Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao? Đi tìm GIẢI PHÁP cùng chuyên gia VTV2

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

[Giải đáp] Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không?

Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh mề đay mẩn ngứa không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Căn nguyên của bệnh là do hoạt động phóng thích histamine, vì vậy bệnh lý này chỉ có thể khởi phát sau khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng.

mề đay mẩn ngứa có lây không
Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không?

Mề đay mẩn ngứa có lây không? Lây qua đường nào?

Mề đay mẩn ngứa là phản ứng da cấp – mãn tính do mao mạch ở lớp trung bì bị kích thích. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Theo các chuyên gia Da liễu, mề đay là hệ quả do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, suy giảm miễn dịch, căng thẳng, thay đổi nhiệt độ đột ngột,… Chứng bệnh này thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên mề đay có thể gây ngứa dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Ngoài vấn đề về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị, nhiều bệnh nhân còn thắc mắc “Bị mề đay mẩn ngứa có lây không?”.

mề đay lây qua đường nào
Theo các bác sĩ, nổi mề đay không có khả năng lây nhiễm

Theo các chuyên gia Da liễu, căn nguyên của mề đay mẩn ngứa khá phức tạp và có liên quan mật thiết đến hoạt động phóng thích histamine (thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng). Do bệnh chỉ khởi phát khi có yếu tố dị ứng và không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Tuy nhiên với những người bị mề đay do nhiễm trùng cấp. Tác nhân gây nhiễm trùng (virus, nấm và vi khuẩn) có thể lây nhiễm thông qua hoạt động giao tiếp, ăn uống chung hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân.

Cách phòng ngừa nổi mề đay mẩn ngứa

Mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến và có khả năng tái phát nhiều lần. Mặc dù bệnh khá lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên các triệu chứng của mề đay có thể gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và mệt mỏi.

Vì vậy bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

1. Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Dị ứng là nguyên nhân chính kích thích nổi mề đay mẩn ngứa bùng phát. Vì vậy để phòng ngừa bệnh lý này, bạn nên tránh tiếp xúc với các dị nguyên sau:

nổi mề đay ở trẻ có lây không
Tránh ăn các thực phẩm có khả năng dị ứng cao như tôm, cua, sò, nghêu, các loại đậu,…
  • Hóa mỹ phẩm: Sản phẩm chăm sóc da, xà phòng, nước rửa chén, bột giặt,… có thể gây kích ứng và khiến da nổi mề đay. Vì vậy bạn nên sử dụng bao tay khi tiếp xúc với các hóa chất có độ pH cao. Ngoài ra nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn về các sản phẩm dưỡng da an toàn và dịu nhẹ.
  • Thực phẩm: Nếu có cơ địa nhạy cảm, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như tôm, cua, mực, đậu phộng, hạnh nhân,…
  • Đồ uống chứa cồn: Các đồ uống chứa cồn có thể gây phát ban và dị ứng da. Vì vậy bạn nên tránh dùng rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn khác.
  • Côn trùng và mủ thực vật: Nọc độc từ côn trùng và mủ thực vật có thể khiến da bị kích ứng mạnh và bùng phát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa dữ dội. Các loại côn trùng và thực vật có nọc độc/ nhựa dễ gây dị ứng như ong, bò cạp, rết, kiến ba khoang, sâu lông, cây tầm xuân, cây hoa sứ, cây trạng nguyên,…
  • Các dị nguyên khác: Ngoài ra bạn cần hạn chế tiếp xúc với một số tác nhân kích thích khác như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi, khói thuốc lá, nấm mốc,…

Xem thêm: Mẹ trẻ và câu chuyện bị mề đay khi mang thai lần đầu

2. Dưỡng ẩm và chăm sóc da

Nổi mề đay thường xảy ra khi da yếu, mỏng, khô và giảm khả năng đề kháng. Chính vì vậy để giảm thiểu các tình trạng da liễu, bạn nên tăng cường dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách.

nổi mề đay dị ứng có lây không
Để giảm các vấn đề da liễu, bạn nên dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách

Chế độ chăm sóc da giúp ngăn ngừa mề đay mẩn ngứa:

  • Vệ sinh da 2 lần/ ngày với sữa tắm/ sữa rửa mặt dịu nhẹ và có độ pH cân bằng.
  • Sau khi làm sạch da, nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng dưỡng ẩm, làm sáng và tăng cường hàng rào bảo vệ như kem dưỡng thể, kem dưỡng da, serum, dầu dưỡng,…
  • Dùng kem chống nắng khi tham gia các hoạt động ngoài trời – đặc biệt là khi tắm hồ bơi hoặc tắm biển. Đồng thời nên tránh để da tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh trong thời gian dài.
  • Uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nhằm duy trì độ ẩm cho da và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
  • Tránh chà xát mạnh, tắm quá lâu hoặc tắm với nước nóng. Những thói quen này có thể khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu và kích thích mề đay mẩn ngứa bùng phát.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng mà còn giảm độ nhạy cảm đối với các tác nhân kích thích. Khi hệ miễn dịch suy giảm, làn da dễ gặp phải các vấn đề xấu như mề đay mẩn ngứa, phát ban da, mụn nhọt, viêm da cơ địa,…

mề đay lây không
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ nổi mề đay

Vì vậy để phòng ngừa tình trạng nổi mề đay, bạn nên thực hiện một số biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng như:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các loại đậu. Đồng thời nên ăn đủ 3 bữa/ ngày và hạn chế tối đa tình trạng bỏ bữa.
  • Ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài trong 7 – 9 giờ/ ngày.
  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm khối lượng công việc, trò chuyện cùng người thân, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc,…
  • Tập thể dục 20 phút/ ngày để nâng cao thể trạng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Nên tắm nắng khoảng 15 phút trong thời gian từ 6:00 – 8:00 sáng. Ánh nắng từ mặt trời có thể kích thích sản sinh vitamin D, giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Lây qua đường nào?” đồng thời hướng dẫn một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp mề đay tái phát nhiều hơn 4 lần/ năm, bạn nên khám tổng quát để xác định các bệnh lý tiềm ẩn (vấn đề về tuyến giáp hoặc bệnh gan).

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Chữa mề đay bằng lá lốt: Chuyên gia gợi ý cách làm ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ cao

Chữa mề đay bằng lá lốt là mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Thành phần hoạt chất bên trong lá lốt khi đi qua...

Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không ảnh hưởng tới bé

Nổi mề đay sau sinh không chỉ gây khó chịu cho sản phụ, mà còn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và sự phát triển của bé nếu không...

Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết

Nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai gây ngứa dữ dội, khiến mẹ bầu mệt mỏi, bứt rứt và khó chịu. Nếu không xử lý sớm, bệnh có thể...

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không là một trong những câu hỏi điển hình được nhiều người bệnh đưa ra. Vậy thực hư câu trả lời...

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý bố mẹ cần làm ngay

Nổi mề đay ở trẻ em cũng có những biểu hiện như ở người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường dai dẳng hơn khiến bé quấy khóc, chán ăn và ảnh...

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi xảy ra do thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không can thiệp điều trị và suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn