Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu bệnh gì?
Nội Dung Bài Viết
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức không rõ nguyên nhân, kéo dài không khỏi là những dấu hiệu đáng lo ngại của của một số bệnh lý mạn tính nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến xương khớp. Vậy cụ thể ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là dấu hiệu của bệnh gì?
Bất kỳ sự bất thường nào của cơ thể cũng đều có nguyên do của nó, trong đó bao gồm cả dấu hiệu ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Vì vậy, nếu gặp phải dấu hiệu này bạn cần nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra chẩn đoán.
Triệu chứng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là biểu hiện của sự tích tụ chất lỏng, do các khối mô bị viêm nhiễm, nhiễm trùng nghiêm trọng vì chấn thương hay mắc một số bệnh lý mạn tính nguy hiểm. Trong một vài trường hợp, ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc gặp hội chứng tiền kinh nguyệt.
Tuy nhiên, thường thì ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể là dấu hiệu điển hình cho một số bệnh lý xương khớp sau:
1. Bệnh viêm khớp ngón tay
Viêm khớp ngón tay là một trong những dạng bệnh phổ biến của bệnh viêm khớp với đặc điểm nhận diện dễ biết nhất chính là tình trạng đau nhức, nóng đỏ ở các khớp ngón tay. Ngoài ra viêm đa khớp hoặc biến chứng của một số bệnh lý thoái hóa khớp, bệnh loãng xương, vôi hóa, vai cột sống… cũng có thể gặp phải triệu chứng này.
Khi bị viêm khớp ngón tay gây ra các cơn đau nhức dữ dội kèm theo sưng đỏ, nóng ấm tại vùng da có khớp bị viêm. Ngoài ngón tay bị sưng đỏ đau nhức, bệnh viêm khớp ngón tay còn kèm theo một số triệu chứng như cứng khớp ngón tay, sưng tấy, suy giảm khả năng vận động.
Các triệu chứng của bệnh diễn tiến từ từ, càng ngày càng tăng cả về mức độ lẫn tần suất gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.
2. Bệnh gout
Bệnh gout hay còn được gọi là bệnh thống phong với đặc trưng là những cơn đau cấp tính, tê bì và sưng đỏ ở các khớp ngón tay. Bệnh diễn tiến rất nhanh và thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi vì bị các cơn đau nhức hành hạ.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout xuất phát chủ yếu từ thói quen ăn uống không khoa học, dư thừa đạm, chất purin khiến cơ thể tăng sinh acid uric, làm lắng đọng tinh thể urat tại các khớp gây ra đau nhức, thậm chí ở giai đoạn nặng còn hình thành các hạt tophi cảnh báo bệnh đang diễn tiến nghiêm trọng.
Triệu chứng điển hình của bệnh gout là tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức dữ dội, triệu chứng này còn có thể xảy ra ở nhiều vị trí khớp khác như bàn chân, ngón chân, bàn tay… Cơn đau nhức thường dữ dội hơn vào ban đêm kèm theo các dấu hiệu như vùng khớp bị gout sưng đỏ, căng bóng, đau nhức dữ dội từng cơn.
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, cử động bình thường hằng ngày. Nếu nặng hơn có thể gây tàn phế, mất vĩnh viễn khả năng cử động khớp.
3. Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến và dẫn đến tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Bệnh này chủ yếu xảy ra nhóm đối tượng trung niên trên 40. Bất kỳ vùng khớp nào trên cơ thể cũng có nguy cơ bị viêm, trong đó phổ biến nhất là các khớp ngón tay.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa khớp là do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt canxi, hậu quả của chấn thương hay tính chất công việc bắt buộc phải vận động khớp quá mức, thường xuyên mang vác vật nặng khiến khớp bị bào mòn theo thời gian…
Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là gây ra cảm giác đau đớn dữ dội tại khớp ngón tay, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng ấm và suy giảm khả năng vận động. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhiều khi bạn vừa mới ngủ dậy.
4. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay cũng là một trong những bệnh lý về xương khớp dẫn đến tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Đây là tình trạng dây thần kinh giữa của cánh tay bị chèn ép quá mức dẫn đến tổn thương và biểu hiện với các triệu chứng đau nhức, tê bì, suy giảm khả năng vận động của người bệnh.
Căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở những người có tính chất công việc phải hoạt động tay nhiều như mang vác bốc xếp vật nặng, nhân viên văn phòng phải gõ máy tính trong nhiều giờ liền… Các chuyên gia đánh giá đây không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tiếp nhận điều trị kịp thời.
5. Viêm khớp dạng thấp
Tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý tự miễn do chính hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô cơ tế bào của cơ thể mình. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao hơn so với nam giới.
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường diễn tiến từ từ với các dấu hiệu có mức độ và tần suất tăng dần. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh chỉ bị sưng đau một vài vị trí khớp như ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, đầu gối… tuy nhiên mức độ viêm nhiễm không nhiều. Kèm theo đó là tình trạng cứng khớp xuất hiện vào buổi sáng sớm vừa ngủ dậy, sốt nhẹ, mệt mỏi và chán ăn.
Nhưng đến vài tháng sau, các triệu chứng bắt đầu bộc phát nhiều hơn gồm ngón tay bị sưng đỏ đau nhức, hạn chế vận động do sưng đau nhức, các khớp khác như cổ tay, bàn tay, khuỷa gối, cổ chân, bàn chân cũng đau và xuất hiện dịch mủ. Tình trạng cứng khớp kéo dài lâu hơn, nổi hạt dưới da quanh khớp, kèm theo rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, sụt cân… nặng nhất có thể gây teo cơ vùng khớp bị viêm.
6. Nhiễm trùng ngón tay
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây ra các bệnh lý nhiễm trùng ở các mô sâu biểu bì da, thậm chí là vào trong xương.
Các bệnh lý nhiễm trùng ngón tay chủ yếu liên quan đến sự xuất hiện của virus Streptococcus hoặc Staphylococcus. Ngoài triệu chứng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức còn kèm theo một số dấu hiệu khác như nổi mụn nước, mụn mủ xung quanh khớp bị viêm nhiễm.
Theo các chuyên gia, bất kỳ ngón tay nào cũng có thể bị nhiễm trùng nếu bị chấn thương, có vết thương hở, trầy xước và xuất hiện điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập như vệ sinh vết thương không đúng cách.
7. Một số bệnh lý về thận
Như đã nói, tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là do sự tích tụ của các chất dịch nhầy xung quanh khớp. Trong đó, một số bệnh lý về thận cũng hình thành các chất lỏng dư thừa trong trường hợp thận suy yếu không thể lọc tốt cũng như bài tiết hết độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận có chức năng điều hòa cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, nếu quá trình này gặp vấn đề cũng sẽ gây tích tụ chất lỏng trong cơ thể.
Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở các vùng khớp như ngón tay, bàn tay, cổ tay, bàn chân, ngón chân, mắt cá chân… Kèm theo đó là các triệu chứng bệnh tiểu đường, tăng huyết áp khi mac81cac1 bệnh về thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận…
8. Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud là bệnh điển hình về xương khớp khi gây ra các triệu chứng như đau nhức, sưng đỏ và cảm giác châm chích. Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể bị bệnh, nhưng phổ biến nhất là ngón tay, ngón chân. Các triệu chứng bệnh xảy ra nhiều nhất khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi người bệnh căng thẳng quá mức.
Ngoài dấu hiệu ngón tay bị sưng đỏ đau nhức, bệnh Raynaud còn xuất hiện một số triệu chứng khác như tay chân lạnh, tê buốt, châm chích, thay đổi màu sắc… do các động mạch nhỏ có nhiệm vụ cung cấp máu cho da bị thu hẹp và ức chế quá trình lưu thông máu.
Các chuyên gia đánh giá bệnh Raynaud không quá nguy hiểm có thể cải thiện được bằng các biện pháp bảo tồn, chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến đến mức độ nghiêm trọng sẽ phải sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng.
9. Ung thư xương
Ung thư là căn bệnh thầm lặng và diễn tiến từ từ với nhiều dấu hiệu mờ nhạt ở giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức rất có thể là dấu hiệu cho thấy các tế bào ung thư đã di căn đến xương. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo xuất hiện các khối u cục dưới da xung quanh khớp ngón tay.
Một khảo sát cho thấy có khoảng 16% trên tổng số các trường hợp bị sưng đỏ đau nhức ngón tay và xuất hiện khối u là dấu hiệu sớm của ung thư. Trong đó, ung thư xương, ung thư thận, ung thư phổi, ung thư vú… đều là những dạng bệnh ung thư có thể dẫn đến tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức.
Biện pháp khắc phục tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức
Tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là dấu hiệu rất đáng lo ngại và cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngón tay bị sưng đỏ đau nhức và tùy vào từng nguyên nhân mà cách điều trị, chăm sóc sẽ khác nhau.
Tốt nhất, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức người bệnh nên đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, hiệu quả. Việc điều trị ngay từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu sẽ giúp tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn, tránh biến chứng cùng các ảnh hưởng sức khỏe khác.
Sử dụng thuốc Tây y
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức thường sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Aspirin, Naproxen… là thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm đau, cắt nhanh các cơn đau cấp tính và ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp hiệu quả.
- Thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau như Tramadol, Acetaminophen để giảm bớt các cơn đau nhức tại khớp.
- Thuốc tiêm Corticoid: Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng cho một số trường hợp ngón tay bị sưng đỏ đau nhức nặng.
Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng thuốc không đạt được hiệu quả như mong muốn, các biến chứng của bệnh hình thành ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật định hình khớp xương hoặc loại bỏ các mô cơ viêm nhiễm, phục hồi chức năng.
Tuy nhiên, dù phương pháp này đem lại hiệu quả và lâu dài nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu quy trình thực hiện không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, phẫu thuật còn rất tốn kém nên chỉ được chỉ định cho những trường hợp bị nặng, khớp viêm có nguy cơ bị hoại tử và làm mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Kết hợp thực hiện vật lý trị liệu
Để hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức do các bệnh lý xương khớp gây ra, thì ngoài sử dụng thuốc các chuyên gia cũng khuyến khích thực hiện một số các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng khớp,
Một số bài tập giúp tái tạo sụn khớp, nhanh chóng phục lấy lại sự linh hoạt như massage, xoa bóp nhẹ nhàng… Trước khi thực hiện, bạn nên tiến hành chườm nóng hoặc ngâm tay vào nước gừng ấm pha muối khoảng 5 – 10 phút cho cơn đau giảm bớt rồi mới thực hiện.
Nếu cơn đau vẫn còn nhiều, hãy sử dụng một ít dầu nóng và xoa bóp đều vào phần khớp bị viêm. Lưu ý tránh bôi vào vết thương hở, trầy xước… Sau khi xong các bước trên, hãy thực hiện một số các bài tập sau:
- Nắm các ngón tay vào nhau tạo thành hình nắm đấm, dùng ngón cái bao quanh các ngón còn lại. Giữ nguyên trong vòng 30 – 60 giây rồi dùng sức bung thật mạnh các ngón ra. Thực hiện liên tục vài 4 – 5 lần cho mỗi bên tay.
- Đặt bàn tay lên mặt phẳng sao cho lòng bàn tay úp xuống. Sau đó duỗi thẳng các ngón tay ra hết mức có thể và thả lỏng. Thực hiện lặp đi lặp lại vài lần mỗi ngày để các cơ khớp linh hoạt hơn.
- Đặt bàn tay trên bàn như bài tập trên, sau đó nâng cao từng ngón tay lên khỏi mặt bàn rồi hạ xuống từ từ sao cho lòng bàn tay vẫn chạm vào mặt bàn. Có thể nâng hạ lần lượt hoặc tất cả ngón tay cùng lúc. Lặp lại động tác từ 8 – 12 lần cho mỗi bên.
Áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà
Ngoài việc thăm khám chuyên khoa, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để làm giảm tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức:
- Chuẩn bị một thau nước lạnh, cho đá vào để ngâm cả 2 bàn tay. Đây là cách sử dụng nhiệt độ kích thích tuần hoàn màu và hỗ trợ làm giảm phần nào hiện tượng sưng đỏ, đau nhức ở các vị trí khớp ngón tay.
- Ngâm ngón tay bằng nước gừng ấm pha muối cho đến khi nước nguội hẳn sẽ giúp kích thích đả thông các dây thần kinh đang bị tắc nghẽn, kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể và hạn chế xảy ra tình trạng đau nhức, sưng viêm.
- Ngay khi cảm giác được sự đau nhức ở các ngón tay, người bệnh nên nghỉ ngơi một lúc và massge liên tục để làm dịu các dây thần kinh. Cách này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Trường hợp bạn càng cố hoạt động khớp quá sức sẽ khiến mức độ tổn thương càng nặng nề hơn.
Chữa ngón tay bị sưng đỏ đau nhức bằng các bài thuốc dan gian
Trong thiên nhiên, có rất nhiều vị thuốc quý tốt cho sức khỏe và đặc biệt có khả năng hỗ trợ giảm đau nhức, chống viêm tốt. Việc áp dụng cách chữa ngón tay bị sưng đỏ đau nhức bằng các bài thuốc dân gian được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ nếu chọn đúng loại thảo dược và chế biến đúng cách.
- Áp dụng bài thuốc chữa sưng từ cây ngải cứu: Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi trộn chung với rượu trắng đem sao nóng. Cho hỗn hợp này vào khăn mỏng và chườm trực tiếp lên vùng khớp bị sưng đau để cải thiện bệnh.
- Bài thuốc dân gian từ cây trinh nữ: Sử dụng rễ cây trinh nữ rửa sạch, cắt nhỏ và tẩm rượu trắng, sao thơm rồi đem sắc thành nước thuốc uống mỗi ngày. Ngày nên uống 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc dân gian chữa đau nhức từ lá lốt: Chuẩn bị 30g lá lốt tươi rửa sạch rồi phơi cho héo. Đem sắc với nước trong vòng 30 phút thì tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, để cải thiện hiệu quả tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức ở một số bệnh lý vừa kể trên, người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường vitamin khoáng chất từ rau xanh, trái cây, hạn chế sử dụng đạm, mỡ. Bổ sung canxi cùng các dưỡng chất tốt cho xương, tái tạo sụn khớp…
Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tránh cầm nắm đồ vật hay hoạt động thể chất về tay quá nặng để tránh gây ra những tổn thương ngoài ý muốn. Tránh xa các chất kích thích và thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường ở ngón tay.
Hy vọng những thông tin về tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức trong bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào hay muốn kiểm tra xương khớp hãy đến các cơ sở y tế bệnh viện chuyên khoa uy tín, đáng tin cậy để được điều trị hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!