Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?
Nội Dung Bài Viết
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng không được uống nước dừa vì dễ gây sảy thai. Sau ba tháng đầu của thai kỳ, các bà mẹ có thể uống nước dừa bình thường. Nước dừa giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai nhi và thai phụ.
Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe
Trái dừa (tiếng Anh: Coconut) là một trong những loại trái cây đặc biệt. Trái dừa chủ yếu cho con người phần nước để uống và một ít cùi dừa để ăn cho vui miệng.
Nước dừa một một thức uống quen thuộc, dùng để giải khát rất hiệu quả. Ở Việt Nam, dừa được chia thành nhiều giống loài như dừa xiêm, dừa dứa, dừa sáp, dừa tam quan,… Nước dừa thường có vị thanh mát, ngọt nhẹ, thích hợp dùng để giải khát vào ngày nắng nóng.
Tưởng chừng như chỉ có công dụng giải khát, nhưng bạn sẽ bất ngờ vì nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích khác nữa cho sức khỏe người dùng.
Trong nước dừa chứa nhiều khoáng chất như kali, magie, protein,… và những loại vitamin, đường, chất béo,… Như vậy, nước dừa mang đến một nguồn dinh dưỡng không nhỏ cho cơ thể.
Theo các nghiên cứu hiện đại, nước dừa là loại thức uống tốt cho tim mạch, cải thiện tiểu rắt, bù nước và chất điện giải cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, làm đẹp da, phòng ngừa sỏi thận,…
Theo Đông y, nước dừa được dùng để điều trị một số bệnh lý cho cơ thể như: tiểu rắt, tiêu chảy, táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng,…
Phụ nữ mang thai uống nước dừa được không?
Quả thực, chúng ta không thể phủ nhận tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai có thể uống nước dừa được không? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều quý độc giả gửi đến cho chúng tôi.
Theo quan niệm của dân gian, khi mang thai, phụ nữ uống nước dừa sẽ giúp em bé có da dẻ trắng trẻo, mịn màng. Tuy nhiên, nước da trắng là tùy thuộc vào gen di truyền. Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo khoa học nào chứng minh thai phụ uống nước dừa sẽ giúp em bé có nước da trắng trẻo.
Theo các chuyên gia sức khỏe, các bác sĩ phụ khoa, khi mang thai, phụ nữ hoàn toàn có thể dùng nước dừa. Nước dừa cung cấp vitamin, khoáng chất và giúp bù nước, bù chất điện giải cho cơ thể.
Tác dụng của nước dừa đối với thai phụ là:
- Nước dừa giúp các mẹ bầu bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng trong quá trình mang thai, giúp tránh những viêm nhiễm;
- Nước dừa giúp bù nước cho cơ thể, bổ sung nước ối cho bào thai;
- Giúp tuần hoàn máu tốt hơn;
- Cải thiện tiêu hóa, làm giảm ợ nóng trong thai kỳ;
- Bổ sung các khoáng chất cần thiết như kali, canxi,… cho thai phụ;
- Giúp hoạt động cơ bắp diễn ra dễ dàng hơn, giảm thiểu chuột rút, cứng cơ.
Một số lưu ý khi uống nước dừa trong thai kỳ
Một trong số những lưu ý quan trọng khi uống nước dừa trong thai kỳ đó là chỉ uống nước dừa khi thai nhi đã trên 3 tháng. Nước dừa là loại thức uống có tính hàn, giúp giải nhiệt tốt, tuy nhiên sẽ khiến lạnh bụng, lạnh tử cung, mềm gân, yếu cơ và khiến cho dễ bị sảy thai.
Bên cạnh đó, nước dừa còn chứa một số loại axit, chất khoáng khó tiêu hóa. Phụ nữ mang thai dưới ba tháng, thể trạng còn yếu, khi dùng nước dừa sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng.
Do đó, phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng không nên dùng nước dừa. Sau ba tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu có thể thoải mái uống nước dừa như bình thường. Vì khi ấy, thai nhi đã đủ khỏe mạnh, dạ con của người mẹ cũng đã chắc chắn.
Tuy nhiên, bà bầu vẫn cần chú ý đến liều lượng khi dùng. Không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày hoặc trong tuần. Cần điều chỉnh liều lượng tiêu thụ phù hợp, vừa đủ. Mỗi tuần, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng từ 1 đến 2 trái dừa.
Ngoài ra, khi dùng nước dừa, người dùng cũng cần lưu ý đến những điều sau:
- Tránh uống nước dừa vào buổi tối vì dễ lạnh bụng, khó tiêu hóa, tiểu đêm. Uống nước dừa ướp lạnh vào buổi tối càng là điều không nên làm vì sẽ khiến người dùng khó chịu, lạnh bụng và dễ gặp phải tiêu chảy;
- Không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày và trong tuần vì dễ gây mất chất điện giải;
- Sau khi đi ngoài trời nóng về, không nên uống nước dừa ngay, đặc biệt là không nên uống nhiều nước dừa vào lúc ấy vì sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải trong trường hợp này là: mệt mỏi, lạnh bụng, ớn lạnh, sốt nhẹ,…;
- Người có thể trạng thuộc dạng âm như da xanh, lạnh tay chân, dễ lạnh bụng, thường bị tiêu chảy, ít khát nước,… thì không nên dùng nước dừa;
- Người đang bị cảm lạnh, hen suyễn, thận yếu, huyết áp thấp, đang trong kỳ kinh nguyệt, đang bị bệnh trĩ,… không nên uống nước dừa;
- Trước khi thi đấu thể thao, tránh dùng nước dừa vì có thể gây yếu cơ, tay chân giảm sức dẻo dai, toát mồ hôi lòng bàn tay và lòng bàn chân, giảm phản xạ nhanh;
- Khi uống nước dừa, tránh pha thêm đường, tránh uống kèm với đá lạnh hoặc bất cứ loại hóa chất nào khác;
- Nước dừa lấy ra khỏi trái dừa sẽ gây giảm bớt hương vị. Người dùng nên uống nước dừa ngay trong quả dừa;
- Để nước dừa tiếp xúc lâu với môi trường bên ngoài sẽ khiến nước dừa giảm mùi vị, các vitamin sẽ bị tiêu hủy. Do đó, hãy uống nước dừa ngay khi vừa chặt mở.
Tóm lại, khi mang thai, phụ nữ vẫn có thể uống nước dừa. Nước dừa giúp mẹ bầu cải thiện tiêu hóa, giảm ợ nóng, bổ sung nước cho cơ thể, tăng lượng nước ối, giúp máu huyết tuần hoàn tốt hơn, bổ sung canxi cho cơ thể và thai nhi,… Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày. Phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng không được dùng nước dừa vì dễ dẫn đến sảy thai. Phụ nữ mang thai trên 3 tháng có thể uống nước dừa bình thường và dùng theo liều lượng bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!