Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh là nỗi băn khoăn hàng đầu của chị em phụ nữ trong suốt thai kỳ. Những lời khuyên về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày trong bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời khách quan, đầy đủ nhất.

Trong hành trình mang thai chín tháng mười ngày với bao nhọc nhằn, vất vả, người mẹ luôn mong muốn mang đến cho đứa con bé bỏng của mình những điều tốt lành, tuyệt vời nhất. Đây cũng chính là giai đoạn nhiều mẹ bầu hoang mang, lo lắng, không biết nên ăn uống như thế nào, kiêng cữ ra sao để thai nhi chào đời bình an, khỏe mạnh. 

Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Trong hành trình mang thai chín tháng mười ngày vất vả, người mẹ luôn mong muốn mang đến cho đứa con bé bỏng của mình những điều tốt lành, tuyệt vời nhất.

Bà bầu nên kiêng gì trong ăn uống?

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bản thân và em bé trong suốt thai kỳ, sản phụ cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân đối. Bởi việc ăn uống sai cách trong giai đoạn nhạy cảm này có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, thai dị tật, thậm chí sảy thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần kiêng những loại thực phẩm sau:

Thịt, sữa, hải sản và các chế phẩm

Đây là nhóm thực phẩm thiết yếu, có vai trò cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, một số thực phẩm trong nhóm này không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, bao gồm:

  • Thịt tái hoặc thịt chế biến sẵn

Thịt là nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình mang thai của sản phụ. Tuy nhiên, chị em không nên ăn thịt sống, thịt tái bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại. 

Thêm vào đó, các chế phẩm từ thịt như: thịt nguội, chà bông, lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói, thực phẩm đông lạnh… cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Nếu muốn ăn loại thực phẩm này, bạn cần nấu chín kỹ rồi ăn khi còn nóng.

  • Gan động vật

Gan động vật giàu vitamin A và chất sắt. Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã hấp thụ vitamin A từ trái cây, rau củ và các loại viên uống bổ sung. Do đó, nếu bạn tiếp tục tiêu thụ nhiều gan động vật, lượng vitamin A nạp vào cơ thể tăng mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí khiến thai dị dạng. Hơn nữa, gan là cơ quan tích trữ và đào thải độc tố của động vật. Việc ăn nhiều loại thực phẩm này hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa qua khâu tiệt trùng

Sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi giúp thai nhi phát triển xương và răng toàn diện. Tuy nhiên, một số chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria, gây sảy thai. Vì vậy, trước khi sử dụng, phụ nữ mang thai cần kiểm tra kỹ thành phần ghi trên bao bì và chỉ dùng những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa tươi tiệt trùng.

Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa qua khâu tiệt trùng
Một số chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria, gây sảy thai.
  • Hải sản tươi sống hoặc chín tái

Hải sản tươi sống, đông lạnh hoặc chín tái như: nghêu, ốc, sò điệp, hàu tái, cá biển xông khói, sushi, sashimi… chứa một lượng lớn vi khuẩn, có thể khiến mẹ bầu ngộ độc, đồng thời gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, ngay cả khi thực sự rất yêu thích, chị em cũng nên hạn chế thưởng thức những món ăn này khi đang mang thai.

  • Cá biển có hàm lượng thủy ngân cao

Cá biển giàu protein và axit omega-3. Hai dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển thị lực và não bộ của bé. Tuy nhiên, bà bầu cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu, cá kình, cá kiếm, cá mập… Ngay cả khi bạn dùng các loại cá này dưới dạng đóng hộp, chất bảo quản và hàm lượng thủy ngân của chúng cũng gây tác động tiêu cực đối với thai nhi. Một số loài cá và hải sản giàu protein, omega-3, ít thủy ngân, không gây hại cho mẹ và bé là tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái…

  • Cua và các chế phẩm từ cua

Thành phần dinh dưỡng của cua rất dồi dào và phong phú. Thế nhưng, loài hải sản này không tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Nếu ăn cua trong giai đoạn này, người mẹ sẽ bị xuất huyết trong, co thắt tử cung, sinh non, thậm chí bị thai chết lưu.

Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? - cua
Nếu ăn cua trong giai đoạn này, người mẹ sẽ bị xuất huyết trong, co thắt tử cung, sinh non, thậm chí bị thai chết lưu.

Tóm lại, thịt, hải sản… dành cho bà bầu cần phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nấu chín kỹ và không chứa chất bảo quản.

Các loại trái cây, rau củ

Rau củ và trái cây là nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất vô cùng phong phú. Tuy nhiên, sản phụ cần đảm bảo ăn các loại trái cây, rau củ tươi sạch, đã qua sơ chế và ngâm rửa cẩn thận. Nếu loại thực phẩm này không được làm sạch đúng cách thì các loại giun sán, vi khuẩn hoặc dư lượng thuốc trừ sâu có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu khi chúng được ăn sống.

Bên cạnh đó, chị em cũng không nên mua trái cây đóng hộp hay nước ép chế biến sẵn vì những sản phẩm này có thể vẫn còn tồn tại nhiều vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, bạn cần tuyệt đối tránh ăn các loại trái cây, rau củ dưới đây, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Đu đủ xanh

Mủ, oxytocin và prostaglandin trong đu đủ xanh có thể làm co thắt tử cung, chảy máu, từ đó gây sảy thai hoặc sinh non. Thế nhưng với nhiều vitamin A, B, C, kali, beta-carotene, choline, folate… đu đủ chín có khả năng giúp người mẹ thoát khỏi cơn ợ nóng và chứng táo bón.

  • Dứa

Enzyme bromelain của trái dứa có tác dụng phá vỡ cấu trúc của protein, làm mềm tử cung, tạo ra nhiều cơn co thắt, khiến thai chết lưu hoặc sảy thai.

Dứa - Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Chị em cần kiêng ăn dứa để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Nhãn 

Trái nhãn giàu glucose. Khi ăn nhiều nhãn, bà bầu sẽ bị táo bón, nổi mụn, đồng thời có nguy cơ mắc tiểu đường cao. Vì vậy, để tránh làm tăng lượng đường trong máu, chị em cần hạn chế ăn loại trái cây này.

  • Chùm ngây

Chùm ngây chứa nhiều vitamin và khoáng chất (sắt, kali…). Tuy nhiên, hoạt chất alpha-sitosterol trong loại rau này có thể khiến mẹ bầu sảy thai.

  • Rau ngót

Rau ngót giàu papaverin. Chất này có thể giảm đau, giãn cơ trơn và hạ huyết áp. Nếu ăn nhiều rau ngót trong thời gian mang thai, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao do cổ tử cung co thắt.

  • Khổ qua

Hai hoạt chất monodicine và quinin trong trái khổ qua có tác dụng kích thích tử cung co bóp, từ đó dẫn đến hiện tượng sảy thai.

khổ qua
Trái khổ qua không tốt cho phụ nữ mang thai.
  • Măng tươi

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, măng tươi có công dụng trị táo bón và làm giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng chứa nhiều cyanide. Đây là chất độc khá nguy hiểm đối với cơ thể. Nếu không sơ chế kỹ càng trước khi ăn, mẹ bầu có thể bị ngộ độc, khó thở, đau đầu, nôn ói, thậm chí tử vong.

  • Dưa chua

Mẹ bầu cần tránh dùng rau muối, cà muối. Bởi trong quá trình lên men, một số vi sinh vật tác động lên muối và rau củ để chuyển hóa nitrat thành nitrit. Những chất này có hại cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ.

  • Khoai tây mọc mầm

Mầm khoai tây giàu solanin. Chúng có thể tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu ăn phải khoai tây mọc mầm, sản phụ sẽ bị rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? - khoai tây mọc mầm
Nếu ăn phải khoai tây mọc mầm, sản phụ sẽ bị rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Các loại đồ uống

Trong quá trình mang thai, bạn cần hạn chế uống những loại thức uống sau:

  • Cà phê và các đồ uống chứa caffeine khác

Cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp chúng ta tỉnh táo và làm việc hiệu quả. Thế nhưng, đối với bà bầu, cà phê gây rối loạn cũng như suy giảm chất lượng giấc ngủ. Thậm chí, cà phê có thể đi qua nhau thai và tích tụ ở thai nhi, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bình thường của bé. Do đó, mẹ bầu không nên uống cà phê và các thức uống chứa caffeine khác.

  • Rượu bia và đồ uống có cồn

Rượu bia và đồ uống có cồn sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của mẹ, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của thai nhi.

Rượu bia và bà bầu
Mẹ bầu cần hạn chế tối đa việc uống rượu bia hoặc các loại đồ uống có cồn trong thời gian mang thai.

Nếu mẹ bầu uống rượu trong thai kỳ, em bé sẽ mắc hội chứng rối loạn thai do rượu (FAS) với các triệu chứng sau:

  • Nhẹ cân lúc mới sinh
  • Rối loạn hành vi
  • Thiểu năng trí tuệ
  • Chậm tăng trưởng và phát triển

Bà bầu cần kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu (thai nhi đang trong quá trình hình thành), mọi vận động của sản phụ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, bà bầu cần chú ý kiêng cử một số động tác sau để tránh động thai, sảy thai:

Không leo trèo, mang vác vật nặng

Tuy hai hành động này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé nhưng khi leo trèo hoặc mang vác vật nặng, chị em có nguy cơ trượt ngã rất cao (do khả năng giữ thăng bằng kém). Thêm vào đó, khi mang vác vật nặng, sản phụ sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên bụng. Điều này có thể dẫn đến các cơn co thắt ở tử cung.

Kiêng gập người lên xuống

Tư thế cúi gập người có thể gây ảnh hưởng đến cột sống của phụ nữ mang thai. Khi cúi người, máu sẽ dồn nhanh về đầu khiến sản phụ choáng váng, dễ bị té ngã, từ đó gây nguy hiểm cho em bé.

Tránh bắt tréo chân hay gập gối

Việc ngồi bắt tréo chân sẽ ngăn cản quá trình lưu thông máu, khiến mẹ bầu đau cổ, đau lưng (nếu chị em ngồi lâu). Vì khi ở trong tư thế này, hông của bạn sẽ xoắn lại, hình thành áp lực trên vùng xương chậu, tác động xấu đến hệ thống cơ xương ở cổ, lưng giữa và lưng dưới. Để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh, mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng, khép chân, đặt hai chân vuông góc với mặt đất và phân đều lực cho cả hai chân.

Tránh bắt tréo chân hay gập gối
Để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng, khép chân, đặt hai chân vuông góc với mặt đất và phân đều lực cho cả hai chân.

Hạn chế đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột

Nếu chuyển đổi tư thế đột ngột, bà bầu dễ bị choáng váng, ngất xỉu. Do đó, bạn cần nhẹ nhàng vịn tay vào gối rồi từ từ di chuyển đến phần trước của ghế ngồi, duỗi thẳng hai chân, phân đều trọng lượng cơ thể lên cả hai chân, sau đó dùng tay hỗ trợ và chậm rãi đứng dậy.

Không đứng quá lâu

Việc đứng quá lâu có thể cản trở sự lưu thông máu, khiến bàn chân, mắt cá chân của người mẹ bị sưng, thậm chí phù nề. Vì vậy, nếu buộc phải đứng lâu, chị em nên đặt một chân lên một chiếc ghế nhỏ, sau đó đổi tư thế với bên kia sau mỗi 5 – 10 phút.

Kiêng leo cầu thang quá nhiều

Việc leo cầu thang giúp tăng cường chức năng vận động của các cơ vùng mông, đùi, chậu, năng cao sức khỏe tim mạch, giúp sản phụ sinh nở nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục sau sinh. Tuy nhiên, nếu bà bầu leo cầu thang quá nhiều, áp lực lên cột sống tăng, tăng độ ma sát giữa các khớp, làm tình trạng mỏi gối, đau lưng khi mang thai trở nên tồi tệ. Ngoài ra, khi lên xuống cầu thang quá nhiều, nguy cơ bị tổn thương xương khớp của bạn sẽ tăng lên 3 lần.

Kiêng leo cầu thang quá nhiều
Nếu bà bầu leo cầu thang quá nhiều, áp lực lên cột sống tăng, tăng độ ma sát giữa các khớp, làm tình trạng mỏi gối, đau lưng khi mang thai trở nên tồi tệ.

Tránh ngồi xổm

Khi ngồi xổm không đúng tư thế như ngồi bắt tréo chân hay ngồi nghiêng hẳn ra phía sau, mẹ bầu dễ bị tắc nghẽn mạch máu, dẫn tới phù nề nặng và suy giảm tĩnh mạch. Bên cạnh đó, lúc này, một phần cơ thể căng ra khiến người mẹ khó chịu, đau nhức hoặc thậm chí té ngã (do mất thăng bằng).

Hạn chế ngồi trong bồn nước ấm hoặc phòng xông hơi

Khi cảm thấy đau nhức cơ thể, bà bầu có thể thư giãn trong bồn nước ấm hoặc phòng xông hơi. Tuy nhiên, việc ngâm mình thư giãn trong làn nước nhiệt độ cao có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi (nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc tắm bồn nước ấm hoặc phòng xông hơi khi mang thai 3 tháng đầu tiên khiến bà bầu có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi. Do đó, để đảm bảo an toàn, chị em nên tắm trong nước ấm khoảng 40 độ C.

Không mang giày cao gót

Khi mang giày cao gót, trọng lượng của sản phụ sẽ tập trung vào mũi chân, làm máu huyết khó lưu thông, dễ gây phù nề bàn chân. Thêm vào đó, việc mang giày cao gót khiến chị em dễ té ngã, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Vì vậy, trong thời gian mang thai, bạn nên thay thế giày cao gót bằng giày bệt, giày đế bằng, giày đế thấp nhằm cân bằng trọng lượng cơ thể, đồng thời hỗ trợ việc di chuyển và vận động.

giày cao gót
Khi mang giày cao gót, trọng lượng của sản phụ sẽ tập trung vào mũi chân, làm máu huyết khó lưu thông, dễ gây phù nề bàn chân.

Kiêng hút thuốc

Em bé của những mẹ bầu hút thuốc khi mang thai thường có cân nặng lúc sinh thấp và khả năng học tập kém hơn em bé của các mẹ bầu không hút. Hơn nữa, trẻ sơ sinh của các bà mẹ này có xu hướng hút thuốc sớm trong tương lai do bị nghiện nicotine sinh lý. Vì vậy, bạn nên lưu ý không hút thuốc lá trong thời gian mang thai.

Tránh tiếp xúc với phân mèo

Nếu buộc phải dọn phân mèo, chị em hãy đeo găng tay và rửa tay thật sạch sau khi hoàn thành công việc này bởi phân mèo có thể chứa nhiều mầm bệnh toxoplasmosis (một loại ký sinh trùng hiếm gặp).

Hạn chế tiếp xúc với nước sơn

Hiện nay, chúng ta chưa thể đo lường mức độ độc hại của nước sơn đối với bà bầu. Độc tính của nước sơn phụ thuộc vào thành phần hóa chất cũng như môi trường dung môi. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với nước sơn.

Không dùng một số loại thuốc

Theo các chuyên gia, một số loại thuốc có thể gây hại cho em bé của mẹ bầu. Trước khi uống bất cứ loại thuốc nào (cả thuốc kê đơn lẫn không kê đơn), bạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ của mình.

Không dùng một số loại thuốc
Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Kiêng tiếp xúc với khói thuốc lá

Như đã đề cập phía trên, việc bà bầu hút thuốc lá có tác động xấu đối với cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn có biết, việc hút lá thụ động cũng tồi tệ tương tự. Khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 hóa chất độc hại, trong đó có một số chất có khả năng gây bệnh ung thư. Việc người mẹ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá khi mang thai có thể dẫn đến những hậu quả sau:

  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Em bé nhẹ cân lúc mới sinh
  • Bé bị rối loạn hành vi và thiểu năng trí tuệ
  • Hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột

Hy vọng thông qua danh sách những điều mẹ bầu cần kiêng cữ trong quá trình mang thai trên, người đọc đã tìm thấy những thông tin cần thiết và hữu ích cho cẩm nang làm mẹ của mình. Vì đây là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm và quan trọng nên chị em cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời và chăm sóc chu đáo.

Cùng chuyên mục

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy đậu nành rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt...

Nắm tắm từ lá chè xanh có công dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh và công dụng từng loại

Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm mát da, trị các vấn đề trên da như rôm sảy, cứt trâu, viêm da… Mặc...

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này

Hẳn các chị em đều biết, 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ cần được hết sức lưu ý, nhất là trong vấn đề...

Giới thiệu bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Chắc chắn rằng bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh và cao lớn. Chính vì vậy, việc theo dõi chiều cao và cân...

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng và lưu ý

Đau và sốt là tình trạng thường hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ...

Top 10 loại sữa tắm trị rôm sảy an toàn dịu nhẹ cho bé

Sử dụng sữa tắm trị rôm sảy cho bé có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước,... Tuy nhiên, làn da...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn