Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt… Dù là điều trị bằng phương pháp nào, bạn cũng nên kết hợp với việc sử dụng các món ăn chữa rối loạn tiền đình để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị đồng thời giúp bồi bổ sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn chữa rối loạn tiền đình hay mà bạn có thể tham khảo. 

Các món ăn chữa rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình không chỉ cần sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ mà còn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nhất là với những người suy nhược cơ thể mắc rối loạn tiền đình thì chế độ ăn uống càng chiếm vai trò quan trọng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, người bị rối loạn tiền đình nên tăng cường các thực phẩm giàu axit folic, vitamin C, vitamin D… để hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một số món ăn chữa rối loạn tiền đình tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua:

1. Sườn non nấu lá đinh lăng

Sườn non nấu lá đinh lăng là một trong 5 món ăn chữa rối loạn tiền đình phổ biến hiện nay
Sườn non nấu lá đinh lăng là một trong 5 món ăn chữa rối loạn tiền đình phổ biến hiện nay

Nhắc đến các món ăn chữa bệnh rối loạn tiền đình thì không thể không nhắc đến món sườn non nấu lá đinh lăng. Theo Đông y, lá đinh lăng có tính mát, vị đắng có công dụng bồi bổ khí huyết, an thần, ăn ngon ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, chữa nổi mề đay, tắc tia sữa, kiết lỵ, sởi, ho, chữa đau lưng mỏi gối… Với người mắc bệnh rối loạn tiền đình, lá đinh lăng có thể giúp đả thông kinh lạc, tăng tuần hoàn mạch máu não, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. 

Sử dụng canh sườn non lá đinh lăng sẽ giúp bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, căng thẳng thần kinh, giúp điều trị chứng suy giảm trí nhớ. Sườn non heo mang giá trị dinh dưỡng lý tưởng, giàu năng lượng, kali, đạm, canxi và nhiều loại vitamin hữu ích. Ngoài ra, sườn non còn chứa lượng photpho cao, có thể hỗ trợ điều hòa nhịp tim, kích thích quá trình phát triển và tăng trưởng, hỗ trợ dự trữ năng lượng cho cơ thể. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: Đinh lăng, sữa non, gia vị vừa đủ
  • Lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo nước; sườn non cắt thành miếng vừa ăn, trộn đều với muối
  • Ướp sườn non với các gia vị như mắm, đường, muối, hạt tiêu… trong khoảng 15 phts
  • Cho sườn non vào nồi, nấu chín với nước, khi sườn mềm thì cho lá đinh lăng vào
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

2/ Óc heo hấp ngải cứu

Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt
Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt

Theo các tài liệu Y khoa, óc heo vị ngọt, tính hàn, chứa những koáng chất phổ biến như sắt, canxi, photpho… Có tác dụng bồi bổ xương khớp, chữa suy nhược thần kinh, cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra, óc heo có khả năng tăng cườn tuần hoàn máu lên não, chứa CNTF (chất bảo vệ sự tái tạo của dây thần kinh), có thể chữa mất trí nhớ, đau nửa đầu. Bên cạnh đó cũng thích hợp cho người ngủ chập chờn, mắt mờ, thần kinh không ổn định… 

Bên cạnh óc heo, ngải cứu là cây thuốc nam có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người bị rối tiền đình. Ngải cứu có thể trị kém ăn, suy nhược cơ thể, đau đầu hoa mắt, đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, trị đau dây thần kinh đồng thời cũng giúp lưu thông máu lên não. Sử dụng kết hợp óc heo với ngải cứu là món ăn trị bệnh rối loạn tiền đình, mang lại hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: óc heo, ngải cứu, gia vị vừa ăn
  • Óc heo mua về gỡ bỏ mạch máu lớn, trần qua nước sôi
  • Ngải cứu rửa sạch, cắt thành đoạn dài khoảng 2cm
  • Xếp óc heo và ngải cứu vào tô, thêm ít gia vị, đem hầm cách thủy trong 40 phút
  • Có thể thêm lá diếp cá vào để sử dụng.

Lưu ý: Khi chế biến óc heo, không nên nấu với nhiều nước, không cần nấu quá lâu, chỉ nấu khi chín tới. Óc eo chứa nhiều cholesterrol và lipit, do đó không nên ăn quá nhiều, chỉ dùng 1 – 2 lần/tuần khoảng 30 – 50g/lần, ăn quá nhiều sẽ dễ gây béo phì, tim mạch. Bên cạnh đó, không dùng quá nhiều ngải cứu do ngải cứu có dược tính cao, dùng quá liều sẽ làm hệ thần kinh trung ương hưng phấn quá mức gây co giật, run tay run chân, nói sàm, tổn thương tế bào não…

3. Óc heo rán trứng gà – món ăn chữa rối loạn tiền đình

Món óc heo rán trứng gà giàu dưỡng chất, rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Món óc heo rán trứng gà giàu dưỡng chất, rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Như đã đề cập, óc heo là một trong những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của người bị rối loạn tiền đình. Bên cạnh óc heo, trứng gà cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có tác dụng tăng cholesterol tốt (HDL), giúp giảm thiểu các vấn đề về tim mạch. Trứng gà chứa choline, tham gia vào quá trình xây dựng màng tế bào; chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại quá trình thoái hóa thị lực. Óc heo rán trứng gà là món ăn trị bệnh rối loạn tiền đình mà bạn có thể thêm vào thực đơn của mình để sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: Óc heo, trứng gà, gia vị vừa đủ
  • Óc heo mua về gỡ bỏ gân máu, rửa sạch huyết
  • Đem óc heo với trứng gà đánh nhuyễn, thêm ít gia vị vừa ăn
  • Đem rán trứng với óc heo, có thể ăn chung với cơm.

4. Canh óc heo đông trùng hạ thảo

Canh óc heo nấu đông trùng hạ thảo là món ăn bài thuốc tốt cho người suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình
Canh óc heo nấu đông trùng hạ thảo là món ăn bài thuốc tốt cho người suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình

Canh óc heo đông trùng hạ thảo là một trong những món ăn bài thuốc chữa rối loạn tiền đình mà bạn không thể bỏ qua. Bên cạnh óc heo, đông trùng hạ thảo là trùng thảo, một vị thuốc Đông y được đặc biệt ưa chuộng trong thời gian hiện nay. Đông trùng hạ thảo giàu axit amin, các nguyên tố vi lượng, vitamin D, vitamin E, vitamin C, vitamin K… Có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, kích thích sản sinh ATP, oxy nuôi dưỡng các tế bào. Sử dụng đông trùng hạ thảo kết hợp với óc heo giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chán ăn, mệt mỏi… do bệnh rối loạn tiền đình gây ra.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: Óc heo, hoài sơn, long nhãn, kỉ tử, rượu trắng, gừng, gia vị vừa đủ
  • Óc heo gỡ các gân máu quanh óc heo, rửa sạch máu, chần qua nước sôi hoặc rửa muối để đỡ mùi tanh
  • Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ; cho óc heo, hoài sơn, long nhãn, kỉ tử, long nhãn, gừng và gia vị vào thố lớn, đem hầm trên lửa nhỏ sau 2 tiếng cho các dược liệu ngấm vào óc heo
  • Hầm đến khi chín thì múc óc heo ra bát, thưởng thức khi còn nóng. 

Tác dụng: Thường xuyên sử dụng 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ lưu thông máu lên não, loại bỏ các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.

5. Canh óc heo mộc nhĩ đen

Canh óc heo mộc nhĩ tốt cho sức khỏe người bị rối loạn tiền đình
Canh óc heo mộc nhĩ tốt cho sức khỏe người bị rối loạn tiền đình

Theo Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, có tác dụng làm mát máu, nhuận táo, trường phong hạ huyết, lợi trường vị, bền cơ, hoạt huyết… Mộc nhĩ không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn là vị thuốc bổ dưỡng giúp lưu thông máu toàn thân, hạn chế nhồi máu cơ tim, giúp lượng máu lên não đầy đủ hơn nên có thể làm giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, buồn nôn… Thường xuyên dùng canh óc heo mộc nhĩ đen sẽ giúp đem lại hiệu quả tích cực cho người bị rối loạn tiền đình.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 bộ óc heo, 15g mộc nhĩ đen, gia vị vừa đủ
  • Óc hem mua về gỡ các gân máu, rửa sạch, chần qua nước sôi
  • Mộc nhĩ ngâm nước lạnh sau 15 phút thì rửa sạch
  • Cho mộc nhĩ vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu
  • Choc óc lợn vào, thêm 1 bát nước nhỏ vào đun trong 40 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn. 

Lưu ý: Chỉ được ngâm mộc nhĩ khô với nước lạnh, không được ngâm với nước nóng, không ăn mộc nhĩ tươi. Bên cạnh đó, không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

6. Canh mộc nhĩ thịt xay

Mộc nhĩ giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường lượng máu lên não
Mộc nhĩ giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường lượng máu lên não

Canh mộc nhĩ thịt xay là một trong các món ăn chữa bệnh rối loạn tiền đình được khuyến khích sử dụng. Như đã đề cập, mộc nhĩ cũng là một trong những vị thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh rối loạn tiền đình. Vì không thể sử dụng óc heo 1 – 2 lần/tuần, nên bạn cần thay đổi các món an chữa rối loạn tiền đình thường xuyên để hỗ trợ điều trị.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: Thịt nạc xay, mộc nhĩ, gia vị vừa đủ
  • Mộc nhĩ ngâm cho đến khi nở ra hết cỡ thì rửa sạch, thái chỉ; thịt nạc đem rửa sạch, xay nhỏ, thái lát mỏng vừa ăn
  • Sau khi sơ chế thì phi thơm hành, cho thịt nạc vào đảo đều, thêm mộc nhĩ vào rồi cho một lượng nước vừa đủ, đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Dùng canh mộc nhỉ mỗi ngày, sẽ giúp tăng cường lưu thông máu lên não, làm các triệu chứng rối loạn tiền đình. 

7. Chè nhãn hạt sen

Chè hạt sen long nhãn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh, làm giảm triệu chứng đau đầu chóng mặt ở người bệnh
Chè hạt sen long nhãn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh, làm giảm triệu chứng đau đầu chóng mặt ở người bệnh

Nếu bạn đang thắc mắc rối loạn tiền đình nên ăn gì thì có thể tham khảo món chè nhãn hạt sen. Theo Đông y, long nhãn nhục vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần, mất ngủ hay quên, trống ngực hồi hộp tim loạn nhịp, kém ăn mệt mỏi, đại tiện ra máu… 

Trong khi đó, hạt sen chứa nhiều dưỡng chất như canxi, lipit, photpho, protit, các vitamin như vitamin B1, B2, C… Có tác dụng an thần, điều hòa cholesterol trong máu, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện khẩu vị, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Kết hợp long nhãn với hạt sen sẽ giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, làm giảm stress, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh… 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 300g hạt sen hoặc 150g hạt sen khô; 1 kg nhãn lồng
  • Hạt sen rửa sạch, bỏ phần nhân xanh bên trong
  • Đổ ngập nước, đem đun sôi rồi hạ lửa nhỏ để hạt sen chín mềm
  • Cho 2 muỗng đường vào, hầm thêm 5 phút rồi vớt hạt sen ra
  • Nhãn bóc vỏ, dùng dao tác bỏ hạt, cho hạt sen vào trong quả nhãn, cho hạt sen vào trong quả nhãn
  • Đun sôi nước hầm hạt sen, cho hạt sen đã lồng long nhãn vào, đun đến khi sôi lại thì tắt bếp

Lưu ý: Để hạt sen giòn thì bạn nên vớt hạt sen ra cho vào bát nước đá, đến lúc ăn thì múc nước ra bát, cho hạt sen vào cùng đá. 

Một số lưu ý khi sử dụng các món ăn chữa rối loạn tiền đình

Các món ăn trên mặc dù có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, nhưng khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các món ăn này quả thực có công dụng tốt với người mắc rối loạn tiền đình, tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần/tuần, thường xuyên thay đổi món ăn, tránh dùng với một lượng lớn trong ngày trong thời gian dài. 
  • Dược thiện hỗ trợ điều trị chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị, do đó bạn không nên ngưng thuốc, kiên trì sử dụng với liều lượng cho phép thì mới thấy hiệu quả
  • Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nên tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin D, axit folate… Đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm, các loại hạt, các loại đậu, các loại ngũ cốc, trứng, cá, sữa, trái cây có múi, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ… 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, kem sữa bò, các loại đồ uống chứa chất kích thích như cafein, rượu bia…
  • Cần tránh sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuống kháng axit, nicotine trong thuốc lá…

Tóm lại, có thể thấy có rất nhiều món ăn chữa rối loạn tiền đình, giúp cải thiện, làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, không thể giữ được khăn bằng do bệnh gây ra. Các món ăn trên mặc dù tốt, tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều, tránh lạm dụng để không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người bệnh phải dùng thuốc trong một khoảng...

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng và những điều cần lưu ý

4 cách dùng lá đinh lăng chữa rối loạn tiền đình bạn nên thử

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Vậy tại sao có...

Nguyên nhân của chứng rối loạn tiền đình khi mang thai

Rối loạn tiền đình khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Rối loạn tiền đình khi mang thai là vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải trong suốt thai kỳ. Không chỉ gây ra nhiều triệu chứng phiền...

Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y được chia thành 2 thể bệnh là “thực chứng” và “hư chứng”. Tùy thuộc vào cấp độ, nguyên nhân gây bệnh mà...

Bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình từ bạch quả

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều triệu chứng phiền toái như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai. Đa số bệnh nhân đều gặp phải...

Tìm hiểu quy trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Để bệnh rối loạn tiền đình nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng cách....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn