wellbutrin. Ngoài ra, các loại thuốc ức chế này có thể áp dụng dành cho những trường hợp đang muốn cai thuốc lá.

Khi được chỉ định sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn, sử dụng thường xuyên và đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn để hạn chế các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra như: chóng mặt, hoa mứt, táo bón, buồn nôn, nôn, tầm nhìn bị mờ và hẹp lại. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và giải quyết kịp thời.

4. Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)

Nếu người bệnh sử dụng các thuốc của nhóm SSRI không mang lại hiệu quả thì có thể được thay thế bằng những loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs). Vào năm 1950 loại thuốc này đã được phát minh và sử dụng cho đến ngày nay. Cơ chế hoạt động chính của nhóm thuốc này đó chính là giúp cho noradrenalin và serotonin được giải phóng một cách tự nhiên. Chính vì thế mà  các bệnh nhân bị trầm cảm được cải thiện đang kể về các triệu chứng và giúp cho tâm trạng được cân bằng hơn.

Một số thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm TCAs đang phổ biến hiện nay như: Thuốc amitriptyline, Thuốc clomipramine (Anafranil), Thuốc amoxapin, Thuốc trimipramine (Surmontil), Thuốc doxepin, Thuốc imipramine (Tofranil), Thuốc protriptyline, Thuốc desipramine (Norpramin), Thuốc Nortriptyline.

Loại thuốc chống trầm cảm
Cơ chế hoạt động chính của nhóm thuốc này đó chính là giúp cho noradrenalin và serotonin được giải phóng một cách tự nhiên.

Tuy đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến với hầu hết các bệnh nhân đang bị trầm cảm nhưng người bệnh cũng nên chú ý và cẩn trọng để hạn chế tối đa các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, huyết áp thấp, co giật, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim.

5. Thuốc chống trầm cảm Tetracyclic

Tetracyclic cũng là một trong những loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện tốt tình trạng lo âu, căng thẳng của người bệnh. Tetracyclic được hoạt động theo cơ chế dẫn truyền những dây thần kinh có trong bộ não nên hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của trầm cảm một cách hiệu quả và an toàn.

Cũng giống như một số loại thuốc khác, khi sử dụng Tetracyclic người bệnh cũng nên tuân thủ đúng liều lượng theo như bác sĩ hướng dẫn vì thuốc có thể gây nen một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như mờ mắt, buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, khô miệng, đau đầu,…

6. Các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs)

Các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs) là một loại thuốc chống trầm cảm có từ rất lâu. Cơ chế hoạt động chủ yếu của loại thuốc này đó chính là ngăn chặn norepinephrine, dopamine và serotonin phân hủy. Đa phần những thuốc thuộc nhóm này đều rất kho sử dụng nên người bệnh cần tuân thủ đúng sự hướng dẫn và kê đơn cụ thể của bác sĩ.

Một số loại thuốc nhóm MAOI thường được sử dụng như Thuốc tranylcypromine (Parnate), Thuốc selegiline (Emsam), Thuốc phenelzine (Nardil), Thuốc isocarboxazid. Những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra như lo lắng, bồn chồn, buồn ngủ, buồn non, chóng mặt, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

7. Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2

Nefazodone và trazodone (Oleptro) là các loại thuốc chống trầm cảm loại thuốc đối kháng thụ thể 5-HT2. Đây là nhóm thuốc điều trị cũ có công dụng làm thay đổi các hóa chất của não bộ người bệnh. Thuốc nên được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Một số tác dụng phụ mà nhóm thuốc này có thể gây ra như khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt.

8. Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1A hay còn được gọi là vilazodone (Viibryd). Nhóm thuốc này được nghiên cứu và hoạt động theo cơ chế cân bằng mức serotonin cùng với chất dẫn truyền thần kinh của người bệnh. Từ đó, giúp cho các triệu chứng của bệnh trầm cảm được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, thuốc cũng có khả năng gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khó chịu, buồn nôn.

9. Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3 sẽ có chứa vortioxetine (Brintellix) trong thành phần bào chế. Khi sử dụng thuốc các hoạt chất sẽ giúp tác động đến não bộ để có thể kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng mà bệnh trầm cảm đang gây ra. Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, buồn nôn, các chức năng tình dục bị suy giảm và mất dần ham muốn.

10. Thuốc đối kháng Noradrenergic

Mirtazapine (Remeron) là thuốc đối kháng Noradrenergic được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm. Thuốc sẽ giúp thay đổi các chất bên trong não bộ, hỗ trợ kiểm soát và làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý này. Người bệnh khi sử dụng thuốc sẽ có khả năng gặp phải một số tác dụng phụ như tăng cân, chóng mặt, buồn ngủ,…

Một số lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm

Mặc dù các loại thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên môn nhưng trong quá trình dùng thuốc người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

Loại thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên môn nhưng trong quá trình dùng thuốc người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề.
  • Nếu trong thời gian điều trị bằng thuốc có xuất hiện một số tác dụng phụ như giảm ham muốn, các chức năng tình dục bị hạn chế, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, khó ngủ, kích động,…thì người bệnh nên nhanh chóng báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Đối với những bệnh nhân là trẻ em, thanh thiếu niên khi sử dụng thuốc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ để tránh là cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, nhiều trường hợp người bệnh còn nảy sinh ý định tử tự.
  • Còn đối với những người cao tuổi bị chứng trầm cảm với những biểu hiện đặc trưng nhu buồn bã, hay lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, ngủ ít, trí nhớ suy giảm,…cần được chú ý quan tam và theo dõi trong thời gan điều trị.
  • Trong thời gian 3 tháng sử dụng thuốc nhưng các triệu chứng trầm cảm vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc có nguy cơ gia tăng bất thường thì người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp hơn.
  • Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên chia sẻ cụ thể về thể trạng, tình hình sức khỏe, các bệnh lý đã và đang gặp phải cũng như những loại thuốc đang sử dụng để chuyên gia có thể kê đơn thuốc phù hợp nhất, tránh các trường hợp tương tác thuốc không mong muốn.
  • Người bệnh nên tuân thủ đúng theo các chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng sử dụng, tăng giảm liều lượng sẽ gây nên những tác dụng xấu ảnh hưởng đến cơ thể.

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay được rất nhiều các bác sĩ kê đơn nhằm giúp cho bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng của trầm cảm. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng người bệnh cũng cần tuân thủ và nắm rõ các lưu ý để hạn chế tối đa các tình huống xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân.

Cùng chuyên mục

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lưỡng cực là một trong những dạng trầm cảm của bệnh tâm lý phổ biến. Đây là một dạng rối loạn đặc trưng mà theo sau đó có...

Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì

Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì tốt cho tình trạng bệnh?

Để duy trì một sức khỏe thể chất và tinh thần khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh trầm cảm thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là điều...

Hậu quả khôn lường của bệnh trầm cảm bạn nên biết

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực cuộc sống, công việc, gia đình hoặc những cú sốc...

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Ít ai biết rằng trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ, khiến con người mất tập trung, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng,… Đây là bệnh lý cần...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ những áp lực, căng thẳng của việc học tập hoặc sự thay đổi về hành vi, hormone, môi trường...

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm là căn bệnh quái ái có thể cướp đi sinh mạng của vô số người. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý, sức...

Bình luận (9)

  1. Huy Vinh says: Trả lời

    Cho mình hỏi uống thuốc trầm cảm liên tục như vậy có hại cho sức khỏe không vậy ?

  2. Nobita Xuka says: Trả lời

    Đang đối diện với trầm cảm và đang phân vân giữa việc tự chữa trị tại nhà hay tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Cảm thấy mệt mỏi và không biết nên bắt đầu từ đâu

  3. Nguyễn Quyến Nhã Anh says: Trả lời

    Cũng đã thử dùng thuốc trầm cảm trong 3 vòng nhưng hiện vẫn cảm thấy như chưa đạt được sự cải thiện đáng kể

  4. Bùi Hường says: Trả lời

    trầm cảm là bệnh tâm lý. tôi nghĩ ko nên uống thuốc

  5. Ánh Ngọc says: Trả lời

    Mình tùng uống thuốc trầm cảm rồi mà cảm thấy có nhiều tác dụng phụ hơn tác dụng chính

  6. Bích Phương says: Trả lời

    Có thể mua thuốc ở đâu được ạ?

  7. Minh Đức says: Trả lời

    Có thuốc trầm cảm nào ít tác dụng phu không, tôi uống vào ngủ li bì, ăn chả được mấy mà cứ tăng cân vù vù, sợ quá, uống thuốc vào người cứ như bị ù ì đi, ko tỉnh táo để làm gì cả

  8. Đăng ANh says: Trả lời

    Đọc từ trên k sao, đến phần lưu ý, tác dụng phụ là sợ, rén luôn. Có cách nào k cần dugnf thuốc k trời! Sợ bị ù lì, mụ mị vì thuốc

  9. Giang Nguyễn says: Trả lời

    Trầm cảm đã 6 năm rồi, uống đủ loại vẫn vậy. Đôi khi thấy k hiểu sao mình vẫn gắng gượng được đến bây giờ. Liệu năm nay tôi có hết đc trầm cảm k.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn