Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Mẹo trị viêm nang lông tại nhà chỉ được thực hiện với những trường hợp có mức độ nhẹ đến trung bình. Áp dụng các mẹo chữa này đều đặn có thể giảm viêm đỏ, cải thiện nóng rát, ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo thâm. 

cách trị viêm nang lông tại nhà
Mẹo trị viêm nang lông tại nhà được áp dụng cho các trường hợp có mức độ nhẹ đến trung bình

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà an toàn, dễ thực hiện

Viêm nang lông là bệnh da liễu khá phổ biến, xảy ra khi một hoặc nhiều nang lông bị viêm đỏ. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, virus herpes, nấm sợi, nấm hạt men hoặc ký sinh trùng. Các tác nhân này có thể xâm nhập vào nang lông qua các vết trầy xước và gây viêm nhiễm khu trú.

Viêm nang lông có thể tự khỏi hoặc thuyên giảm nhanh sau khi được điều trị, chăm sóc. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương có thể tiến triển nặng gây nhiễm trùng các tổ chức xung quanh và hình thành mụn nhọt, áp xe, viêm mô tế bào,…

Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý này, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp điều trị để giảm tổn thương da, ngăn ngừa thâm sẹo và phòng ngừa biến chứng. Hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm hoàn toàn sau khi chăm sóc và cải thiện ngay tại nhà.

Dưới đây là một số cách trị viêm nang lông tại nhà đơn giản và dễ thực hiện:

1. Loại trừ các yếu tố khởi phát bệnh

Tổn thương ở nang lông có thể nghiêm trọng hơn nếu không chủ động loại trừ các yếu tố khởi phát bệnh. Do đó để kiểm soát thương tổn da, cần loại trừ các yếu tố thuận lợi sau:

cách trị viêm nang lông tại nhà
Tránh cạo râu, tẩy lông, tiếp xúc với hóa chất, mặc quần áo bó sát,… trong thời gian điều trị
  • Không cạo râu, tẩy lông, nhổ lông và tắm bồn nước nóng. Các hoạt động này có thể khiến viêm nang lông lan rộng và tiến triển nặng nề.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất (dầu khoáng, dầu mỏ,…).
  • Xem xét thành phần có trong các loại mỹ phẩm và ngưng sử dụng nếu nghi ngờ đây là nguyên nhân khởi phát bệnh.
  • Bài tiết mồ hôi quá mức có thể khiến nang lông bị bít tắc, ứ đọng bã nhờn và tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí bùng phát mạnh. Vì vậy, cần vệ sinh da 1 – 2 lần/ ngày để đảm bảo da khô thoáng và giảm hoạt động bài tiết mồ hôi.
  • Nếu chất lượng không khí kém và chỉ số ô nhiễm cao, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đồng thời cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, trồng nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi mịn và chất gây dị ứng.
  • Mặc quần áo bó sát và có chất liệu tổng hợp có thể khiến da bị ma sát quá mức, kích ứng, viêm đỏ và kích thích viêm nang lông bùng phát mạnh. Vì vậy nên mặc các trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút và mềm mại để tránh gây tổn thương da.
  • Trong trường hợp viêm nang lông khởi phát do lạm dụng corticoid dạng bôi và thuốc kháng sinh đường uống, cần thông báo với bác sĩ và ngưng thuốc trong thời gian sớm nhất.

Loại trừ các yếu tố thuận lợi trong thời gian sớm giúp giới hạn phạm vi và mức độ tổn thương da. Đối với những trường hợp nhẹ, tổn thương ở nang lông có thể thuyên giảm hoàn toàn sau khi cách ly với các yếu tố khởi phát bệnh.

2. Chườm mát giúp làm dịu và giảm sưng đỏ da

Khi nang lông bị viêm nhiễm, da thường có xu hướng viêm đỏ, nóng rát và ngứa ngáy. Để làm giảm tình trạng này, bạn có thể chườm túi mát lên vùng da tổn thương từ 10 – 15 phút nhằm giảm viêm và cải thiện một số triệu chứng cơ năng đi kèm.

Ngoài ra, chườm mát còn giúp sát trùng, ức chế sự tăng sinh quá mức của nấm men, ký sinh trùng và vi khuẩn. Đối với những trường hợp viêm nang lông ở mặt, nên sử dụng khăn thấm nước mát và chườm lên da để tránh hiện tượng kích ứng và bỏng lạnh.

3. Thêm tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm

Tinh dầu khuynh diệp thường được sử dụng để trị viêm đỏ da do côn trùng cắn, hỗ trợ giảm ho, long đờm, trị đau đầu và nghẹt mũi. Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng khử trùng vết thương, chống viêm và thúc đẩy khả năng tái tạo của da.

cách chữa viêm nang lông vùng kín tại nhà
Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính sát trùng, chống viêm, giảm ngứa và ức chế sự tăng sinh của hại khuẩn

Thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm có thể cải thiện tình trạng viêm đỏ khu trú ở nang lông, ức chế vi khuẩn, nấm mốc và một số loại ký sinh trùng. Bên cạnh đó, tinh dầu này còn giúp làm sạch bã nhờn, mồ hôi tích tụ ở lỗ chân lông và tái tạo các mô da hư tổn.

Tinh dầu khuynh diệp tương đối lành tính, an toàn với làn da nhạy cảm nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.

4. Thoa gel nha đam tươi

Với hàm lượng nước, khoáng chất, vitamin và axit amin dồi dào, nha đam thường được tận dụng để dưỡng ẩm, chăm sóc và phục hồi da sau bỏng nắng. Ngoài ra, thảo dược này cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề da liễu thường gặp như mụn trứng cá, mề đay mẩn ngứa và viêm nang lông.

Sử dụng nha đam chữa viêm nang lông có tác dụng làm mát da, giảm sưng đỏ, nóng rát và ngứa ngáy. Ngoài ra, một số polyphenol trong thảo dược này còn có khả năng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, phục hồi da và hạn chế viêm nang lông lây lan rộng.

Hướng dẫn sử dụng nha đam chữa viêm nang lông tại nhà:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, sau đó cắt bỏ vỏ và làm sạch mủ
  • Sử dụng phần gel trong suốt thoa lên da
  • Để trong 5 – 10 phút và rửa lại với nước mát
  • Nên áp dụng mẹo này 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục vài ngày

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các món ăn từ nha đam nhằm nuôi dưỡng da từ bên trong, hỗ trợ kiểm soát viêm nang lông và thúc đẩy tốc độ tái tạo các mô da hư tổn.

5. Thoa mỡ trăn trị viêm nang lông

Trong mỡ trăn có chứa chất Tecpen, một loại kháng viêm tự nhiên giúp làm lành các vết viêm nang lông hiệu quả. Sterois giúp giảm đau, ngứa ngáy. Ngoài ra, nó còn có nhiều axit béo không bão hòa và Lipoprotein giúp tăng liên kết tế bào, tái tạo da, phục hồi lớp lipit bị hư tổn do viêm.

Cách sử dụng mỡ trăn trị viêm nang lông như sau:

  • Dùng mỡ trăn nguyên chất, mỗi ngày thoa lên vùng da bị viêm nang lông
  • Lưu lại trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch
  • Áp dụng mỗi ngày một lần, trong 1 tuần sẽ thấy da hết viêm, căng bóng và rất mịn màng.

6. Trị viêm nang lông tại nhà với dầu dừa

Sử dụng dầu dừa là mẹo chữa viêm nang lông tại nhà khá đơn giản và dễ thực hiện. Dầu dừa chứa nhiều axit béo có khả năng làm dịu da, giảm viêm và hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn tích tụ sâu trong nang lông.

Ngoài ra, axit lauric trong nguyên liệu này còn có khả năng ức chế tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và nấm hạt men Candida albicans – các tác nhân phổ biến gây viêm nhiễm nang lông. So với các nguyên liệu tự nhiên khác, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn mạnh nên có thể kiểm soát viêm nang lông trong một thời gian ngắn.

cách chữa viêm nang lông tại nhà
Dầu dừa có khả năng ức chế tụ cầu vàng và nấm hạt men (các tác nhân gây nhiễm trùng nang lông)

Hướng dẫn dùng dầu dừa chữa viêm nang lông:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị và thoa dầu dừa lên da
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 – 3 phút và rửa lại với nước ấm
  • Đối với viêm nang lông ở đầu, nên làm ướt da đầu, thoa dầu dừa trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó gội đầu như bình thường

Ngoài khả năng ức chế nấm và vi khuẩn, dầu dừa còn nuôi dưỡng nang tóc, giúp duy trì mái tóc chắc khỏe và óng mượt. Hơn nữa sử dụng dầu dừa thường xuyên còn hạn chế nguy cơ lão hóa, phục hồi màng lipid và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

7. Baking soda giảm viêm nang lông

Baking soda (muối nở) thường được dùng để làm bánh, khử mùi và tẩy trắng răng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được dùng để tẩy tế bào chết, làm sạch da và hỗ trợ giảm viêm nang lông.

Mẹo chữa bằng baking soda thích hợp với người bị viêm nang lông do lông mọc ngược. Nguyên liệu này có khả năng loại bỏ tế bào sừng, làm thông thoáng nang lông và hạn chế tình trạng lông mọc ngược vào bên trong và gây viêm nhiễm.

Cách dùng baking soda trị viêm nang lông tại nhà:

  • Sử dụng ½ thìa baking soda trộn với nước
  • Sau đó làm sạch da và thoa hỗn hợp lên da trong khoảng 5 – 10 phút
  • Rửa lại với nước sạch và áp dụng 2 – 3 lần/ tuần

Baking soda có thể gây trầy xước và vỡ mụn mủ ở nang lông nên cần thao tác nhẹ nhàng khi áp dụng mẹo chữa này.

8. Tắm bột yến mạch giảm ngứa ngáy

Đối với trường hợp viêm nang lông ở lưng, nách, bẹn và mông, bạn có thể giảm ngứa ngáy và viêm đỏ bằng cách tắm bột yến mạch. Yến mạch chứa hàm lượng Zinc (kẽm) dồi dào có khả năng sát trùng, giảm viêm và kích ứng da.

Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa avenanthramide – chất chống oxy hóa mạnh có khả năng kháng viêm, bảo vệ da và giảm ngứa ngáy. Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa axit ferulic có hiệu quả trong việc phục hồi vùng da hư tổn, chống lão hóa và hạn chế thâm sẹo.

trị bệnh viêm nang lông tại nhà
Dùng yến mạch chữa viêm nang lông có thể giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và phục hồi mô da hư tổn

Cách chữa viêm nang lông tại nhà với bột yến mạch:

  • Pha nước tắm có nhiệt độ từ 35 – 37 độ C
  • Cho bột yến mạch vào nước tắm và đợi khoảng 3 – 5 phút
  • Sau đó tắm nước yến mạch để giảm ngứa ngáy và viêm đỏ da
  • Cuối cùng nên làm sạch cơ thể với nước mát và lau khô với khăn sạch

Ngoài tác dụng giảm ngứa do viêm nang lông, mẹo chữa này còn hỗ trợ cải thiện mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn và bệnh vảy nến.

9. Cách trị viêm nang lông tại nhà với tinh dầu tràm trà

Mẹo chữa từ tinh dầu tràm trà thích hợp với người bị viêm nang lông ở mặt. Ngoài tình trạng viêm nhiễm và sưng đỏ ở nang lông, bệnh lý này xuất hiện ở vùng da mặt còn khiến các nốt mụn sưng đỏ và viêm nghiêm trọng.

Tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn mạnh giúp ức chế vi khuẩn gây mụn P. acnes và một số vi khuẩn kỵ khí tồn tại trên da. Ngoài ra, nguyên liệu này có tác dụng chống viêm đỏ, thúc đẩy thời gian hồi phục của da và giảm nguy cơ hình thành thâm sẹo.

Cách dùng tinh dầu tràm trà chữa viêm nang lông ở mặt:

  • Làm sạch da mặt và thoa tinh dầu tràm trà lên các nốt mụn và sẩn ngứa sưng đỏ
  • Hoặc có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước ấm và xông da mặt để kháng khuẩn, giảm viêm và làm sạch bã nhờn

10. Sử dụng lá chè xanh giảm viêm nang lông tại nhà

Trong trường hợp viêm nang lông lan rộng, bạn có thể tắm lá chè xanh để giảm viêm, cải thiện ngứa ngáy và giảm thương tổn da. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa (polyphenol, EGCG, flavonoid,…) có khả năng phục hồi, tái tạo các mô hư tổn và cải thiện hàng rào bảo vệ da.

Hơn nữa, tinh dầu từ lá chè còn có khả năng ức chế hoạt động quá mức của nấm men, virus và một số loại vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da.

cách chữa bệnh viêm nang lông tại nhà
Tắm lá chè xanh là cách chữa bệnh viêm nang lông tại nhà tương đối an toàn và dễ thực hiện

Hướng dẫn cách sử dụng lá chè xanh chữa viêm nang lông ngay tại nhà:

  • Lựa chọn các lá chè xanh tươi non, không sâu bệnh
  • Rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo
  • Đun sôi 3 lít nước và cho lá chè vào đun thêm 10 – 15 phút
  • Tắt bếp và đổ nước vào thau, hòa thêm 1 ít nước lạnh vào
  • Dùng nước chè xanh tắm hàng ngày có thể giảm viêm nang lông chỉ sau một thời gian ngắn

11. Hỗ trợ cải thiện viêm nang lông với chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh các mẹo chữa trên, bạn cũng có thể cải thiện tổn thương da và rút ngắn thời gian điều trị viêm nang lông bằng chế độ dinh dưỡng. Thực tế, chế độ ăn khoa học có khả năng giảm mức độ viêm đỏ, ngứa ngáy và tăng tốc độ tái tạo các mô da hư tổn.

Do đó trong thời gian điều trị viêm nang lông, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học:

  • Nên bổ sung nhiều nước, tăng cường dùng trái cây, rau xanh, củ, các loại hạt và cá nhằm phục hồi, tái tạo da và tăng cường sức khỏe.
  • Có thể sử dụng mật ong, nghệ, các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa (lựu, anh đào, dâu,…) để cải thiện sức khỏe làn da, giảm viêm đỏ và ngứa ngáy do viêm nang lông gây ra.
  • Hạn chế các loại thức uống và thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng ngứa ngáy, bao gồm rượu bia, cà phê, thịt bò, hải sản, thịt gà, nước ngọt có gas, thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ.
  • Tránh dùng rau muống và thịt bò trong thời gian bị viêm nang lông. Các loại thực phẩm này có thể khiến da thâm sạm và để lại sẹo thâm, sẹo lồi sau khi điều trị.
  • Tăng cường bổ sung sữa chua và một số loại thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn). Các loại thực phẩm này giúp dưỡng ẩm, tăng sức đề kháng của da và hạn chế sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn có hại.

12. Thay đổi các thói quen xấu

Một số thói quen xấu có thể khiến tổn thương ở nang lông tiến triển nặng, viêm đỏ và ngứa ngáy nhiều. Ngoài ra, các thói quen này còn khiến da chậm lành, lở loét, tăng nguy cơ viêm nhiễm và hình thành thâm sẹo.

cách chữa bệnh viêm nang lông tại nhà
Tránh hút thuốc lá, thức khuya, căng thẳng thần kinh,… trong suốt thời gian điều trị viêm nang lông

Để kiểm soát tổn thương da và rút ngắn thời gian điều trị, bạn cần thay đổi một số thói quen xấu sau:

  • Không chà xát và gãi mạnh lên da. Thói quen này có thể khiến nang lông bị lở loét, viêm đỏ nặng, chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Hạn chế các hoạt động làm tăng tiết mồ hôi trong thời gian điều trị. Da đổ quá nhiều mồ hôi có thể kích thích phản ứng viêm đỏ, ngứa ngáy và tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí, các loại nấm men phụ thuộc lipid phát triển mạnh.
  • Không nên hút thuốc lá khi bị viêm nang lông và các vấn đề da liễu khác. Nicotin, asen và chì trong khói thuốc không chỉ gây hư hại phế quản, tăng tiết axit dạ dày mà còn khiến da chậm lành, nhanh lão hóa và giảm khả năng đề kháng.
  • Nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ và kiểm soát căng thẳng thần kinh nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy, hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi để viêm nang lông bùng phát mạnh.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa tham vấn y khoa. Tình trạng này không chỉ gây hại đối với cơ quan nội tạng mà còn tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và gây thương tổn da.

13. Dùng thuốc không kê toa

Nếu nhận thấy tổn da viêm đỏ nhiều và ngứa ngáy dai dẳng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê toa như:

  • Dung dịch sát khuẩn Chlohexidine 4%
  • Thuốc bôi Povidion-Iod 10%
  • Dung dịch Hexamidine 0.1%

Các loại thuốc này có khả năng làm sạch da, dịu kích ứng, giảm viêm và ức chế vi khuẩn, virus và nấm phát triển quá mức. Đối với những trường hợp nhẹ, sử dụng thuốc không kê toa có thể làm giảm hoàn toàn tổn thương da và một số triệu chứng cơ năng đi kèm.

Chữa viêm nang lông tại nhà cần lưu ý điều gì?

Viêm nang lông là vấn đề da liễu khá phổ biến, khởi phát chủ yếu ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên. Mặc dù bệnh lý này có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên để phòng ngừa các tình huống rủi ro, bạn cần lưu ý những thông tin sau:

cách chữa bệnh viêm nang lông tại nhà
Ngưng áp dụng các cách chữa bệnh viêm nang lông tại nhà khi da nổi mề đay, phát ban và ngứa ngáy
  • Các mẹo chữa tại nhà tương đối an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên người có làn da quá nhạy cảm nên cân nhắc trước khi áp dụng các mẹo điều trị tại chỗ.
  • Chữa viêm nang lông tại nhà với nguyên liệu tự nhiên có thể làm giảm thương tổn da và cải thiện ngứa ngáy. Tuy nhiên hiệu quả của các mẹo chữa này thường chậm nên cần thực hiện đều đặn để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
  • Để bệnh tiến triển tích cực, nên kết hợp đồng thời giữa cách ly yếu tố gây bệnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, thay đổi thói quen và áp dụng một số mẹo làm giảm triệu chứng.
  • Ngưng áp dụng mẹo chữa viêm nang lông tại nhà nếu không nhận thấy hiệu quả sau 3 – 5 ngày hoặc phát sinh các tác dụng phụ như nổi mề đay mẩn ngứa, da viêm đỏ và ngứa ngáy dữ dội.

Bị viêm nang lông khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp bị viêm nang lông đều thuyên giảm nhanh sau khi được chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể tiến triển nặng và bắt buộc phải can thiệp y tế.

cách chữa bệnh viêm nang lông tại nhà
Tìm gặp bác sĩ nếu viêm nang lông kéo dài, sưng đỏ, đau nhức hoặc phát triển thành mụn nhọt

Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nang lông viêm đỏ nặng, sưng nóng và đau nhức nhiều
  • Nhiễm trùng nang lông phát triển thành mụn nhọt
  • Tổn thương da không thuyên giảm khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà sau khoảng 3 – 5 ngày
  • Viêm nang lông tái phát nhiều lần

Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định các loại thuốc có hoạt tính mạnh như thuốc kháng sinh, kháng nấm, chống virus và ký sinh trùng.

Nếu viêm nang lông tái phát nhiều lần, nên cân nhắc triệt lông vĩnh viễn để giảm nguy cơ tái phát. Trong trường hợp xuất hiện mụn nhọt, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch ngòi mủ, vô trùng và chỉ định kháng sinh trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

Bài viết đã tổng hợp 10+ mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng kiểm soát tổn thương da, giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và ngăn ngừa thâm sẹo. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được điều trị y tế, phòng ngừa biến chứng và hạn chế tần suất bệnh tái phát.

Cùng chuyên mục

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc (bôi + uống) trị viêm nang lông được sử dụng khi tổn thương da viêm đỏ, nổi mụn mủ, sưng nóng và đau rát nhiều. Tuy nhiên...

Bị viêm nang lông nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp các triệu chứng viêm nang lông mau khỏi, hạn chế sự khó chịu cho bệnh nhân. Vậy bị viêm nang lông...

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông ở chân gặp phải các triệu chứng như xuất hiện nốt sần màu đỏ, da bị ngứa ngáy, sưng tấy,… Với...

Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm nang lông là vấn đề da liễu khá phổ biến. Bệnh thường khởi phát do nhiễm trùng (chủ yếu là tụ cầu vàng), tiếp xúc với hóa chất, tăng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn