Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bạn nên thử
Nội Dung Bài Viết
Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống là phương pháp quen thuộc, được dân gian lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, cách làm này có thực sự hiệu quả? Và làm thế nào để tận dụng tối đa dược tính của xương rồng trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết tất cả thắc mắc trên.
Thoái hóa cột sống bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương, di truyền, tính chất công việc, thói quen hút thuốc… Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: đau đầu, chóng mặt, đau lưng, đau cánh tay hoặc cẳng chân… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm biến dạng cột sống, chèn ép dây thần kinh, thậm chí gây tàn phế vĩnh viễn.
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng có hiệu quả không?
Cây xương rồng (bá vương tiêm, hóa ương lặc) có tên khoa học Euphorbia antiquorum M, thuộc họ thầu dầu. Đây là loài dược liệu có chủng loại phong phú và công dụng đa dạng. Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận hơn 2000 loài xương rồng khác nhau, trong đó, phổ biến nhất là xương rồng bẹ và xương rồng ba chia. Với thành phần dược tính tuyệt vời, hai loài xương rồng này được dân gian áp dụng vào nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh thoái hóa cột sống.
Theo tài liệu chính thức của Bộ Y tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng xương rồng chứa nhiều axit citric, euphorbol, friedelan-3a-ol, tartaric, taraxerol… Những hoạt chất này có tác dụng trị bệnh viêm họng, đau răng và các bệnh về xương khớp (gout, gai cột sống, đau lưng, đau dây thần kinh, thoái hóa cột sống…). Trong quan niệm Đông y, xương rồng vị đắng, tính hàn, có độc với tác dụng thanh nhiệt giải độc, thúc đẩy lưu thông máu, thường được dùng để kiểm soát chứng đau bụng, lở loét, mụn nhọt, táo bón cùng các vấn đề về xương khớp.
Các nghiên cứu hiện nay đã phát hiện rằng cây xương rồng có khả năng kháng viêm, khu trừ phong thấp, từ đó đẩy lùi tình trạng thoái hóa xương khớp rất hữu hiệu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng vị thuốc này để chữa thoái hóa cột sống, độc giả cần lưu ý 2 điều sau:
- Xương rồng cần một khoảng thời gian lâu dài để ngấm sâu vào cơ thể và phát huy công hiệu tối đa. Hơn nữa, loại thảo dược này chỉ có thể giảm đau tức thời, hỗ trợ quá trình chữa bệnh, không có khả năng điều trị triệt để.
- Hiệu quả của các mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bên dưới phụ thuộc vào cơ địa từng người. Thậm chí, một số người kiên trì áp dụng phương pháp này nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
2 loại xương rồng có thể điều trị thoái hóa cột sống
Hiện nay, tuy trên thế giới có hơn 2000 loài xương rồng khác nhau nhưng dân gian chỉ dùng xương rồng bẹ (opuntia) và xương rồng ba chia (euphorbia antiquorum L) để trị bệnh thoái hóa cột sống. Hai loại xương rồng này có đặc điểm hình thái như sau:
- Xương rồng bẹ còn được gọi là xương rồng tai thỏ (vì chúng có hình dáng tương tự tai thỏ). Loại xương rồng này có phiến dẹt, hình oval. Trên thân có nhiều nhánh nhỏ với hình dáng tương tự thân, chỉ nhỏ hơn về kích thước. Toàn bộ thân, cành đều được gai nhọn bao phủ. Khi chín, trái chuyển từ màu xanh tươi sang đỏ hồng.
- Xương rồng ba chia còn được gọi là xương rồng ba cạnh bởi cành và thân của cây tạo thành 3 cạnh lồi rất dễ nhận biết. Thân cây mọng nước, cao trung bình 1 – 3m. Trên các cạnh lồi của xương rồng ba chia có nhiều cuống ngắn, lá nhỏ, hai lá kèm sẽ phát triển thành gai. Hoa mọc thành cụm nhỏ, màu đỏ hoặc vàng. Trái thường có màu xanh.
Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bạn nên thử
Hiện nay, có nhiều bài thuốc dân gian tận dụng dược tính tuyệt vời của cây xương rồng trong quá trình chữa bệnh, đặc biệt là thoái hóa cột sống. Bạn có thể luân phiên thực hiện 5 mẹo dưới đây nhằm cải thiện triệu chứng và tăng cường khả năng phục hồi.
Cách 1: Đắp xương rồng bẹ
Đắp xương rồng bẹ có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Cách làm này khá an toàn với người bệnh và hiếm khi gây ra tác dụng phụ.
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng bẹ cùng 1 chiếc khăn mỏng
- Loại bỏ gai và rửa sạch xương rồng
- Nướng 3 nhánh xương rồng trên bếp than cho nóng
- Lấy khăn mỏng quấn xương rồng lại, đắp vào nơi đau nhức trên cột sống
- Thay nhánh xương rồng mới khi nhánh cũ đã nguội đi
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày
Cách 2: Kết hợp gừng tươi và xương rồng bẹ
Gừng tươi vị cay nóng, tính ấm, mùi thơm, có công dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện chức năng vận động của hệ thống xương khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Sự kết hợp giữa gừng tươi và xương rồng sẽ tạo thành một bài thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 trái chanh, 1 nhánh xương rồng bẹ, 10g muối hạt và một ít rượu trắng
- Loại bỏ gai xương rồng rồi rửa sạch mủ
- Cắt xương rồng thành lát mỏng, ngâm trong nước muối chanh khoảng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn gừng tươi
- Sao nóng hỗn hợp gừng tươi và xương rồng
- Dùng túi vải bọc hỗn hợp lại rồi đắp lên vị trí bị thoái hóa trên cột sống
Cách 3: Chườm nóng bằng xương rồng ba chia
- Chuẩn bị 10g muối hạt và 1 đoạn ngắn xương rồng ba chia
- Loại bỏ gai xương rồng, rửa kỹ bằng nước sạch
- Đập giập đoạn xương rồng cùng muối hạt
- Sao nóng hỗn hợp rồi dùng túi vải bọc lại, chườm lên vị trí cột sống đang bị đau nhức
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày
Lưu ý: Người bệnh không nên chườm xương rồng quá nóng và tránh để mủ xương rồng chạm vào mắt và da (vì chúng có thể gây mù lòa hoặc bỏng da).
Cách 4: Xương rồng ba chia nấu cá lóc
- Chuẩn bị 1 con cá lóc nhỏ và 1 đoạn ngắn xương rồng ba chia
- Loại bỏ gai và rửa sạch mủ xương rồng
- Thái xương rồng thành lát mỏng
- Sơ chế cá lóc rồi cắt khúc
- Nấu cá lóc và xương rồng với 1 chén nước nhỏ
- Nếm nếm gia vị vừa ăn khi canh chín, sau đó tắt bếp
- Ăn canh cá lóc xương rồng hàng ngày, trong 5 ngày liên tục
Cách 5: Bài thuốc tổng hợp từ xương rồng
- Chuẩn bị 100g cúc tần, 100g dây tơ hồng và 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ (hoặc 2 – 3 nhánh xương rồng ba chia)
- Gọt bỏ gai xương rồng
- Ngâm tất cả nguyên liệu trong nước muối loãng
- Đem sao các vị thuốc đã chuẩn bị trên chảo nóng
- Bọc hỗn hợp bằng một cái khăn, sau đó đắp lên vị trí đau nhức trong vòng 5 – 10 phút
- Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
Một số lưu ý khi dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống
Tuy xương rồng có công dụng điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý, thậm chí trở thành nguyên liệu của các món ăn bổ dưỡng nhưng loại thảo dược này cũng chứa nhiều độc tính. Vì vậy, trước khi chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng xương rồng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cẩn thận với mủ cây xương rồng: Mủ của vị thuốc này độc, có thể gây mù mắt (nếu rơi vào mắt) hoặc viêm, bỏng, sưng tấy da (khi tiếp xúc với da). Do đó, khi sử dụng, bệnh nhân cần có biện pháp che chắn, bảo hộ phù hợp.
- Có thể gây ngộ độc: Khi dùng các món ăn từ xương rồng để chữa thoái hóa cột sống, người bệnh cần hết sức cẩn trọng. Nếu tiêu thụ quá nhiều nhựa mủ của loài cây này, bạn có thể bị ngộ độc (tiêu chảy, chóng mặt, nôn mửa, thậm chí hôn mê và co giật).
- Dùng đúng loại cây: Vì xương rồng có rất nhiều loại nên người bệnh cần phải thực sự am hiểu và tìm đúng loại cây để chữa bệnh an toàn.
- Không lạm dụng cây xương rồng: Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống là phương pháp dân gian chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên áp dụng cách làm này trong giai đoạn đầu, khi bệnh lý chưa phát triển thành biến chứng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng đúng liều lượng, đồng thời kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Dược tính của loại dược liệu này có thể chậm phát huy công dụng. Do đó, người bị thoái hóa cột sống cần kiên trì theo đuổi và thực hiện đều đặn.
- Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều hoặc mang vác vật nặng.
- Phân bổ thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và nhóm thực phẩm giàu vitamin D.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Chủ động thăm khám thường xuyên để được theo dõi cẩn thận và hỗ trợ kịp thời.
Các mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống trên rất đơn giản, có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có công dụng đối những trường hợp nhẹ. Sau một thời gian kiên trì thực hiện, nếu bệnh tình vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám bác sĩ nhằm đảm bảo kết quả điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!