Mọc mụn trứng cá trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
Nội Dung Bài Viết
Mụn trứng cá trên da đầu là tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc làm cho da đầu bị nổi mụn trứng cá hay mụn nhọt, khiến cho người mắc phải cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nhằm cải thiện được tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân hình thành mụn và cách điều trị dứt điểm trong bài viết dưới đây.
Mụn trứng cá trên da đầu là gì?
Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như mặt, lưng, cổ hay là trên da đầu. Tình trạng này xảy ra là do sự phản ứng viêm xung quanh chân tóc bởi nhiều nguyên nhân tác động hình thành nên các mụn nhỏ và ngứa. Đôi khi các mụn này cũng có thể trở nên đau và khó chịu.
Mụn trứng cá trên da đầu và chân tóc hình thành ở 3 mức độ:
- Mụn trứng cá nhẹ: Ở dạng này sẽ bao gồm cả mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
- Mụn trứng cá mức độ vừa phải: Đối với dạng này thì các mụn mủ sẽ xuất hiện ở trên bề mặt da đầu và chân tóc.
- Mụn trứng cá mức độ nặng: Sẽ bao gồm cả các loại mụn bọc, mụn mủ gây sưng đỏ và đau.
Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá trên da đầu
Cũng tương tự như mụn ở nơi khác, mụn trứng cá trên da đầu hình thành khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn cùng với bã nhờn và các tế bào da chết. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh sẽ kết hợp với vi khuẩn P.acne hình thành nên mụn. Không những vậy, mụn trứng cá trên da đầu còn bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
- Gàu: Không gội đầu sạch hoặc thường xuyên không gội đầu cũng là một trong những nguyên nhân khiến da đầu mọc mụn.
- Lạm dụng sản phẩm tạo kiểu tóc: Các chất hóa học từ thuốc nhuộm, gel vuốt tóc hoặc keo xịt tóc tích tụ lâu dần sẽ kích thích da đầu mọc mụn.
- Chế độ ăn uống: Các nghiên cứu cho thấy rằng, ăn nhiều carbohydrate có đường sẽ có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá.
- Đội mũ bảo hiểm: Thường xuyên đội mũ bảo hiểm nhưng không có thói quen vệ sinh mũ bảo hiểm hoặc đội mũ khi tóc còn ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ gây mụn.
- Da đầu nhờn: Tình trạng này sẽ khiến cho da thường xuyên đổ dầu làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra còn có thêm một số yếu tố tác động bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn,… khiến cho bạn khó tránh khỏi mụn trứng cá trên da đầu.
- Căng thẳng, stress: Thường xuyên bị áp lực, căng thẳng bất kể là trong công việc hay trong cuộc sống cũng sẽ làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và hình thành mụn ở bất cứ nơi nào trên da, kể cả trên da đầu.
Ngoài những yếu tố tác động trên thì mụn trứng cá trên da đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác nhân cụ thể như:
- Nhiễm tụ cầu khuẩn
- Tụ cầu vàng
- Vi khuẩn họ Cutibacterium
- Vi khuẩn Propionibacterium acnes
- Rận nhóm Demodex folliculorum
- Nấm men từ nhóm Malassezia
Dấu hiệu của mụn trứng cá trên da đầu
Hầu hết tình trạng mụn trứng cá trên da đầu sẽ thường có những triệu chứng kéo dài dai dẳng với những đặc điểm:
- Tóc sẽ có hạt trắng tương tự như mụn đầu trắng, da đầu sẽ nổi mụn mủ, mụn nước hoặc nổi cục mụn u nang và điển hình nhất là nổi mụn nhọt trên da đầu.
- Khi mụn trứng cá xuất hiện trên da đầu, người bệnh sẽ còn gặp phải các vấn đề như rụng tóc, tóc dầu, gàu từng mảng, da đầu nổi mẩn đỏ,…
- Mụn trứng cá trên da đầu hầu hết sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa, rát hoặc thậm chí gây đau đầu.
Cách điều trị mụn trứng cá trên da đầu
Mụn trứng cá mọc trên da đầu không phải là tình trạng khó điều trị, tùy theo trường hợp mụn ở dạng nặng hay nhẹ thì sẽ được áp dụng phương pháp điều trị khác nhau như:
1. Sử dụng thuốc và dầu gội
Hầu hết các trường hợp điều trị mụn trên da đầu thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ da liễu kê đơn cho sử dụng một loại dầu gội hoặc thuốc trị da đầu. Trong đó, loại dầu gội này sẽ giúp rửa sạch dầu và bụi bẩn nhằm ngăn ngừa mụn trên da đầu quay trở lại. Các thành phần phổ biến chứa trong loại sản phẩm này gồm có:
- Tinh dầu chàm trà: Loại tinh dầu này được đánh giá là có khả năng kháng viêm, ức chế hoạt động, giúp tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn trên da đầu.
- Axit salicylic: Hoạt chất này có khả năng loại bỏ nhanh lớp tế bào da chết trên da.
- Axit glycolic: Giúp loại bỏ các tế bào da chết để tẩy da chết trên da đầu cùng bã nhờn và vi khuẩn.
- Ciclopirox: Đây là một loại thuốc chống nấm được dùng trong việc điều trị nhiễm trùng da và cũng thường được thêm vào dầu gội trị gàu.
- Ketoconazole: Đây là một hoạt chất chống nấm, giúp cải thiện tốt tình trạng da đỏ hoặc vảy.
- Benzoyl peroxide: Có khả năng loại bỏ vi khuẩn Propionibacterium acnes – một trong những loại vi khuẩn nằm trong các nốt mụn trứng cá ở dạng nghiêm trọng.
Nếu mụn trứng cá trên da đầu xuất hiện dai dẳng và có kèm theo các triệu chứng liên quan đến rụng tóc, viêm chân lông, ửng đỏ nghiêm trọng,… thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị sau:
- Tiêm steriod
- Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống
- Sử dụng thuốc kháng histamin cho một số trường hợp xuất hiện phản ứng dị ứng
- Dùng kem steroid hoặc thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ
- Sử dụng quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)
- Isotretinoin hoặc các loại thuốc đặc trị mụn trứng cá nghiêm trọng khác.
2. Điều trị mụn trứng cá trên da đầu tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc cũng như dầu gội theo sự chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng có thể điều trị mụn trên da đầu bằng các mẹo thiên nhiên tại nhà, đảm bảo tính an toàn cho đa. Dưới đây sẽ là một số mẹo điều trị mụn trứng cá trên da đầu mà bạn có thể áp dụng:
2.1. Điều trị mụn trứng cá trên da đầu bằng nghệ
Hoạt chất Curcumin có trong nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nên được sử dụng trong việc điều trị mụn trứng cá, bao gồm cả mụn trứng cá trên da đầu.
- Chuẩn bị: 1 muỗng tinh bột nghệ + 1/2 muỗng dầu dừa
- Thực hiện: Trộn 2 nguyên liệu này lại với nhau để tạo thành hỗn hợp. Sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng da đầu bị mụn và chờ khoảng 1 giờ để cho các tinh chất thấm sâu vào trong da đầu rồi gội sạch đầu bằng nước.
- Tần suất thực hiện: Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi mụn giảm hẳn.
2.2. Điều trị mụn trứng cá trên da đầu bằng cà chua
Nhờ vào hàm lượng vitamin A, vitamin C và beta – carontene cao mà cà chua được sử dụng để trị mụn và giúp phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương hữu hiệu.
- Chuẩn bị: 1 thìa nước ép cà chua + vài giọt chanh + 1/2 muỗng mật ong
- Thực hiện: Trộn các hỗn hợp này lại rồi sử dụng bông thấm vào hỗn hợp này và thoa lên vùng da đầu bị mụn. Chờ trong 5 phút thì gội sạch đầu với nước ấm.
- Tần suất thực hiện: Áp dụng thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp cho mụn được cải thiện một cách đáng kể.
2.3. Điều trị mụn trứng cá trên da đầu bằng nha đam
Trong thành phần của lá nha đam có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Vì vậy mà nha đam được sử dụng như một loại nguyên liệu phổ biến trong quá trình điều trị mụn.
- Chuẩn bị: 1 lượng gel nha đam + 1 lượng nước cốt chanh
- Thực hiện: Trộn đều 2 nguyên liệu này sao cho tỉ lệ ngang bằng nhau và đủ để đùng cho da đầu. Sau đó thoa hỗn hợp này lên tóc, đặc biệt là ngay tại vùng da bị mụn.
- Tần suất thực hiện: Sử dụng cách này mỗi ngày 1 lần cho đến khi mụn hết hẳn.
Biện pháp phòng ngừa mụn trứng cá trên da đầu
Để ngăn ngừa mụn trứng cá có thể xuất hiện và tái phát bất kỳ lúc nào, bạn cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa đơn giản sau đây:
- Thường xuyên gội đầu bằng các loại dầu gội phù hợp để hạn chế các vi khuẩn phát sinh, ngứa da đầu vì có thể tạo điều kiện để gây mụn.
- Hạn chế sử dụng các dòng sản phẩm dành cho tóc có chứa nước hoa vì lớp da đầu của bạn khá mỏng, có thể làm tổn thương nghiêm trọng nếu sử dụng.
- Chỉ đội mũ vào những lúc cần thiết để da đầu luôn được thông thoáng và không bị ra quá nhiều mồ hôi.
- Cần có chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E cùng các khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe cho làn da. Ngoài ra, còn giúp làm giảm nguy cơ bị viêm da, mụn cùng nhiều vấn đề khác trên làn da của bạn.
- Luôn giữ cho da đầu không bị xước, viêm hoặc bị tổn thương. Vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào da đầu và hình thành mụn.
Mụn trứng cá trên da đầu là tình trạng xảy ra phổ biến và được điều trị theo cách tương tự như mụn trứng cá trên các bộ phận khác trên cơ thể. Ngoài ra, mụn trứng cá trên da đầu còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do đó nếu phương pháp điều trị thông thường khác không mang lại hiệu quả thì bạn nên tham khảo bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!