Hắc lào (lác) ở mông: Dấu hiệu nhận biết và thuốc trị

Hướng dẫn trị nấm da đầu tại nhà bằng phương pháp dân gian

Nấm da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Top 7 loại thuốc trị nấm da an toàn hiệu quả nhanh

Nấm da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Nấm da đầu là một dạng bệnh lý da liễu phổ biến và rất dễ lây lan ở trẻ em và người lớn, gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để tìm hiểu về bệnh nấm da đầu, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết và cách điều trị tận gốc của căn bệnh này.

Tìm hiểu về nấm da đầu

Nấm da đầu còn được là bệnh ecpet mãng tròn, là một dạng bị viêm nhiễm vùng da đầu và nang tóc do vi khuẩn nấm gàu cư trú gây nên. Người mắc chứng nấm da đầu sẽ có những triệu chứng thường gặp như các vảy gàu nhỏ, gàu đã tạo thành những mảng hình tròn màu trắng đục đóng thành các vảy trên da.

Nấm da đầu
Nấm da đầu ở bề mặt da đầu bị nấm tấn công gây tổn thương, ngứa ngáy

Nấm da đầu không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Tình trạng nặng nề hơn là có thể gây ra chứng rụng tóc hàng loạt, hói đầu, bong vảy, loét và chảy mủ kèm theo ngứa ngáy và có mùi khó chịu.

Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng thường bắt gặp nhiều hơn ở trẻ dưới 10 tuổi. Nhiều trường hợp được cha mẹ điều trị theo dân gian không đúng cách dẫn đế vùng da đầu bị viêm nặng, rụng tóc và để lại sẹo vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấm da đầu

Theo các bác sĩ da liễu, những người mắc bệnh nấm da đầu được bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ảnh hưởng như:

  • Do chủng nấm Trichophyton gây nên: Ban đầu, loại nấm này tạo nên những mảng da đỏ có vảy hình tròn, sau một thời gian sẽ sưng đỏ lên và mưng mủ. Khiến cho tóc ở vùng da bị nấm da đầu trở nên cứng và dễ gãy do sự bong tróc ở mảng da bên dưới gây ra ngứa và hói tạm thời.
  • Do chủng nấm Microsporum: Sự xuất hiện của loại nấm khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ rụng tóc thành từng đốm với đường kính vài centimet. Những đốm rụng tóc này có màu xám, sợi tóc gãy gần sát gốc. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ em từ 1 – 2 tuổi.
  • Nhiễm nấm Kerion de celse: Sự xuất hiện của loại này sẽ gây ra tình trạng vô cùng nặng nề như xuất hiện các ổ mủ ở nang lông hay còn gọi là áp xe nang lông. Những vảy mủ, lõm sâu và chứa dịch mủ màu vàng xuất hiện trên bề mặt bị tổn thương. Gây ra mủ có mùi hôi tạo cảm giác khó chịu.
  • Lây nhiễm từ người và động vật: Trên cơ thể vật nuôi hầu như đều có sự hiện diện tiềm ẩn của các loại vi khuẩn nấm từ động vật và thú cưng như chó hoặc mèo. Khi trên cơ thể của chúng mất đi những mảng lông, nếu vô tình để tiếp xúc trực tiếp sẽ rất dễ dàng lây lan sang người.
  • Vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Thực tế nếu gội đầu hàng ngày sẽ khiến cho lớp sừng ở da đầu bị tổn thương bởi vì sẽ làm tẩy sạch dầu tiết ra bởi các tuyến bã nhờn khiến tóc bị mất đi màng bảo vệ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu để đầu quá bẩn, dầu nhờn tích tụ nhiều kèm theo hành động chà xát, gãi ngứa liên tục sẽ khiến vi khuẩn phát triển và thâm nhập vào trong da đầu.
  • Thói quen sinh hoạt: Một phần nguyên nhân gây ra nấm da đầu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chẳng hạn như để tóc ướt đi ngủ, trong môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn nấm sinh sôi. Da đầu ẩm còn khiến cho lỗ chân lông mở to khiến cho chân tóc yếu.
  • Lây nhiễm từ người sang người: Người không mắc bệnh nấm da đầu nếu như tiếp xúc trực tiếp và sử dụng chung những vật dụng, đồ dùng cá nhân như nón, lược chải đầu, quần áo cũng có nguy cơ lây nhiễm.
  • Mắc một số bệnh lý khác: Người từng mắc các bệnh như bệnh vảy nến, á sừng, viêm da cũng có khả năng dẫn đến tình trạng nấm da đầu.

Biểu hiện của bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu thường phát triển ở những nơi ẩm ướt và ấm áp, tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mà nấm da đầu sẽ phát triển theo 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Người bệnh có cảm giác ngứa, có vảy nhỏ và rụng tóc

Ở giai đoạn này, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và rụng tóc là do đã bước vào giai đoạn khởi phát, đó là thời kỳ xuất hiện gàu, đây là dấu hiệu ở hầu hết nhiều người mắc phải và chủ quan xem đó là bình thường.

Nhưng khi nấm bắt đầu xuất hiện, các loại vi khuẩn nấm sẽ kích thích vùng da đầu tiết ra các chất bã nhờn đột biến để kết hợp với lớp tế bào chết trên da đầu tạo thành gàu.

Giai đoạn 2: Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa khủng khiếp và xuất hiện mụn da đầu

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da đầu khủng khiếp là do gàu và chất nhờn. Khi mà cơ thể và đầu óc đang ở trong trạng thái bứt rứt, khó chịu làm thúc đẩy hành động gãi liên tục, gãi thật mạnh  làm vô tình khiến cho da đầu bị xướt xát, chảy máu đóng vảy trên da đầu.

Cũng có một số trường hợp trên da đầu xuất hiện những nốt sần đỏ li ti và mụn lan rộng ra khi hình thành nấm da đầu, khiến tình trạng rụng tóc kéo dài và đây được xem là dấu hiệu nặng nề nhất trong giai đoạn 2 này.

Giai đoạn 3: Tóc rụng nhiều

Đây là giai đoạn cuối cùng, nguy cơ gây rụng tóc thường xuyên tiếp diễn, số lượng rụng tóc tăng theo thời gian  và có hiện tượng viêm da, lở loét gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Khi mà tình trạng tóc rụng nhiều khiến người bệnh phải tìm đến sự thăm khám của các chuyên gia da liễu để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nấm da đầu
Nấm da đầu phát triển thành 3 giai đoạn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của người bệnh

Phân biệt nấm da đầu với vảy nến da đầu

Nấm da đầu và vảy nến da đầu có những biểu hiện ban đầu của bệnh khá giống nhau, vì thế rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu không xác định chính xác tình trạng bệnh mắc phải có thể dẫn tới việc điều trị sai lầm và bệnh trở nên nặng hơn.

Để phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu, người bệnh có thể căn cứ vào những biểu hiện triệu chứng sau đây:

Nấm da đầu:

  • Vùng da bị bệnh xuất hiện vảy gàu trắng và mụn nước.
  • Xuất hiện mụn đỏ sau đó lan rộng ra, vảy gàu bết dính.
  • Tóc rụng nhiều.
  • Da đầu ngứa ngáy, khó chịu.

Vảy nến da đầu:

  • Vùng tổn thương trên da đầu có dạng ban đỏ.
  • Hình thành các vảy da khô, bong tróc, kèm theo vảy trắng ở vùng viền tai, trán, trường hợp nặng có thể lan khắp da đầu.
  • Da đầu có cảm giác khô rát, ngứa ngáy, khó chịu.

So với nấm da đầu thì vảy nến da đầu là căn bệnh khó điều trị hơn, bởi đây là căn bệnh tự miễn, có liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và sự rối loạn của hệ miễn dịch, chứ không do tác nhân bên ngoài gây ra.

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến da đầu – Thông tin và cách điều trị

Bệnh nấm da đầu có lây không? 

Nấm da đầu có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với da đầu người mắc bệnh nhiễm nấm hoặc động vật. Người bệnh đôi khi cũng có thể nhiễm nấm khi tiếp xúc với nơi chứa các tế bào nấm như sàn nhà, nhà vệ sinh,…

Sử dụng chung đồ dùng và vật dụng cá nhân với người mắc bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm như: mũ, quần áo, lược chải tóc, khăn tắm, vòi sen, phòng thay đồ, vì những nơi này có thể mang bào tử nấm. 

Ngoài ra, người mắc bệnh nấm da đầu thường hay có thói quen gãi ngứa để giảm tình trạng khiến cho các vảy nhỏ, mảnh da chứa tế bào nấm rơi xuống bám vào các đồ vật hoặc trong một không gian nhất định dẫn đến nhiễm trùng nấm ở người khác.

Cách điều trị bệnh nấm da đầu

Người mắc bệnh nấm da đầu có thể được điều trị dễ dàng thông qua các biện pháp sử dụng thuốc và các biện pháp tự nhiên tại nhà tùy thuộc vào tình trạng chẩn đoán và các lời khuyên từ bác sĩ. Một số cách giúp chữa trị nấm da đầu tận gốc bạn có thể tham khảo:

1. Điều trị bệnh nấm da đầu bằng thuốc

Hiện nay, có 2 loại thuốc chữa nấm da đầu có thể được sử dụng là dạng bôi và uống điều trị toàn thân. Trong trường hợp thuốc bôi không thể phát huy tối đa công dụng hay do một vài nguyên nhân nào đó thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc đặc trị.

Chữa nấm da đầu bằng thuốc bôi

Ưu điểm của thuốc này là giúp giảm ngứa, diệt nấm từ ngoài da, mang đến hiệu quả nhanh chóng, thế nhưng đây chỉ là biện pháp tức thời. Các loại thuốc bôi thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận tế bào nấm ở chân tóc và không mang lại hiệu quả cao. Một số thuốc bôi được sử dụng:

  • Ketoconazole
  • Naftifine
  • Miconazol
  • Clotrimazol
  • Fluconazole

Chữa nấm da đầu bằng thuốc uống

Đối với những trường hợp sử dụng thuốc bôi mà vẫn không hiệu quả hoặc đối với những trường hợp nghiêm trọng thì sẽ được chỉ định cho sử dụng thuốc để uống. Ưu điểm của thuốc là kháng nấm, trị nấm từ sâu bên trong cơ thể. Các loại thuốc đặc trị bệnh nấm da đầu thường được cho sử dụng hiện nay là:

  • Griseofulvin: Đây là thuốc dùng để điều trị cho người bệnh nấm đầu mãn tính, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi cần phải có sự chỉ định của bác sĩ nhi khoa. thời gian điều trị từ 8 – 10 tuần.
  • Terbinafine: Đây là cũng là một trong hai loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị nấm da đầu. Thuốc có khả năng loại bỏ triệt để các loại vi khuẩn nấm ra khỏi da đầu, và thời giaan để điều trị là từ 4 – 6 tuần.
Nấm da đầu
Griseofulvin là loại thuốc có tính năng kháng nấm, trị nấm từ sâu bên trong cơ thể

Tuy nhiên, khi sử dụng 2 loại thuốc này, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nổi mề đay, phát ban hoặc bị ngất.

2. Điều trị bệnh nấm da đầu theo dân gian

Một số biện pháp tự nhiên bằng các loại thảo dược có thể hỗ trợ điều trị nấm da đầu ngay tại nhà. Những biện pháp này đã được truyền tai nhau áp dụng từ rất lâu, mặc dù vẫn chưa được nghiên cứu chính thức nhưng vẫn được nhiều người tin tưởng và sử dụng.

  • Dầu dừa: Dầu dừa có tính kháng nấm và giúp cho tóc luôn chắc khỏe. Người bệnh chỉ cần thực hiện động tác mát xa da đầu bằng dầu dừa nguyên chất từ 1 – 2 phút giúp cho tinh dầu thấm sâu vào bên trong da đầu.
  • Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm có tác dụng chống nấm và làm thay đổi màng bảo vệ của da. Người bệnh có thể pha từ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà hòa vào 2 muỗng dầu dừa và dùng hỗn hợp để ủ tóc trong vòng 30 – 60 phút.
  • Giấm: Giấm có đặc tính kháng nấm, giảm viêm nhiễm và có thể loại bỏ được tế bào da chết. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách pha loãng giấm với nước cùng một tỷ lệ rồi sau đó mát xa da đầu để thấm vào trong da đầu.
  • Chanh: Chanh có khả năng tiêu diệt nấm và kháng khuẩn. Người bệnh có thể cho từ 1 – 2 muỗng nước cốt chanh vào một cốc nước rồi thoa hỗn hợp này lên trên tóc từ 10 – 15 phút.

Bệnh nấm da đầu nên ăn gì và kiêng gì?

Để ngăn ngừa không cho bệnh tái phát thì người bệnh cũng nên cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi thực đơn. Một số thực phẩm bạn cần ăn kiêng để ngăn ngừa các bệnh lý đồng thời cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể bao gồm:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B: Để hạn chế tình trạng bong tróc vảy, những mảng bám trên da đầu và da chết. Cần bổ sung các loại vitamin B có trong cá, thịt, thịt gia cầm, đậu và một số loại trái cây, rau củ quả.
  • Tăng lượng thức ăn chứa kẽm: Các chuyên gia cho rằng, bổ sung thành phần kẽm giúp ngăn ngừa việc tiết các chất bã nhờn và hỗ trợ nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Một số thực phẩm chứa kẽm bao gồm thịt gia cầm, thịt đỏ, hàu, các loại đậu, hạt và ngũ cốc.
  • Tăng lượng thức ăn chứa Allicin: Nhiều nghiên cứu cho rằng, Allicin có đặc tính chống nấm và kháng viêm cao, có trong các loại thực phẩm như tỏi, hành tây và hành lá.
Nấm da đầu
Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại vitamin B giúp hạn chế tình trạng bong tróc vảy, những mảng bám trên da đầu

Một số loại thực phẩm người bị nấm da đầu cần phải tránh bao gồm:

  • Hải sản: Đây là loại thức ăn có khả năng gây dị ứng, ngứa, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
  • Đường: Nên hạn chế lượng đường, nước ngọt hoặc các sản phẩm làm từ đường vì nấm men Candida có thể phát triển quá mức ở trong môi trường nhiều đường. Hạn chế sử dụng đường để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn nấm.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C mặc dù tốt cho cơ thể nhưng lại không tốt đối với người mắc bệnh về nấm da đầu. Vì vitamin C tạo điều kiện thuận lợi để nấm sinh sôi, phát triển và làm cho tình trạng da đầu trở nên tồi tệ thêm.

Cách phòng bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu là căn bệnh phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người mắc phải. Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả thì bạn có thể thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học bằng những biện pháp sau đây:

  • Không sử dụng chung đồ cá nhân như mũ, lược, gối,… với người mắc bệnh.
  • Nên tắm gội thường xuyên, lau khô tóc và không được để tóc ướt đi ngủ.
  • Để cho da đầu luôn thoáng khí, hạn chế trùm đầu, đội mũ, quấn khăn.
  • Ăn uống khoa học, hạn chế hoặc lược bỏ các loại thực phẩm chứa tinh bột, rượu, đường, hải sản trong thực đơn hàng ngày.
  • Nếu thú cưng có dấu hiệu nhiễm nấm hoặc là nguồn nấm thì cần đưa đến bác sĩ thú y để được điều trị ngay.

Nấm da đầu không phải là một bệnh lý khó chữa, chỉ cần người bệnh tích cực trong việc phối hợp điều trị với các bác sĩ và chắc chắn rằng bạn sẽ được trả lại mái tóc nguyên thủy chắc khỏe như ban đầu. Hi vọng những thông tin về bệnh nấm da đầu và cách điều trị bệnh có thể giúp ích cho bạn trong việc điều trị và chăm sóc mái tóc.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh vảy nến da đầu – Thông tin và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chuyên mục

Top 7 loại thuốc trị nấm da an toàn hiệu quả nhanh

Thuốc trị nấm da được dùng trong điều trị các bệnh da liễu do nấm gây ra như nấm da thân, da đầu, nấm móng, nấm bẹn, lang ben và...

Hướng dẫn trị nấm da đầu tại nhà bằng phương pháp dân gian

Dân gian có câu “cái răng cái tóc là gốc con người”, khi da đầu của bạn đang gặp phải tình trạng bị nhiễm nấm sẽ khiến bạn cảm thấy...

Hắc lào ở mông - Dấu hiệu và thuốc trị

Hắc lào (lác) ở mông: Dấu hiệu nhận biết và thuốc trị

Hắc lào ở mông là căn bệnh da liễu tương đối "nhạy cảm", vì thế hầu hết người bệnh đều quan tâm đến việc điều trị hắc lào tại nhà....

Ẩn