Mẹ bầu bị dị ứng hải sản có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nội Dung Bài Viết
Mẹ bầu bị dị ứng hải sản là vấn đề rất khá phổ biến. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến em bé ra sao và cách điều trị thế nào an toàn thì không phải ai cũng biết.
Nguyên nhân mẹ bầu dễ bị dị ứng hải sản
Tình trạng dị ứng với hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn một số thành phần trong loại thức ăn này là yếu tố gây hại. Khi đó, kháng thể (protein miễn dịch IgE) sẽ được hình thành. Nó phản ứng với một số chất trong hải sản và sinh ra histamin. Chất này xuất hiện ở bộ phận nào sẽ cản trở hoạt động của bộ phận đó. Thường thì chúng sản sinh ở da. Một số trường hợp histamin xuất hiện ở mũi và miệng.
Khá nhiều người bị dị ứng với hải sản. Trong đó, phụ nữ đang mang thai là một trong những đối tượng dễ bị tình trạng này nhất. Nguyên nhân bắt nguồn từ những thay đổi đột ngột của nội tiết tố. Cơ thể không kịp thích ứng có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc rối loạn hoạt động. Tác động của quá trình này không chỉ khiến phụ nữ mang thai bị dị ứng hải sản mà còn dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, nguy cơ bị dị ứng hải sản trong giai đoạn thai kỳ sẽ cao hơn gấp nhiều lần:
- Ba hoặc mẹ bị dị ứng hải sản;
- Mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng nói chung;
- Cơ địa nhạy cảm;
- Sức đề kháng bẩm sinh kém;
- Bị hen suyễn hoặc từng bị bệnh này;
- Ăn hoặc chế biến hải sản không đúng cách.
Biểu hiện dị ứng hải sản trong giai đoạn thai kỳ
Như đã trình bày, histamin được sinh ra ở đâu sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan đó. Với những phụ nữ đang mang thai, biểu hiện của tình trạng dị ứng hải sản thường xuất hiện ở da. Cụ thể là phát ban đỏ với sự xuất hiện của các nốt nhỏ li ti, sưng và kèm cảm giác ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng dị ứng ở mẹ bầu khi ăn hải sản có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện dưới đây:
- Ho;
- Ngứa mũi hoặc môi;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Chóng mặt;
- Nhức đầu;
- Đau bụng;
- Tiêu chảy.
Mẹ bầu bị dị ứng hải sản ảnh hưởng đến thai nhi
Dị ứng hải sản ở mức độ nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở trường hợp nhẹ, các triệu chứng của dị ứng làm cho người mẹ mệt mỏi và khó chịu. Tình trạng này khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của em bé bị cản trở.
Ở mức độ nặng, chẳng những việc hấp thụ chất dinh dưỡng của bé bị hạn chế mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Phổi và phế quản của thai nhi rất dễ bị tổn thương khi mẹ bầu bị dị ứng hải sản nói riêng và các thực phẩm khác nói chung.
Thậm chí có trường hợp còn gây sinh non hoặc dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, khi người phụ nữ đang mang thai thường xuyên bị dị ứng thì con sinh ra rất dễ mắc bệnh. Thực tế thì số trường hợp bị các vấn đề này không nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên vì thế mà chủ quan.
Trường hợp dị ứng hải sản khi mang thai gây nguy hiểm
Nếu bị dị ứng hải sản kéo dài nhiều ngày không khỏi hoặc thường xuyên tái dị ứng thì bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ. Bên cạnh đó, khi tình trạng dị ứng đi kèm sốc phản vệ thì đó là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Cả tính mạng của mẹ và bé đều bị đe dọa nếu không được can thiệp kịp thời.
Những triệu chứng sốc phản vệ thường gặp là
- Sưng cổ họng;
- Khó thở, thậm chí bị nghẹt thở;
- Giảm huyết áp nhanh;
- Mạch đập nhanh;
- Chóng mặt;
- Ngất xỉu.
Nguyên tắc điều trị dị ứng hải sản khi mang thai
Trong giai đoạn thai kỳ, sử dụng thuốc tân dược không được khuyến khích. Ngay cả những loại an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ bầu phải “chịu trận” tại nhà. Thay vào đó, họ cần được đến cơ sở y tế kiểm tra để đánh giá tình trạng dị ứng và tìm ra giải pháp điều trị thích hợp nhất.
Nguyên tắc tối quan trọng khi mang thai bị dị ứng nói chung và dị ứng hải sản nói riêng là không được tự ý dùng thuốc. Ngay cả những loại được bác sĩ chỉ định thì mẹ bầu cũng không được tự ý thay đổi liều lượng, rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, mẹ bầu cần phải thông báo với bác sĩ. Ngoài ra, lịch tái khám cũng cần được nghiêm túc thực hiện.
Cách điều trị khi mẹ bầu bị dị ứng hải sản
Trường hợp nhẹ
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc khắc phục các triệu chứng dị ứng với hải sản. Mục đích là giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn và không để tình trạng dị ứng chuyển biến nặng. Tiêu biểu là thuốc kháng histamin thế hệ 2 dành cho phụ nữ đang mang thai như: acrivastin, cetirizin, terfenadin hoặc loratadin…
Trường hợp nặng
Mẹ bầu có thể được chỉ định tiêm Epinephrine trong trường hợp dị ứng hải sản có dấu hiệu chuyển nặng hoặc nguy cơ gây sốc phản vệ. Liều lượng dùng thuốc được bác sĩ chỉ định rõ ràng và giám sát chặt chẽ. Nếu không sẽ gây hại cho thai nhi.
Bên cạnh đó, dùng corticoid dạng uống hoặc tiêm cũng sẽ được cân nhắc cho những trường hợp nặng. Thường thì nó dùng khi tình trạng dị ứng gây nổi mề đay nặng; viêm xoang mũi, viêm phế quản hoặc hen suyễn cấp tính. Loại thuốc này có tác dụng rất mạnh và khắc phục nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, người ta vẫn lo ngại ảnh hưởng không tốt đến thai nhi vì nó truyền được qua nhau thai. Vì thế, bác sĩ chỉ dùng corticoid cho bà bầu với liều lượng thấp và khi thật sự cần thiết.
Biện pháp dân gian chữa dị ứng hải sản khi mang thai
Ngoài dùng thuốc, một số trường hợp mẹ bầu bị dị ứng hải sản ở mức độ nhẹ có thể áp dụng biện pháp dân gian để khắc phục các triệu chứng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Tắm nước lá chè xanh
Các hoạt chất trong lá chè xanh có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn tốt. Đồng thời, nó còn giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy trên da do dị ứng. Để thực hiện cách điều trị này, bạn chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh ở dạng tươi. Nên ngâm nước muối và rửa sạch nó trước khi nấu. Trong lúc nấu nên cho vào một ít muối để tăng khả năng sát khuẩn.
Trước khi tắm lá chè xanh, bạn nên tắm qua nước sạch. Bên cạnh đó, nhiệt độ của nước tắm (dạng nguyên chất hoặc đã pha với nước lạnh) nên giữ cho ấm vừa phải để tăng hiệu quả điều trị. Phần bã lá có thể tận dụng để chà nhẹ nhàng lên da. Mỗi ngày tắm 1 lần. Thông thường, trong vài ngày, tình trạng ngứa ngáy sẽ dần thuyên giảm và khỏi hẳn.
Tắm nước lá trầu không
Nói về khả năng sát khuẩn, chống viêm và an toàn cho phụ nữ đang mang thai thì ngoài lá trà xanh còn có lá trầu không. Đây đồng thời cũng là hai loại lá được sử dụng rất phổ biến để điều trị tình trạng ngứa ngáy trên da. Cách tắm nước lá trầu không tương tự như lá trà xanh.
Một số lưu ý quan trọng phòng dị ứng thức ăn khi mang thai
- Tạm ngừng các loại hải sản đã từng hoặc có nguy cơ gây dị ứng khi mang thai;
- Đối với thực phẩm đóng hộp, bạn cần đọc kỹ thành phần xem có những loại hải sản gây dị ứng không;
- Thận trọng khi chế biến món ăn có nguyên liệu là hải sản. Thậm chí, không nên để nó dính vào những thực phẩm khác;
Khi mang thai, hải sản là nguồn cung cấp vitamin dồi dào. Tuy nhiên, nếu bạn không thể ăn thực phẩm này hoặc lo sợ các rủi ro với sức khỏe thì có thể thay thế nó bằng các thực phẩm khác. Tiêu biểu là: sữa, trái cây sấy khô, chuối, kiwi, cam, bột yến mạch, súp lơ xanh, cải xoăn, rau bina, hạnh nhân, đậu phụ…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!