Ngứa vùng kín (âm đạo): Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần áo bó sát, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài là những nguyên nhân gây ngứa vùng kín thường gặp. Tuy nhiên nếu bị ngứa ngáy kéo dài bạn nên thận trọng bởi đây có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý phụ khoa. Việc xác định chính xác thủ phạm gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị.
Hiện tượng ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín là hiện tượng ảnh hưởng đến nữ giới ở mọi lứa tuổi. Cơn ngứa có thể râm ran như bị kiến bò, ngứa từng cơn hoặc có trường hợp bị “vùng tam giác vàng” bị ngứa suốt cả ngày.
Triệu chứng ngứa vùng kín thường không xuất hiện đơn độc. Hiện tượng này còn đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác như:
- Ra nhiều huyết trắng, khí hư có mùi lạ, màu sắc trắng đục, vàng hoặc xanh
- Âm đạo khô rát, sưng tấy
- Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục
- Đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội
Hiện tượng ngứa vùng kín có thể chấm dứt sau vài ngày hoặc kéo dài lâu hơn tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín
Hiện tượng ngứa vùng kín ở nữ giới chủ yếu có liên quan đến thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa cần được điều trị sớm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ngứa vùng kín:
1. Ngứa vùng kín do các nguyên nhân thông thường
- Khu vực tam giác vùng không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm tấn công vào bên trong gây ngứa âm đạo.
- Có thói quen thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo gây mất cân bằng độ pH và thúc đẩy các vi sinh vật có hại phát triển mạnh gây ngứa vùng kín.
- Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa thành phần không phù hợp, rửa vùng kín bằng xà phòng chứa chất tẩy cũng khiến “cô bé” bị kích ứng, ngứa ngáy.
- Do sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc ngừa thai kéo dài gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo. Ngứa vùng kín là một hậu quả tất yếu.
- Âm đạo khô hạn khiến vùng kín dễ bị kích ứng, ngứa ngáy
- Mặc quần áo bó sát làm cho vùng kín bị bí bách, ẩm ướt và bị ngứa
- Lông mu quá râm rạp hoặc thường xuyên cạo nhổ lông mu không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngừa vùng kín.
2. Ngứa vùng kín do các vấn đề về y tế
Bị ngứa vùng kín là bệnh gì? Nếu hiện tượng ngứa vùng kín kéo dài, bạn nên thận trọng với các bệnh lý sau:
- Bệnh viêm âm đạo: Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc âm đạo bị viêm nhiễm, sưng tấy do bị nấm Candida albican, vi khuẩn hay ký sinh trùng tấn công. Ngoài hiện tượng ngứa vùng kín, bệnh viêm âm đạo còn gây ra một số dấu hiệu bất thường khác như xuất hiện nhiều khí hư có mùi hôi, vùng kín nổi mẩn, đau bụng dưới, quan hệ thấy đau… Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ.
- Rận lông mu: Căn bệnh này do một loại ký sinh trùng gây ra. Chúng sống ký sinh trên lông mu và hút máu để tồn tại. Khi có điều kiện thuận lợi, ký sinh trùng di chuyển vào bộ phận sinh dục. Chất thải và nước bọt của chúng có thể khiến vùng kín bị kích ứng, ngứa ngáy. Cơn ngứa do bệnh rận lông mu gây ra thường có tính chất dữ dội.
- Bệnh lậu: Căn bệnh này lâu truyền qua đường tình dục khi quan hệ với bạn tình bị nhiễm bệnh mà không có biện pháp bảo vệ an toàn. Khi lây truyền, vi khuẩn lậu cầu thường ủ bệnh từ 2 – 6 ngày rồi mới gây ra các triệu chứng bên ngoài. Phụ nữ bị bệnh lậu thường có các biểu hiện như: Ngứa âm đạo, vùng kín ra nhiều khí hư có màu vàng hoặc xám, đi tiểu ra máu hoặc mủ, tiểu buốt, tiểu rắt, hay mót tiểu.
- Mụn rộp sinh dục: Bệnh do virus herpes simplex gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí như hậu môn, môi nhỏ, âm hộ, bên trong tử cung, mông hay khu vực gần xương mu. Ngứa và đau ở vùng kín là những dấu hiệu khởi đầu của bệnh. Khu vực tổn thương cũng xuất hiện nhiều mụn chứa đầy nước, khi vỡ ra tạo thành vết loét. Bệnh ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục và làm tăng nguy cơ bị vô sinh ở phụ nữ.
- Bệnh sùi mào gà: Căn bệnh này được nhận biết thông qua các nốt mụn sùi dạng u nhú màu hồng nổi rõ trên bộ phận sinh dục. Khu vực tổn thương có biểu hiện ngứa rát, khó chịu và dễ bị chảy máu. Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh sùi mào gà còn có các biểu hiện khác như mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, đau khi quan hệ… Bệnh có thể lây qua đường tình dục nên cần được điều trị sớm để tránh truyền nhiễm cho bạn tình.
- Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung: Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, khu vực bị bệnh tiết ra nhiều khí hư khiến cho âm đạo và da ngoài vùng kín bị kích ứng, ngứa ngáy. Khí hư thường có màu trắng đục hoặc màu vàng, đặc sệt, hơi dính và có mùi hôi. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, đau và chảy máu khi giao hợp, mệt mỏi.
Như vậy, ngứa vùng kín có nguyên nhân khá đa dạng. Nếu tự chẩn đoán bệnh tại nhà, bạn sẽ rất dễ bị nhẫm lẫn giữa các bệnh dẫn đến việc sai lầm trong điều trị. Vì vậy, nếu bị ngứa vùng kín kéo dài, hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám phụ khoa, xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ.
Cách điều trị ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, khiến chị em mất tự tin khi giao tiếp cũng như khi quan hệ tình dục. Nghiêm trọng hơn, các bệnh lý liên quan nếu để nặng còn có thể gây suy giảm khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn. Vì vậy, khi vùng kín có dấu hiệu bị ngứa, phái đẹp không nên chủ quan cho qua.
Dưới đây là những sự lựa chọn trong điều trị ngứa vùng kín:
1. Cách trị ngứa vùng kín bằng mẹo dân gian
Trường hợp bị ngứa nhẹ, các phương pháp tự nhiên được nhiều chị em lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà. Dưới đây là một số mẹo đang được lưu truyền trong dân gian:
– Dùng nha đam:
Nha đam chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn nên có thể giúp hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh. Ngoài ra, gel nha đam còn có đặc tính dưỡng ẩm tốt, giúp làm dịu kích ứng ở vùng kín, qua đó làm giảm cảm giác khô rát, ngứa ngáy khó chịu.
Cách sử dụng:
- Lấy lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ
- Sử dụng phần ruột bên trong đem xay nhuyễn
- Sau cùng chỉ việc lấy gel nha đam bôi bên ngoài khu vực bị ngứa để và trong 20 phút
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần cơn ngứa sẽ thuyên giảm đáng kể.
– Mẹo chữa ngứa vùng kín bằng sữa chua:
Thành phần axit lactic cùng men vi sinh trong sữa chua có thể giúp kháng khuẩn, chống nấm, cân bằng pH trong môi trường âm đạo, giảm viêm, làm dịu cơn ngứa ở vùng kín.
Cách sử dụng:
- Lấy 1/2 hũ sữa chua không đường pha với 200ml nước
- Sử dụng hỗn hợp vừa tạo rửa bên ngoài vùng kín một cách nhẹ nhàng.
- Lưu lại hỗn hợp trên da khoảng 10 phút rồi mới lấy nước ấm rửa lại cho sạch.
- Thực hiện đều đặn cách ngày để nhanh thấy được kết quả.
– Giảm ngứa vùng kín nhờ nước muối
Muối nổi tiếng là có tác dụng sát khuẩn mạnh mẽ. Chính vì vậy, nguyên liệu này được nhiều người tận dụng để trị viêm phụ khoa và giảm ngứa vùng kín.
Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần pha muối với nước để rửa vùng kín theo cách sau:
- Lấy 1 thìa muối hòa với 500ml nước sạch
- Quậy cho muối tan hoàn toàn rồi lấy rửa bên ngoài khu vực tam giác vàng.
- Để khoảng 2 – 3 phút cho nước muối phát huy tác dụng rồi rửa sạch lại với nước.
Cách trị ngứa vùng kín bằng nước muối cho hiệu quả tức thì. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng bởi tiếp xúc nhiều với nước muối có thể khiến vùng kín bị khô và kích ứng nhiều hơn. Mỗi tuần chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần. Tuyệt đối không được pha nước muối quá mặn.
Để đảm bảo vệ sinh, bạn có thể mua nước muối sinh lý về sử dụng. Chúng được bán sẵn tại các cửa hiệu thuốc tây với giá rất rẻ.
– Bài thuốc trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa hàm lượng tinh dầu cao có khả năng sát khuẩn, kháng nấm. Sử dụng thảo dược này đúng cách sẽ giúp ức chế sự sinh sôi nảy nở của mầm bệnh, làm giảm cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín cũng như các triệu chứng có liên quan.
Các bước sử dụng:
- Chuẩn bị 5 – 7 cái lá trầu còn tươi, không bị sâu bệnh
- Rửa kỹ với nhiều lần nước và ngâm vào nước muối pha loãng để khử trùng
- Vò nhẹ cho lá trầu hơi nát rồi bỏ vào nồi nấu chung với 1 lít nước
- Chờ cho nước nguội, lấy rửa bên ngoài vùng kín mỗi ngày 2 lần. Trong lúc rửa, bạn có thể lấy xác lá trầu chà nhẹ vào khu vực ảnh hưởng để tận dụng những hoạt chất còn sót lại trong lá trầu.
– Chữa ngứa vùng kín bằng lá chè xanh
Thành phần tanin được tìm thấy trong lá trà có khả năng sát khuẩn, giảm ngứa, làm se, giúp tổn thương ở niêm mạc âm đạo nhanh lành.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 100g lá chè xanh và 1/2 thìa muối ăn
- Sau khi rửa sạch lá chè, bạn bỏ vào nồi nấu với 1 lít nước
- Đun sôi khoảng 10 phút rồi mới cho muối vào, quậy đều để muối tan hoàn toàn rồi tắt bếp.
- Gạn nước chè vừa nấu ra một cái chậu nhỏ, đưa âm đạo lại gần phía trên xông hơi 15 phút.
- Khi nước nguội còn hơi âm ấm, lấy rửa vùng kín và lau khô bằng khăn mềm.
- Lặp lại mẹo này 3 lần trong tuần để nhanh chóng cắt đứt cơn ngứa.
– Mẹo trị ngứa vùng kín tại nhà bằng lá ngải cứu
Ngải cứu thường được các mẹ, các chị sử dụng để điều trị các vấn đề về phụ khoa như ngứa vùng kín, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nhiễm nấm candida, ra nhiều khí hư…Thảo dược này hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, giảm đau. Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng hoạt huyết, giúp kích thích lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, tạo điều kiện cho tổn thương bên trong vùng kín nhanh lành.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 20g lá ngải cứu khô hoặc 40g nguyên liệu tươi
- Đem số dược liệu trên nấu với 1 lít nước sạch trong 7 – 10 phút
- Khi nước còn đang nóng, lấy xông hơi vùng kín đến khi không còn thấy bốc hơi nữa
- Cuối cùng dùng lại nước lá ngải cứu để rửa bên ngoài.
- Để nhanh hết ngứa vùng kín, bạn nên áp dụng cách này trong 5 ngày liên tục, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
2. Điều trị ngứa vùng kín bằng thuốc tây
Các biện pháp tự nhiên thường không có hiệu quả đối với các trường hợp bị ngứa vùng kín nghiêm trọng hoặc ngứa do bệnh lý gây ra. Nếu bị ngứa ngáy nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị.
Các loại thuốc được sử dụng để chữa ngứa vùng kín bao gồm các loại thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo hay thuốc uống. Việc chỉ định loại thuốc nào sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên bệnh lý mắc phải và mức độ bệnh.
– Chữa ngứa vùng kín bằng thuốc bôi
Thuốc bôi điều trị ngứa vùng kín thường được bào chế dưới dạng kem, gel hay dung dịch thoa ngoài vùng kín hoặc bôi bên trong âm đạo. Thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ cho các trường hợp bị ngứa nhiễm khuẩn, nhiễm nấm phụ khoa. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:
- Clindamycin: Đây là một loại thuốc kháng sinh thuộc Lincosamid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, qua đó đẩy lùi cơn ngứa ở âm đạo, vùng kín.
- Kem Neomycin: Thuốc được chỉ định bôi bên ngoài vùng kín một hoặc nhiều lần trong ngày giúp kháng viêm, cải thiện cơn ngứa.
- Tetracylin: Thuốc Tetracylin có tác dụng giảm ngứa vùng kín, chống lại tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Clotrimazol: Loại thuốc này có tác dụng trị ngứa âm đạo do nấm
Ngoài ra, thuốc bôi chứa estrogen cũng có thể được chỉ định cho một số trường hợp có hiện tượng tăng tiết dịch, huyết trắng ở vùng kín. Thuốc hoạt động bằng cách làm dày bề mặt niêm mạc, điều tiết hoạt động tiết dịch nhờn.
– Thuốc đặt trị ngứa vùng kín
Thuốc đặt có tác dụng điều trị tại chỗ cho những đối tượng bị ngứa vùng kín do viêm nhiễm bên trong âm hộ, âm đạo. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:
- Thuốc đặt chứa thành phần estrogen: Giúp hoạt động tiết dịch trong âm đạo trở lại bình thường.
- Thuốc chứa một loại kháng sinh: Metronidazol, Clotrimazol…
- Thuốc phối hợp nhiều loại kháng sinh: Tergynan , Flagystatine, Neo Penotrean…
Hầu hết các loại thuốc đặt âm đạo đều được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối. Sau khi đặt thuốc, bạn nên nằm yên nghỉ ngơi trên giường. Tránh đi lại vận động mạnh khiến thuốc bị rơi ra ngoài.
– Thuốc uống trị ngứa vùng kín
Thuốc chữa ngứa vùng kín có thể chứa hoạt chất kháng sinh, chống nấm. Thuốc có tác dụng toàn thân nên thường được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh nặng.
Các loại thuốc uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với thuốc bôi hay thuốc đặt. Vì vậy, bạn nên thận trọng sử dụng theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý khi bị ngứa vùng kín
Để ngăn ngừa và đẩy nhanh hiệu quả điều trị ngứa vùng kín, bạn cần chú ý:
– Vệ sinh vùng kín đúng cách
- Rửa vùng kín mỗi ngày từ 3 – 4 lần với nước sạch, nước ấm hay các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH trung tính. Tránh dùng xà phòng chứa chất tạo bọt, hương thơm nhân tạo hay chất tẩy rửa để vệ sinh “cô bé”.
- Tuyệt đối không được thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo khiến khu vực này bị tổn thương, viêm nhiễm
- Vệ sinh đúng cách sau khi đi ngoài. Nên dùng khăn mềm lau chùi hoặc dùng nước sạch rửa từ trước ra sau, tránh làm theo chiều ngược lại khiến cho vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội tấn công vào vùng kín.
- Trong những ngày đèn đỏ cần sử dụng băng vệ sinh có chất lượng tốt. Thay băng và rửa vùng kín sau mỗi 2 – 3 tiếng tùy theo lượng máu kinh nhiều hay ít.
– Không gãi ngứa:
Việc cào gãi tuy có thể giúp bạn thỏa mãn được cơn ngứa nhưng lại khiến vùng kín dễ bị tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy luôn luôn nhắc nhở bản thân kiềm chế không đưa tay ra gãi ngứa vào khu vực nhạy cảm này.
Nếu cơn ngứa quá dữ dội, hãy đề nghị bác sĩ kê thêm thuốc kháng histamin để chống ngứa.
– Lựa chọn trang phục thoải mái:
Vùng kín bị cọ sát hoặc ẩm ướt là thời cơ lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh gây ngứa vùng kín. Vì vậy, ngay cả khi không bị bệnh, bạn cũng cần mặc quần cho thoải mái. Đặc biệt là quần lót nên chọn size phù hợp, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần bằng chất liệu ren, phi bóng.
– Kiểm soát căng thẳng:
Căng thẳng có thể gây rối loạn nội tiết tố, làm giảm khả năng miễn dịch và khiến cơn ngứa vùng kín trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh, hãy cố gắng kiểm soát tốt tâm trạng của bản thân, luôn vui vẻ, lạc quan và hạn chế bớt khối lượng công việc để đầu óc được thoải mái hơn.
– Có chế độ ăn uống hợp lý:
Khi bị ngứa vùng kín, bạn cần uống nhiều nước, từ 2 lít trở lên cho mỗi ngày. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, và có đặc tính kháng viêm, sát trùng, giảm ngứa tự nhiên như trái cây có múi, rau lá xanh, gừng, nghệ, tỏi hay lá húng quế trong thực đơn để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.
Trong quá trình điều trị ngứa vùng kín nên tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ, tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ . Ngay cả khi các triệu chứng đã bớt, bạn cũng cần tiếp tục sử dụng thuốc đúng liều, đủ ngày theo đơn bác sĩ kê để bệnh được chữa trị triệt để.
Tham khảo thêm: 12 cách trị ngứa vùng kín tại nhà nhanh nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!