Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bệnh mất ngủ mãn tính là tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng. Nếu bệnh không được khắc phục kịp thời thì sẽ dẫn đến mắc các bệnh nguy hiểm như: trầm cảm, tim mạch, đau đầu, suy giảm, mất trí hoặc thậm chí là đột quỵ.

Bệnh mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên, đây là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc vào ban đêm hoặc dậy quá sớm và không thể ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng. Nếu mất ngủ dưới 1 tháng gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn), còn mất ngủ trong thời gian kéo dài trên 1 tháng sẽ gọi là mất ngủ mãn tính.

Bệnh mất ngủ mãn tính
Bệnh mất ngủ mãn tính là tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng

Thông thường, người bị mất ngủ mãn tính phải mất từ 30 – 90 phút mới có thể đi vào giấc ngủ và chỉ kéo dài được từ 3 – 4 giờ/ ngày. Trong quá trình ngủ thì người bệnh cũng thường xuyên thức giấc giữa chừng và rất khó để có thể trở lại giấc ngủ dẫn đến tình trạng giấc ngủ cũng bị suy giảm đáng kể.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh và kéo theo mắc phải nhiều căn bệnh khác, thậm chí là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này thì bạn phải nhanh chóng thăm khám để tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời.

Về cơ bản, bệnh mất ngủ mãn tính được phân thành 2 loại chính:

  • Mất ngủ mãn tính tiên phát: Đây là tình trạng mất ngủ không liên quan đến bệnh lý mà là do sự thay đổi của hoá chất bên trong não, về điều kiện y tế hoặc thuốc gây ra. Đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến mất ngủ mãn tính tiên phát.
  • Mất ngủ mãn tính thứ phát: Đây là tình trạng có liên quan đến một số bệnh lý , có thể là do tác dụng phụ của thuốc hoặc các thủ thuật điều trị y tế gây ra. Ngoài ra, tình trạng này có thể bị ảnh hưởng bởi tâm trạng, lối sống thiếu khoa học hoặc các chấn thương.

Nguyên gây mất ngủ mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính mà cụ thể là do chất lượng cuộc sống bị giảm sút, bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý cơ thể cũng như thói quen ngủ không lành mạnh dẫn đến yếu tố sinh học cũng bị thay đổi. Đồng thời, tình trạng này còn liên quan đến một số nguyên nhân như sau:

  • Lo lắng, căng thẳng: Lo lắng, suy nghĩ về những vấn đề rối bời khó giải quyết tại nơi làm việc, gia đình, xã hội cũng khiến cho tâm trí trở nên căng thẳng, và đây chính là yếu tố gây cản trở khiến cho bạn không thể ngủ được hoặc bị khó ngủ.
  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng lớn thì đồng hồ sinh học cũng sẽ thay đổi. Những người lớn tuổi thường ngủ ít hơn 8 tiếng/ ngày. Chính vì vậy mà họ cần ngủ trưa để bổ sung đủ 8 tiếng/ ngày theo khuyến nghị. Theo thống kê hiện nay có gần một nửa số người trên 60 tuổi gặp phải tình trạng này.
  • Giới tính: Nữ giới thường mắc phải tình trạng mất ngủ cao hơn nam giới, lý do chính là sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, mất ngủ cũng khiến cho người bệnh ra nhiều mồ hôi đêm và bốc hoả. Tình trạng thiếu hụt estrogen cũng góp phần gây khó ngủ ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Thiếu hụt serotonin: Đây là một chất trung gian dùng để sản xuất ra hormone melatonin giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức. Nếu chất trung gian này bị thiếu hụt sẽ khiến cho bạn đối mặt với tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
  • Do mắc phải bệnh lý khác: Tình trạng mất ngủ kinh niên cũng có thể xảy ra ở những đối tượng mắc phải các bệnh lý về viêm xoang, rối loạn sinh lý, loét dạ dày, hệ thần kinh bị rối loạn hay đau nhức xương khớp mãn tính.
  • Lối sống không phù hợp: Duy trì một thói quen không lành mạnh như thường xuyên làm việc tại nhà vào mỗi buổi tối, ăn gần giờ đi ngủ, có thói quen ngủ bù vào ban ngày hoặc làm việc theo ca đêm cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học và nguy cơ mất ngủ mãn tính là điều không tránh khỏi.
  • Chế độ ăn uống: Thường xuyên có thói quen ăn uống không khoa học cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Đồng thời sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nicotin cũng góp phần gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính.
  • Thuốc gây mất ngủ: Trong một số trường hợp, mất ngủ mãn tính cũng có thể liên quan đến một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, chất kích thích, thuốc tim và huyết áp… cũng có thể làm phá vỡ sinh lý giấc ngủ của bạn.
  • Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh: Sống trong môi trường thường xuyên bị tác động bởi tiếng ồn, nơi ở không đảm bảo vệ sinh hoặc không gian ngủ chậc chội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.

>> Xem thêm: Hội chứng mất ngủ: Giải mã giấc mơ về một đêm trọn vẹn

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính thường khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, sức khoẻ suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người gặp phải tình trạng này. Nắm rõ các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn sớm phát hiện và nhanh chóng điều trị kịp thời. Những dấu hiệu vô tình mà bạn có thể mắc phải như:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ, để có thể ngủ được người bệnh phải mất từ 30 – 90 phút để vỗ về giấc ngủ. Tuy nhiên, trong khi ngủ thì vẫn xảy ra tình trạng dễ bị thức dậy lúc nửa đêm và khó để tiếp tục đi vào giấc ngủ.
  • Thức dậy quá sớm vào mỗi buổi sáng, ngay cả khi chỉ ngủ được vài giờ. Tình trạng này luôn khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, cơ thể uể oải thiếu sức sống và thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
  • Tình trạng này cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tâm lý, người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng, cảm thấy khó chịu và dễ cáu gắt với người khác. Đầu óc thường hay quên, không thể tập trung cao độ trong công việc và khó để đưa ra những quyết định sáng suốt.
  • Mất ngủ mãn tính kéo dài sẽ khiến cho sức khoẻ của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến mắc phải các bệnh làm suy giảm đến sức đề kháng của cơ thể.
  • Dấu hiệu khác: Mất ngủ mãn tính cũng có thể gây ra ảo giác cho người bệnh, mất khả năng thiết lập kế hoạch cho tương lai, có tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người xung quanh.
Bệnh mất ngủ mãn tính
Người bệnh dễ bị thức dậy lúc nửa đêm và khó để tiếp tục đi vào giấc ngủ

Bệnh mất ngủ mãn tính có gây nguy hiểm không?

Một giấc ngủ chất lượng phải đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Tình trạng thiếu ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và gây ra những nguy hiểm không thể ngờ tới như:

  • Bệnh mất ngủ mãn tính sẽ gây thoái hoá tế bào và ngộ độc tế bào. Đồng thời tình trạng này còn gây ra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.
  • Người bị mất ngủ mãn tính cũng có nguy cơ bị béo phì, thừa cân dẫn đến mắc phải bệnh tiểu đường. Còn đối với người gầy bị mất ngủ mãn tính thì làm tăng hàm lượng cholesterol và có nguy cơ bị đột quỵ.
  • Thiếu ngủ mỗi đêm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tâm trạng của bạn sẽ thường xuyên bị ủ rũ hoặc cáu kỉnh vào ngày hôm sau. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến các rối loạn về tâm lý, tâm thần như trầm cảm, lo âu và nguy cơ trí tuệ bị sa sút lên tới 33%.
  • Mất ngủ mãn tính còn liên quan đến tăng nhịp tim, huyết áp và nồng độ của các chất, khi đó sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch lên tới 48%.
  • Thường xuyên bị mất ngủ sẽ làm giảm tiết các hormone sinh sản  và có thể gây khó khăn cho việc thụ thai.
  • Mất ngủ mãn tính cũng có khả năng làm phá vỡ hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch và không thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
  • Đối với trẻ em bị mất ngủ mãn tính sẽ gây ra những tác động lâu dài như kém hoà hợp với mọi người xung quanh, trình độ học vấn trở nên sa sút, làm tăng nguy cơ tham gia vào nhóm hành vi nguy hiểm chống đối xã hội hoặc kém tăng trưởng và phát triển về thể chất.

Điều trị bệnh mất ngủ mãn tính

Có rất nhiều phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính mà cách tốt nhất là cần phải tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gây nên. Cụ thể các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ mãn tính bao gồm:

1. Sử dụng thuốc Tây y

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh mất ngủ không được khuyến khích điều trị bằng thuốc, bởi vì sử dụng thuốc thường xuyên sẽ khiến cơ thể cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và gây mất ngủ vào ban đêm. Đồng thời làm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mộng du, đãng trí và dễ té ngã.

Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ mãn tính gây nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn điều trị bằng thuốc trong một thời gian ngắn để cơ thể phục hồi lại sức khoẻ và tránh suy nhược cơ thể. Dưới đây là các loại thuốc chữa mất ngủ được bác sĩ kê đơn và không cần kê đơn như:

  • Thuốc an thần nhẹ không cần kê toa: Melatonin, Diphenhydramine, Doxylamine succinate, thuốc có chiết xuất từ hoa cúc hoặc rễ cây Valerian,…
  • Thuốc trị mất ngủ được bác sĩ kê toa: Zaleplon, Suvorexant, Rameltteon, Zolpidem, Eszopiclone, Doxepin,…

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị, người bệnh cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc để không phải mắc phải các rủi ro không mong muốn. Trong quá trình sử dụng mà vẫn không cải thiện thì bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để có giải pháp xử lý cho phù hợp.

Bệnh mất ngủ mãn tính
Mặc dù bệnh mất ngủ không được khuyến nghị sử dụng thuốc, nhưng có thể dùng trong 1 thời gian ngắn để cải thiện giấc ngủ

2. Trị mất ngủ bằng các loại thảo dược

Phương pháp chữa mất ngủ bằng thảo dược luôn được nhiều người quan tâm đến bởi việc hầu hết các phương pháp điều trị của Tây y đều gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy mà thảo dược được xem là bí quyết giúp chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả.

Trị mất ngủ bằng cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại cây thuốc nam không những giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư mà còn giúp cân bằng lại huyết áp, kháng viêm, cầm máu và đồng thời còn có công dụng chữa khó ngủ, mất ngủ một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cho khoảng chừng 1kg lá xạ đen khô đun cùng với 2 lít nước  trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.
  • Sử dụng nước của lá xạ đen uống mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng có được giấc ngủ ngon.

Trị mất ngủ bằng cây trinh nữ

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây mắc cỡ. Trong Y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn, ít độc có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, làm dịu thần kinh và an thần. Ngoài ra trong cây còn chứa thành phần Ancaloit, Selen, Flavonosit với công dụng giải trừ mệt mỏi và chữa đau nhức vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: Mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 20g cây trinh nữ và sắc cùng với 100ml nước để uống trước khi ngủ sẽ giúp điều trị bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh vô cùng hiệu quả.

Trị mất ngủ bằng cây lạc tiên

Theo Đông y, cây lạc tiên có vị ngọt, đắng nhẹ, tính mát có tác dụng làm giảm đau, an thần, tiêu viêm và lợi tiểu. Cây lạc tiên thường được dùng nhiều trong các bài thuốc an thần, làm mát gan, trị nổi mề đay mẩn ngứa và có hiệu quả trong việc điều trị chứng mất ngủ.

Cách thực hiện:

  • Lạc tiên sau khi đem rửa sạch thì đem phơi khô. Tiếp đến là hãm 10g lạc tiên đã được phơi khô cùng với 200ml nước sôi.
  • Chờ trong khoảng 5 – 7 phút và mang ra dùng khi nước trà còn ấm.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể đun 50g lạc tiên với 1.5 lít nước rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Trị mất ngủ bằng lá dâu tằm

Các thành phần trong lá dâu tằm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ kinh niên rất tốt. Đặc điểm nổi bật của lá dâu tằm là có vị ngọt, tính hàn, hơi đắng với công dụng giải nhiệt cơ thể và thanh lọc gan hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 300g lá dâu tằm tươi rồi phơi khô dưới trời nắng. Sau đó cho toàn bộ nguyên liệu vào chảo để sao lên cho nóng.
  • Tiếp đến là đổ toàn bộ lá dâu tằm đã sao nóng vào lọ thuỷ tinh, đậy nắm kín rồi đem chôn dưới đất. Sau 15 ngày thì đào lên và mang đi sử dụng.
  • Lấy một ít lá dâu tằm sắc cùng với 100ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng 50ml thì tắt bếp. Chia là 2 phần bằng nhau để sử dụng uống hết trong ngày.

3. Điều trị mất ngủ mãn tính tận gốc theo phương pháp Đông y

Theo quan điểm YHCT, mất ngủ mãn tính là do cơ thể bị các yếu tố ngoại tà xâm chiếm khiến ngũ tạng thất hòa suy giảm chức năng, tinh huyết không đủ, dưỡng khí không thông, mất cân bằng âm dương mà tâm trí rối loạn, không được yên.
Phép trị mất ngủ trong Đông y đảm bảo theo nguyên tắc: đi sâu vào căn nguyên loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, đồng thời bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng, lưu thông khí huyết, ngăn chặn bệnh tái phát.
Tùy theo thể trạng, thể bệnh cũng như độ tuổi mỗi người mà thầy thuốc sẽ gia giảm thành phần cho phù hợp. Ví dụ, người mất ngủ do tâm tỳ hư thì cần bổ tỳ khí để dưỡng tâm sẽ ngủ được; người tâm can huyết hư thì cần bổ âm, ích khi, dưỡng huyết để ngủ an giấc hơn,…

4. Trị mất ngủ mà không cần dùng thuốc

Để hạn chế việc sử dụng thuốc trị mất ngủ, bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên giúp cơ thể được thả lỏng và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số liệu pháp tự nhiên chữa mất ngủ không cần dùng thuốc như:

Tập yoga chữa mất ngủ mãn tính

Tập yoga đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp bạn sở hữu một cơ thể khoẻ khoắn, vóc dáng đạt chuẩn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể tập  và áp dụng yoga trị mất ngủ với 3 tư thế phổ biến sau:

  • Tư thế uốn gập người: Bạn chỉ cần ngồi thư giãn và đưa 2 chân ra trước rồi sau đó cúi gập người, đầu chạm vào gối chân, đưa thẳng 2 tay ra phía trước và hít thở nhẹ nhàng.
  • Tư thế nằm vuông góc: Nằm sát mông vào tường rồi đưa 2 chân lên bức tường để tạo thế vuông góc giữa bụng và chân. Hai tay dạng rộng, nâng mông lên rồi hít thở nhẹ nhàng, với tư thế này sẽ giúp cơ thể được lưu thông tuần hoàn máu.
  • Tư thế trái tim tan chảy: Thực hiện tư thế quỳ gối xuống tấm thảm sau đó cúi gập người, đưa 2 tay song song ra trước đầu và mông hơi kéo ra sau gót chân. Ở tư thế này sẽ giúp thần kinh được thư giãn tại dưới cánh tay và điều hoà tâm trí.

Ngồi thiền chữa mất ngủ mãn tính

Ngồi thiền không chỉ đơn thuần là giúp điều hoà tâm trí loại bỏ được những căng thẳng, mệt mỏi mà còn khắc phục được chứng mất ngủ giúp mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Ngồi lên tấm đệm hoặc sàn nhà và giữ lưng thẳng, xếp 2 chân chéo qua nhau hoặc có thể duỗi thẳng.
  • Tay đặt lên đầu gối hoặc đùi, thả lỏng 2 cánh tay và không nên bấu víu chặt vào chân.
  • Cúi nhẹ cằm, có thể nhắm mắt hoặc mở mắt, tuy nhiên nhắm mắt sẽ giúp bạn tập trung và tránh xao nhãng hơn.
  • Khi mới bắt đầu tập thì chỉ cần thiền từ 5 – 10 phút, có thể hẹn giờ đồng hồ. Sau khoảng 1 tuần quen dần với việc ngồi thiền thì bạn có thể tăng dần lượng thời gian.
  • Khép miệng lại và tập trung vào hơi thở và thở nhịp nhàng, vì đây là giai đoạn giúp loại bỏ những căng thẳng, lo lắng để hướng về những suy nghị tích cực hơn.
Bệnh mất ngủ mãn tính
Ngồi thiền sẽ giúp bạn loại bỏ đi những căng thẳng và mệt mỏi, giúp giấc ngủ được đi sâu và ngủ ngon hơn

Ngâm chân bằng nước ấm chữa mất ngủ mãn tính

Bàn chân là nơi tập trung của 60 huyệt đạo quan trọng của lục phũ ngũ tạng trong cơ thể có khả năng chi phối tuần hoàn máu, giúp thúc đẩy lưu thông kinh mạch cũng như là điều hoà các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Đổ 2 lít nước sôi vào một cái chậu và cho thêm một ít nước mát vào rồi hoà cùng với 2 – 3 thìa muối biển.
  • Khuấy đều cho muối tan vào nước rồi ngâm chân từ 15 – 20 phút để thư giãn.
  • Cuối cùng là lau khô bàn chân và đi ngủ. Áp dụng cách này đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp làm giãn mạch máu, giảm đau đầu và trị mất ngủ hiệu quả.

Tham khảo thêm: 11 Cách điều trị mất ngủ tại nhà không cần dùng thuốc

Các biện pháp phòng ngừa bệnh mất ngủ mãn tính

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen ngủ khoa học và kết hợp với việc ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mãn tính. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:

  • Không nên ăn quá khuya hoặc ăn gần giờ đi ngủ vì có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng giúp điều trị bệnh mất ngủ như trà hoa cúc, bột yến mạch, thịt gà hoặc một cốc mật ong ấm trước khi ngủ sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng mất ngủ mãn tính.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích đến não bộ và cản trở giấc ngủ như cà phê, nicotine và rượu,…
  • Tập thể dục thường xuyên đều đặn, tránh tập hoặc vận động mạnh trước khi ngủ vì có thể khiến cơ thể bị kích thích và khó ngủ.
  • Căn phòng phải tạo cảm giác thoải mái, yên tĩnh, tắt đèn trước khi ngủ hoặc gắn 1 bóng đèn ngủ nhỏ sao cho dễ ngủ, kèm theo đó là nhiệt độ căn phòng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.

Mất ngủ mãn tính là tình trạng có thể điều trị và cải thiện nếu như bạn biết kết hợp việc điều trị với lối sống lành mạnh sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng gây mất ngủ. Nếu tình trạng này vẫn còn kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc thì bạn cần đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để trao đổi và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bình luận (33)

  1. Tiền Nguyễn says: Trả lời

    Bệnh mất ngủ này do những nguyên nhân gì vậy, mình hay dùng điện thoại về đêm và gần sáng ra mới ngủ thì có phải là nguyên nhân gây mất ngủ không? Chả biết sao dạo gần đây ngủ không được ngon giấc mà lại rất khó vào giấc ngủ, ngày chắc được 4 tiếng thôi. Mệt mỏi ghê.

    1. tấn Cẩu says: Trả lời

      Cứ dùng điện thoại và thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ không khoa học sẽ thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể thì không ngủ được là phải rồi. Ngoài ra thì còn các nguyên nhân khác nữa như là: căng thẳng, lo âu, tuổi tác, giới tính, chế độ ăn uống, mắc các bệnh lý khác , dùng các thuốc gây mất ngủ và đặc biệt là lói sống không phù hợp nữa. Chính vì thế, trước khi đi ngủ có thể nghe nhạc nhẹ nhàng và điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt của mình cứ thế này gây ra mất ngủ mãn tính thì khó chữa đó. Đi mà khám rồi trị sớm đi.

    2. Học BM says: Trả lời

      Có ai biết chỗ nào khám chữa mất ngủ tốt và hiệu quả không chỉ em với chứ em điều trị ở Bạch Mai mấy tháng trời không ăn thua gì cả?

    3. DJ Trần says: Trả lời

      Qua bên trung tâm thuốc dân tộc ý cậu, thuốc bên này là thuốc đông y sẽ điều trị dứt điểm được bệnh mà lại rất an toàn lắm đó, mẹ tớ bị mất ngủ mạn tính 5 năm còn chữa được nữa mà, bạn qua đó mà chữa đi, bên này toàn các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực y học cổ truyền nên chữa bên này yên tâm lắm, cần thêm thông tin gì vào đây tìm hiểu nha: https://www.tapchidongy.org/trung-tam-thuoc-dan-toc-chua-mat-ngu-co-tot-khong.html

  2. Bùi Nhiên says: Trả lời

    Đêm tôi ngủ được có 4-5 tiếng, sáng ra hay bị mệt mỏi, buổi trưa thì vẫn ngủ được thì có phải là bị mất ngủ không cả nhà?

    1. Khoa Cây Giống says: Trả lời

      Ngày ngủ ít cũng phải 7-8 tiếng đây ngủ có 4-5 tiếng ngủ dậy lại còn mệt mỏi nữa thì là giấc ngủ không sâu, mất ngủ rồi, nên đi khám chữa sớm đi

  3. Tahnh Huyền says: Trả lời

    Đã ai dùng bài thuốc định tâm an thần thang để trị mất ngủ chưa, cho xin ít reviu với, chồng mình do công việc áp lực, thường xuyên thức khuya nên dần dần bị mất ngủ mạn tính ngày ngủ được có 3-4 tiếng, tinh thần không được tập trung, tỉnh táo gì cả. Mà nghe nói thuốc này điều trị hiệu quả lắm, lại an toàn không biết thực hư thế nào ai biết thì chia sẻ cho chị nhé?

    1. Lý Thị says: Trả lời

      Địa chỉ trung tâm ở đâu thế bạn, mình ở trong Sài Gòn có địa chỉ nào không?

    2. Riêng Mình tôi says: Trả lời

      Trong nam có 1 cơ sở đó nàng, địa chỉ hôm trước tôi khám đây này: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM, bạn qua đó mà khám nha bác sĩ nhiệt tình chu đáo lắm, cần tư vấn gì thì gọi điện vào đây nha: 0979 509 155

  4. Mimi Cat says: Trả lời

    Có chị em nào đang mang bầu bị mất ngủ như tôi không, tôi từ lúc mang thai 3 tháng đầu thì ăn ngủ rất khỏe, nhưng từ tháng thứ 4 đổ lại đây là bị đau lưng, người cứ nặng nề, đêm nằm cứ trằn trọc mãi, mắt cứ thao láo không ngủ được, mặc dù chả có chuyện gì suy nghĩ cả. Mà tôi lại mang bầu nên chả dám dùng thuốc gì cả, giờ càng ngày càng mệt mỏi, ăn uống kém, cứ thế này sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi quá, có cách nào trị được bệnh này mà an toàn không hả chị em chỉ giúp tôi với.

    1. Mợ Út says: Trả lời

      Khổ thật đang mang bầu mà còn bị bệnh mất ngủ thì chịu sao nổi, người bình thường bị mất ngủ đã mệt mỏi lắm rồi, đây đang mang bầu còn khổ nữa, bạn thử ăn tâm sen hay mua sen về hầm cháo gà đi vừa bồi bổ cơ thể vừa giúp điều trị mất ngủ luôn đó, chịu khó nghe nhạc thư giãn ngâm chân nước âm trước khi đi ngủ nữa vào, chứ đừng dùng thuốc gì linh tinh ảnh hưởng đến thai thì toi, muốn dùng gì thì phải đi khám bác sĩ thì mới được dùng nha.

    2. Khánh Chi says: Trả lời

      Ôi mang bầu mà mất ngủ thì nguy hiểm đó, không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng đấy, đi khám bác sĩ để mà điều trị, không xem thường được cái mất ngủ này đâu

    3. Điêu Thuyền says: Trả lời

      Thấy nhiều người bảo mất ngủ dùng thuốc đông y điều trị hiệu quả và an toàn lắm đó, em thử vào đây mà nghiên cứu bài thuốc này này, chị vừa đọc được trên mạng đó: https://thuocdantoc.vn/bai-thuoc-tu-dong-y-dinh-tam-an-than-thang-giup-loai-bo-chung-mat-ngu-cho-tinh-than-sang-khoai.html

    4. Mimi Cat says: Trả lời

      Đã ai dùng thuốc này chưa, thuốc này dùng cho phụ nữ mang thai thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không vậy?

    5. Tuân Công Nghệ says: Trả lời

      Vợ mình đang dùng thuốc này, đang mang thai tháng thứ 5 bác sĩ kê cho dùng rồi, bác sĩ mà đã bảo dùng được thì không có vấn đền gì đâu, thuốc này toàn các thảo dược tự nhiên nên không có hóa chất gì đâu, dùng vào còn thấy vợ mình khỏe ra ăn được, ngủ tốt hơn nữa đó, vợ mình dùng hết hơn 2 tháng là khỏi hoàn toàn rồi, giờ ngon giấc không bị khó ngủ hay giật mình lúc nửa đêm nữa

  5. Bí Ngô says: Trả lời

    Lá dâu tằm chữa mất ngủ như nào vậy, nhà tôi nhiều thuốc này lắm, lá này chữa khỏi được mất ngủ sao, để tôi áp dụng thử xem

    1. Mai Ken says: Trả lời

      Gõ trên mạng họ hướng dẫn cho nhưng mà cách này cũng chỉ giúp cải thiện chút ít tình trạng thôi chứ bảo điều trị khỏi thì không có khỏi được đâu

  6. Nhím Con says: Trả lời

    Điều trị bệnh mất ngủ mạn tính này thì dùng thuốc đông y hay tây y sẽ hiệu quả hơn vậy các bác, mẹ em bị mất ngủ mấy năm nay ăn uống mãi không cải thiện tý nào? Bác nào biết thì tư vấn giúp.

    1. Người Tình Mùa Đông says: Trả lời

      Trước đây tôi bị mất ngủ là hay mua thuốc an thần về uống, dùng thấy tác dụng nhanh lắm, nhưng lúc nào không dùng thuốc là lại mất ngủ như cũ, dùng lâu còn bị nhờn thuốc, mà tinh thần không được tỉnh táo hay mơ hồ, lại bị phụ thuộc vào thuốc nên tôi không dùng nữa, được người quen giới thiệu sang bên trung tâm thuốc dân tộc dùng thuốc đông y mới dùng hơn 1 tháng thấy cải thiện hơn rất nhiều, khỏe ra mà tinh thần rất thoải mái, không nghĩ thuốc y học cổ truyền lại tốt như thế, mọi người có thể xem xét phương pháp này mà điều trị bệnh

    2. Đại Lý Gạch Đá says: Trả lời

      Thuốc đấy tên là gì thế nàng, có trị dứt điểm được bệnh không hay lại tái phát thì chán lắm.

    3. Mây Mây says: Trả lời

      bài thuốc này tên là định tâm an thần thang đó em, thuốc này không như thuốc tây chỉ tác dụng tạm thời còn đây là thuốc đông y sẽ điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh và giúp nâng cao sức khỏe hơn ngăn ngừa tái phát, chị dùng hết 2 tháng là khỏi hoàn toàn, 1 năm rồi vẫn ăn ngủ ngon không thấy bị mất ngủ trở lại. Cứ đến khám uống thuốc rồi tuân thủ trong ăn uống sinh hoạt theo như chỉ định của bác sĩ thì hiệu quả sẽ tốt

  7. Phương Đốm says: Trả lời

    Mất ngủ mạn tính lâu ngày có gây nguy hiểm gì không, tôi bị mất ngủ phải 5-6 năm nay rồi?

  8. Thiều Viên says: Trả lời

    Có cách nào điều trị mất ngủ mà không cân dùng thuốc không các cháu, cô dùng nhiều thuốc tây mà mãi không khỏi, mà thấy bảo dùng nhiều còn bị tác dụng phụ nên cô sợ chả dám dùng nữa, mà mất ngủ mệt mỏi lắm, có cách nào không cần dùng thuốc mà khỏi được thì mách cô với?

    1. Nữ Nhi says: Trả lời

      Nhiều cách mà cô, cô uống nụ hoa tam thất hoặc đinh lăng ý, mấy loại này giúp điều trị mất ngủ tốt lắm, mà lại an toàn sẵn có nữa chứ, cháu thấy mẹ cháu đang dùng thấy ổn phết cô ạ.

    2. Bà Trùm says: Trả lời

      Bà ơi tôi thấy người ta mách trị mất ngủ mạn tính bằng cách tập yoga hoặc ngồi thiền sẽ hiệu quả lắm, trước khi đi ngủ ngâm nước ấm với gừng sẽ giúp thư giãn dễ vào giấc ngủ hơn đó, bà thử làm đi, cũng chả mất gì mà biết đâu lại khỏi được đó.

    3. Trần Thoại Mỹ says: Trả lời

      Trời chả có cách nào không dùng thuốc mà trị khỏi được bệnh đâu chị, có thì chỉ hỗ trợ thuyên giảm đi thôi, chứu dứt điểm thì chị phải dùng cả thuốc thì mới trị hoàn toàn được.

  9. Vũ Sinh says: Trả lời

    Chú bị mất ngủ hơn 10 năm mạn tính nan y rồi còn chữa được không và muốn mua thuốc định tâm an thần thang thì mua như thế nào hướng dẫn chú mua với

    1. Thọ sát Gái says: Trả lời

      bài thuốc này chuyên điều trị các bệnh mạn tính lâu năm mà thuốc tây y không chữa được mà chú, nên chú cứ yên tâm bà cháu bị hơn 10 năm cũng chữa được rồi đó, chú xem địa chỉ nào gần thì qua trực tiếp trung tâm mà mua cho đảm bảo, địa chỉ trung tâm đây này chú
      – Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội
      – Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      – Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh

    2. Minh Già says: Trả lời

      Anh ơi, em hay mua thuốc qua mạng đó, bên trung tâm họ gửi về tận nhà cho không phải mất công đi lại đâu, thuốc rất hiệu quả mà bác sĩ thường xuyên gọi điện hỏi thăm và tư vấn cho qua điện thoại luôn mà, nên có gì cứ gọi vào đây mà đặt nha:: (028) 7109 6699 hoặc vào trang này họ hướng dẫn chi tiết cách mua thuốc cho đó: https://www.thuocdantoc.org/huong-dan-mua-thuoc

    3. Tiến Vịt says: Trả lời

      Em cũng đang vừa dùng thuốc định tâm an thần thang của trung tâm thuốc dân tộc vừa kết hợp châm cứu bấm huyệt, thấy thư giãn dễ chịu lắm. Tối về ngủ ngon hơn hẳn, sáng dậy tỉnh táo không thấy mệt mỏi gì nữa cả, chắc là hết liệu trình sẽ khỏi được, thế mà không biết đến trung tâm này sớm trước cứ lạm dụng thuốc mất ngủ

    4. Canh 1989 says: Trả lời

      Ơ thế phải dùng cả châm cứu bấm huyệt nữa à chị, em đang dùng mỗi thuốc thì có được không?

    5. Guỳnh Gu says: Trả lời

      Dùng được kết hợp cả phương pháp này nữa thì nhanh khỏi và giúp lưu thông máu não tốt hơn, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ cho kết hợp thêm cho mau khỏi, còn nếu em nhẹ bác sĩ chưa chỉ định cho dùng thì không cần đâu, thuốc cũng rất hiệu quả ròi mà, nên muốn biết cụ thể thì cứ hỏi bác sĩ nha, sđt đây: (024) 7109 6699

  10. Mợ Út says: Trả lời

    Khổ thật đang mang bầu mà còn bị bệnh mất ngủ thì chịu sao nổi, người bình thường bị mất ngủ đã mệt mỏi lắm rồi, đây đang mang bầu còn khổ nữa, bạn thử ăn tâm sen hay mua sen về hầm cháo gà đi vừa bồi bổ cơ thể vừa giúp điều trị mất ngủ luôn đó, chịu khó nghe nhạc thư giãn ngâm chân nước âm trước khi đi ngủ nữa vào, chứ đừng dùng thuốc gì linh tinh ảnh hưởng đến thai thì toi, muốn dùng gì thì phải đi khám bác sĩ thì mới được dùng nha.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, thăm khám sức khỏe định kỳ,... là một số cách phòng ngừa thiếu...

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu bên phải là tình trạng phổ biến ở nhiều người, hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không nên chủ quan. Bởi vì, nó có thể...

Top 10 loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ được đánh giá tốt

Các loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ chủ yếu là viên uống bổ sung, TPCN và thuốc không kê toa. Các sản phẩm này chứa chiết xuất từ...

Các phương pháp nào được sử dụng để xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não?

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Siêu âm Doppler, chụp động mạch não, CT – scan, lưu huyết não đồ… là những xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não thường được sử dụng. Vậy các xét...

Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Đau nửa đầu bên trái là một triệu chứng thường gặp, xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về một...

Ẩn