Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, lá ổi có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh trĩ. Bởi, lá ổi có độ lành tính cao, không chứa độc tố, có tác dụng giảm sưng viêm hậu môn, kháng khuẩn và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian

Tác dụng của lá ổi trong chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý vùng nhạy cảm, nhiều người vẫn còn e ngại khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Chính vì thế, phương pháp chữa trị bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian là sự lựa chọn của nhiều người. 

  • Được đánh giá cao trong Đông y bởi lá ổi lành tính, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Nó trở thành nguyên liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi.
  • Lá ổi có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa thích hợp cho bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ nội – trĩ ngoại. Do có vị chát nên nó có khả năng làm co các búi trĩ và phòng ngừa co giãn tĩnh mạch gây chảy máu hậu môn.
  • Đồng thời nó còn khả năng sát trùng, kháng khuẩn tốt, làm săn niêm mạc, sáp trường, thường còn được dùng để cầm máu, rửa vết thương nhẹ ngoài da.
  • Theo y học hiện đại, trong lá ổi có chứa hàm lượng nước và các dưỡng chất tốt như: gluxit, protein, lipit, dồi dào chất xơ, khoáng vi lượng,…Điều là những dưỡng chất cần thiết hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh trĩ.
  • Chất xơ trong lá ổi giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng, hạn chế táo bón.

Mẹo hay sử dụng lá ổi để chữa bệnh trĩ

Dùng lá ổi để chữa bệnh trĩ là cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí vì ổi là loại cây phổ biến và khá dễ tìm. Người bệnh nên thực hiện những mẹo sau đây để sử dụng lá ổi đúng cách, hỗ trợ nhanh điều trị bệnh trĩ.

Mẹo thứ 1: Xông hậu môn bằng lá ổi

  • Cho một nắm lá ổi đã rửa sạch vào nồi, đổ ngập nước và đun rôi
  • Sau khi thấy nước lá ổi chuyển sang màu đậm, tắt bếp mở nắp cho nước nguội bớt
  • Đổ nước ra thau hoặc bô sạch để tiến hành xông hậu môn

Phương pháp này có thể thực hiện hàng ngày, nước sau khi xông có thể dùng để rửa lại hậu môn. Sau 1 tháng sẽ giảm tình trạng đau rát, chảy máu, khó chịu cho người bệnh.

Mẹo thứ 2: Rửa hậu môn bằng nước lá ổi

Nấu nước lá ổi rửa hậu môn chữa bệnh trĩ
Nấu nước lá ổi rửa hậu môn chữa bệnh trĩ
  • Chuẩn bị một nắm lá ổi tươi, rửa sạch với nước để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn
  • Đun sôi lá ổi với nước lọc
  • Đợi nước sôi đến khi ngả sang màu sẫm đậm thì tắt bếp
  • Để cho nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa hậu môn

Với cách làm đơn giản này bạn có thể thực hiện hàng ngày. Sau 1 tháng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt các búi trĩ sẽ co lại, hiện tượng đau khi đại tiện giảm dần, hậu môn giảm sưng viêm.

Mẹo thứ 3: Uống nước ép từ lá ổi

Uống nước ép từ lá ổi chữa bệnh trĩ
Uống nước ép từ lá ổi chữa bệnh trĩ
  • Giống như các mẹo trên, chúng ta cũng chuẩn bị một nắm lá ổi non còn tươi, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho lá ổi vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng với một ít nước
  • Dùng rây hoặc vải sạch để lọc lấy nước thuốc, cho thêm một ít muối và thưởng thức

Người bệnh trĩ nên sử dụng nước ép từ lá ổi đều đặn mỗi ngày. Hiệu quả rõ rệt sau 1 tháng, các triệu chứng như sưng, viêm, đau rát giảm đi đáng kể. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng nước ép lá ổi với những phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị táo bón để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mẹo thứ 4: Pha trà lá ổi

Ngoài các phương pháp trên thì người bệnh có thể dùng trà lá ổi để uống những lúc thư giãn, giúp bệnh tình cải thiện tốt hơn.

Cách pha trà từ lá ổi tươi:

  • Bước 1: Lá ổi (10 -15 lá) rửa sạch, cho vào nồi nước đun 15 phút
  • Bước 2: Lọc lấy nước, bỏ đi phần lá ổi
  • Bước 3: Cho thêm một chút mật ong vào ly trà lá ổi và thưởng thức

Ngoài ra, để bảo quản lá ổi được lâu cho nhiều lần sử dụng, bạn có thể phơi khô lá ổi. Bằng cách cột cuống lá ổi tươi vào thành từng chùm nhỏ, bỏ vào túi giấy và treo ở nơi khô ráo thoáng mát. Trong khoảng 3 tuần sẽ có được thành quả.

 

Uống trà lá ổi chữa bệnh trĩ
Phơi khô lá ổi để sử dụng được lâu hơn

Lá ổi sau khi phơi khô có thể nghiền nát ra thành bột, bảo quản trong hũ thủy tinh hoặc hũ có nắp đậy. Khi uống trà có thể lấy một lượng vừa đủ, pha với nước sôi như các loại trà bình thường khác, có thể bỏ thêm vào chút mật ong cho trà dễ uống.

Một số lưu ý khi sử dụng lá ổi chữa bệnh trĩ

Với những lợi ích tuyệt vời từ lá ổi, quá trình điều trị bệnh trĩ sẽ có những chuyển biến khả quan hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau để tránh những rủi ro trong quá trình sử dụng.

  • Chữa bệnh trĩ bằng lá ổi là phương pháp dân gian nên hiệu quả chậm, người dùng cần phải kiên trì. Bên cạnh đó, cần kết hợp với uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh phục hồi. 
  • Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết như chất xơ, vitamin có trong rau, củ, quả tươi.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hóa.
  • Tập thể dục đều độ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
  • Uống đủ nước dựa trên chiều cao và cân nặng của cơ thể giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Đối với người bệnh trĩ nên tích cực uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh xa những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia và các loại đồ uống chứa cồn, caffeine.
  • Giữ thói quen đi lại sau 45 phút ngồi làm việc giúp cho quá trình điều trị bệnh trĩ tốt hơn, không nên ngồi một chỗ quá lâu.

Những mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá ổi trên đây được đúc kết theo kinh nghiệm dân gian, đã mang lại hiệu quả cho nhiều người. Tuy nhiên lá ổi không phải là bài thuốc có thể trị dứt điểm bệnh trĩ. Trường hợp trĩ nhẹ có thể tham khảo thực hiện, trĩ nặng nên kết hợp thăm khám y tế để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: 

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi với 3 cách đơn giản sau

Khoai lang và công dụng chữa bệnh trĩ khiến bạn bất ngờ

Cùng chuyên mục

Điều trị bệnh trĩ theo phương pháp Y học cổ truyền

Điều trị bệnh trĩ theo phương pháp y học cổ truyền bao gồm sử dụng bài thuốc uống, thuốc dùng ngoài (thuốc bôi, ngâm rửa) và châm cứu. Phương pháp...

Trĩ ngoại độ 4

Trĩ ngoại độ 4 – Cách chăm sóc, điều trị, tránh biến chứng

Trĩ ngoại độ 4 là tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh trĩ. Đây được xem là mức độ nghiêm trọng khiến cho người bệnh đứng...

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT và thông tin cần biết

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT được đánh giá cao bởi độ an toàn và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Đây là một trong những phương pháp được...

mật ong chữa bệnh trĩ

Dùng mật ong chữa bệnh trĩ đơn giản hiệu quả

Dùng mật ong chữa bệnh trĩ là giải pháp tự nhiên có thể tác động tích cực đến diễn tiến của bệnh. Tất cả là nhờ vào các thành phần...

Chi phí chữa bệnh trĩ

Chi phí khám và điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ

Nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ thường luôn lo lắng và băn khoăn rằng chi phí khám và điều trị bệnh trĩ sẽ mất khoảng bao nhiêu tiền? Để...

Xông hơi chữa bệnh trĩ: Mẹo hay nhưng phải làm đúng cách

Với cách thực hiện đơn giản, không tốn kém nhiều chi phí, mẹo xông hơi chữa bệnh trĩ đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn