Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các môn thể dục thể thao tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Áp dụng các môn thể dục thể thao là cách giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,… do bệnh gây ra.

bài tập điều trị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn tiền đình có nên tập thể dục?

Thể dục thể thao là một trong những bộ môn rất tốt cho sức khỏe con người. Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Với bất cứ căn bệnh nào, việc luyện tập thể dục cũng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt, nhất là bệnh rối loạn tiền đình. Do đó, bệnh nhân nên luyện tập thể dục hàng ngày để cải thiện sức khỏe của bản thân mình.

Với người lớn, việc luyện tập thể dục như yoga, vũ đạo, võ thuật, xà đơn, xà kép,… sẽ giúp lưu thông máu ở hệ thống thần kinh tốt hơn. Bên cạnh đó, cơ bắp sẽ phối hợp nhịp nhàng để cải thiện tình trạng chóng mặt. Điều này đã được chứng minh ở các vũ công múa ba lê hoặc phi công. Ở những người này, hệ thống tiền đình của họ rất tốt vì thường xuyên luyện tập. Do đó, dù có hoạt động nhiều thì nhóm đối tượng này vẫn cảm thấy cơ thể bình thường.

Theo các chuyên gia sức khỏe, những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình chỉ nên luyện tập các bộ môn thể thao nhẹ nhàng. Điều này rất cần thiết cho bệnh nhân. Ngoài ra, không phải bài tập thể dục nào, người bệnh cũng có thể thực hiện. Các bộ môn thể thao vận động mạnh như đánh cầu lông, bóng chuyền, đá bóng,… có thể khiến cho bệnh nhân bị ngất, chóng mặt, khó thở, ù tai,…

Rối loạn tiền đình nên tập gì?

Thời tiết giao mùa khiến cho sức đề kháng của con người ngày càng yếu đi. Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, thận,… sẽ rất dễ bị hoa mắt, quay cuồng, chóng mặt, ù tai,… Đây là những biểu hiện của căn bệnh rối loạn tiền đình. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người làm việc văn phòng, phụ nữ tiền mãn kinh, tuổi trung niên,…

bài tập điều trị rối loạn tiền đình
Yoga tốt cho bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Bệnh rối loạn tiền đình rất hay tái phát, gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, chất lượng cuộc sống. Với căn bệnh này, việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần tiến hành luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình nên áp dụng một số bài tập như yoga, đi bộ, dậm chân tại chỗ, cử động đầu,… để cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, khi luyện tập, bạn chỉ nên tập với mức độ vừa phải, không được tập quá nhiều, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Mục đích của việc luyện tập thể dục sẽ giúp người bệnh duy trì thăng bằng khi đứng yên, lắc lư, di chuyển,… Nguyên tắc áp dụng những bài tập này chia ra thành nhiều mức độ từ dễ đến khó. Các động tác được thực hiện từ chậm đến nhanh dần. Thời gian thực hiện từ ngắn đến dài hơn và tần suất lặp lại cũng tăng dần đều.

Rối loạn tiền đình có nên tập gym?

Gym là một trong những bộ môn giúp tăng cường sức khỏe cho con người. Bình thường, mọi người tập gym để cải thiện sức khỏe và thể chất. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh không nên thực hiện bộ môn này. Nếu tập, bệnh nhân chỉ nên tập với thời gian ngắn để giúp giảm triệu chứng bệnh.

Việc luyện tập gym quá nhiều có thể khiến cho sức khỏe bệnh nhân giảm sút. Đồng thời, tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… càng nặng hơn. Rất nhiều bệnh nhân tiến hành tập gym khi bị rối loạn tiền đình gặp phải tình trạng đầu óc quay cuồng, buồn nôn trong nhiều ngày liền. Hơn nữa, việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình gặp nhiều khó khăn hơn và người bệnh phải mất thời gian dài để chữa trị.

Bên cạnh đó, trong quá trình tập gym, bệnh nhân cần phải có sự hướng dẫn tận tình của kỹ thuật viên. Tuyệt đối không được tùy tiện thực hiện hoặc áp dụng những bài tập gym không phù hợp khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, các bài tập gym với động tác quá khó, đòi hỏi cử động cổ và đầu nhiều, bạn không nên áp dụng.

Các môn thể thao tốt cho người rối loạn tiền đình

Lựa chọn những bài tập điều trị rối loạn tiền đình phù hợp là cách giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phù hợp với các bệnh nhân. Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh, người bệnh có thể chọn bài tập phù hợp nhất với mình. Tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám để được bác sĩ tư vẫn kỹ hơn. Dưới đây là một số bài tập điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh có thể tham khảo.

1. Đi bộ

bài tập điều trị rối loạn tiền đình
Đi bộ – Bài tập điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

Luyện tập đi bộ hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh rối loạn tiền đình lưu thông khí huyết, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi. Đây cũng là một trong những hình thức thư giãn được rất nhiều người lựa chọn. Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên đi bộ trong khoảng 15 – 20 phút, không được đi quá nhiều. Việc đi bộ nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

2. Tập yoga

Đây là bộ môn thể thao nhẹ nhàng, giúp xương khớp thêm dẻo dai và dễ dàng lưu thông khí huyết, giữ thăng bằng đầu óc. Tập yoga thường xuyên sẽ giúp cho những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình thêm khỏe mạnh. Một số bài tập yoga, người bệnh có thể tham khảo để cải thiện các triệu chứng bệnh của mình.

# Bài tập tư thế trái núi

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn đứng thẳng người. Đồng thời, hai chân dang rộng bằng vai. Sau đó, hít thở sâu sao cho bụng dưới hóp lại.
  • Tiếp theo, bạn nâng cao lồng ngực và rướn dài các đốt sống lên trên. Hai tay từ từ đẩy lên qua khỏi đầu sao cho tay kẹp sát mang tai.
  • Cuối cùng, bạn chắp 2 bàn tay lại, thả lỏng khuỷu tay. Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 2 – 4 phút và hít vào thở ra đều đặn.

# Bài tập đứng gập người về trước

  • Trước hết, bạn đứng thẳng người và dang rộng hai chân cho bằng hai tay.
  • Sau đó, bạn thả tay lỏng buông xuôi theo thân mình. Đồng thời, hít vào từ từ sao cho phình bụng lên rồi nâng hai tay qua khỏi đầu kéo. Các đốt sống duỗi lên cao.
  • Tiếp theo, bạn hơi gập người về phía trước và cuối người xuống sao cho hai tay chạm sàn và ôm lấy phần cổ chân.
  • Phần đỉnh đầu hơi thả lỏng và giữ nguyên tư thế này khoảng từ 1 – 3 phút. Cuối cùng, bạn tiến hành hít thở sâu.
  • Trong quá trình luyện tập, nếu bạn thấy hơi choáng nhẹ thì đặt 2 tay lên gối và từ từ nâng người dậy, nhưng không được thực hiện quá đột ngột vì dễ gây chấn thương.

3. Đi xe đạp

bài tập điều trị rối loạn tiền đình
Cải thiện rối loạn tiền đình với bộ môn đi xe đạp.

Nhiều người lo lắng đi xe đạp sẽ khiến cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình có các triệu chứng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đi xe đạp mỗi ngày khoảng 1 tiếng không chỉ giúp các khớp xương thêm săn chắc mà còn hỗ trợ tốt để khí huyết lưu thông. Bên cạnh đó, tinh thần người bệnh thêm hưng phấn, thoải mái, dễ chịu hơn. Đây cũng là phương pháp chữa trị bệnh rối loạn tiền đình được nhiều người áp dụng.

4. Tập thái cực quyền

Với những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh có thể áp dụng các bài tập thái cực quyền để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Phương pháp này sẽ giúp cho cơ thể thêm khỏe mạnh, khí huyết lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thực hiện theo hướng dẫn, không được áp dụng tùy tiện khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

5. Đứng thẳng

Đây cũng là bài tập chữa trị bệnh rối loạn tiền đình vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn cần phải đứng thẳng. Đồng thời, hai chân áp sát vào nhau và buông hai tay thẳng sát vào người, nhắm nghiền hai mắt. Người bệnh giữ tư thế này trong khoảng 30 giây và lặp lại động tác như cũ. Mỗi khi thay đổi các động tác, bạn cần thực hiện cho đúng. Chỉ thay đổi hai tay đưa thẳng về phía trước sau cho song song với thân người và mặt đât.

Lưu ý tập luyện chữa rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không được tiến hành chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Với căn bệnh rối loạn tiền đình, ngoài việc luyện tập các bộ môn thể thao, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

bài tập điều trị rối loạn tiền đình
Người bệnh rối loạn tiền đình nên dành thời gian thư giãn.
  • Khi ngủ, bệnh nhân nên để đèn ngủ để nhìn rõ các vật xung quanh.
  • Vận động thường xuyên, tránh ngồi quá lâu tại một chỗ.
  • Không được ngoảnh cổ hoặc đúng lên và ngồi xuống nhanh.
  • Khi đi xe hơi, không nên trèo lên cao hoặc đọc báo.
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Không nên tự lái xe hoặc điều khiển máy có động cơ
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh
  • Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu chóng mặt, bạn cần phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trước khi tập thể dục 2 tiếng, bạn không nên ăn hoặc uống nước quá no.
  • Nên khởi động kỹ trước khi tập để đảm bảo an toàn cho cơ thể và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Lựa chọn môi trường sống an toàn, thoáng mát, sạch sẽ
  • Với bà bầu, bạn không nên tự áp dụng các bài tập điều trị mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được các môn thể dục thể thao tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Dù áp dụng bộ môn nào, người bệnh cần phải cân nhắc kỹ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Trong quá trình luyện tập, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Cùng chuyên mục

Orihiro DHA EPA là thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe của não

Top 7 Thuốc Chữa Rối Loạn Tiền Đình của Nhật đánh giá cao

Rối loạn tiền đình là căn bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, nhất là người cao tuổi, dân văn phòng, người lao động trí óc… Bên...

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến và không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên sẽ thường gặp hơn ở những người trưởng thành và cao tuổi,...

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc chữa mất ngủ đầu tiên được nghiên cứu và phục dựng thành công nhờ kế thừa tinh hoa của những phương thuốc...

Ăn óc heo có chữa được bệnh rối loạn tiền đình?

Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng óc heo chữa rối loạn tiền đình bởi những tác dụng vượt trội của nó. Óc heo được xem là giải pháp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn