Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu?

Một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm chính là bệnh tiểu đường có thể sống được bao lâu. Theo đó, những triệu chứng của căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến cả tính mạng. Tuy nhiên, nếu đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc kiêng khem thì bệnh hầu như sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất.

Tìm hiểu về tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường thường sẽ phải thực hiện một số nguyên tắc trong ăn uống để phòng ngừa tình trạng đường huyết tăng cao. Điều này đã gây ra những trở ngại lớn trong quá trình bổ sung và cung cấp các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Không những vậy, những bệnh nhân này còn lo lắng không biết tuổi thọ có thể kéo dài được bao lâu.

Tìm hiểu về tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh tiểu đường
Trung bình, người mắc bệnh tiểu đường thường có tuổi thọ trung bình khoảng 60 – 70 năm.

Theo các thống kê cho thấy, cứ mỗi 1 giây trôi qua thì nên thế giới lại có thêm một người tử vong do các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra. Chính vì vậy, hầu hết các bệnh nhân mắc phải tình trạng này đều rất lo lắng. Theo đó, có thể nói rằng, những người mắc phải tình trạng bệnh này có thể sống được với tuổi thọ là bao lâu thì còn tùy thuộc rất nhiều vào các biến chứng do bệnh gây ra.

Trung bình, người mắc bệnh tiểu đường thường sống được khoảng 60 – 70 năm. Tuy nhiên, con số này có thể dao động lên hoặc xuống tùy vào quá  trình kiểm soát cũng như loại bệnh tiểu đường mà bạn mắc phải. Đó là chưa kể đến số năm tuổi của người bệnh có thể tùy thuộc vào các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, tim mạch, các bệnh lý về thận, tổn thương hệ thần kinh,…

Theo các ước tính của Hiệp hội Đái tháo đường thì tỷ lệ người bệnh mắc phải các biến chứng tim mạch thường sẽ có nguy cơ tử vong cao. Đồng thời, số lượng người bị cắt bỏ chi hoặc dẫn đến mù lòa do căn bệnh này cũng không ngừng tăng lên theo từng giây.

Nhiều bệnh nhân cho rằng, nếu kiểm soát được hàm lượng đường huyết ở mức an toàn là đủ. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải đi kèm với sự ngăn chặn các biến chứng cũng như có các biện pháp phòng ngừa chúng một cách hiệu quả nhất. Từ đó, sẽ đảm bảo phòng ngừa những rủi ro này, có thể nói rằng, tuổi thọ của người bệnh thường phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố này.

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu?

Bất kỳ bệnh nhân nào được chẩn đoán là đang mắc phải tình trạng tiểu đường đều rất hoang mang và lo lắng. Về vấn đề này, có thể lý giải dựa trên tình trạng bệnh và loại bệnh mà bạn đang mắc phải cụ thể như:

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường có thể dao động tùy vào quá  trình kiểm soát cũng như loại bệnh tiểu đường mà bạn mắc phải.
  • Đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường type 1

Theo các thống kê gần đây cho rằng, những đối tượng mắc phải bệnh tiểu đường type 1 thường sẽ kéo dài thêm khoảng thời gian sống là 63 – 65 năm và sẽ ít hơn người bình thường khoảng 20 năm.

Mặc khác, con số này vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo đó, ý thức ngăn ngừa và kiểm soát bệnh ở mức độ cho phép luôn được những bệnh nhân chú trọng, do đó, tuổi thọ cũng được kéo dài đáng kể. Trong những nghiên cứu gần đây lại cho rằng, mức tuổi thọ bình thường của người bệnh tiểu đường so với người bình thường đã giảm xuống đối với nam còn 11 năm và nữ giới còn khoảng 13 năm.

  • Đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường type 2

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường type 2 thường sẽ được kéo dài hơn so với bệnh nhân tiểu đường type 1. Theo đó, độ tuổi trung bình của những đối tượng này thường chỉ ngắn hơn người bình thường khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, con số này còn phụ thuộc khá lớn vào khả năng kiểm soát tình trạng bệnh của mỗi người.

Theo đó, người được chẩn đoán, xét nghiệm và phát hiện sớm tình trạng bệnh có thể sẽ có thời gian tuổi thọ kéo dài hơn và ngược lại. Hơn nữa, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường nếu không may xảy ra các biến chứng thì vẫn sẽ được kéo dài nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Do vậy, người bệnh tiểu đường nên chú ý đến việc kiêng kem cũng như đảm bảo thực hiện theo lối sống, sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ. Điều này không những có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra mà còn khiến cho tuổi thọ ngày càng được kéo dài hơn.

Những yếu tố có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường

Trước những lo lắng về vấn đề tuổi thọ đối với người bệnh tiểu đường thì người bệnh có thể tìm hiểu các yếu tố có thể dẫn đến tuổi thọ bị giảm sút. Điều này sẽ giúp bạn có được các phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời, vừa đảm bảo được sức khỏe, vừa có thể kéo dài thời gian sống lâu hơn.

Những yếu tố có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường
Béo phì cũng là một trong những yếu tố dẫn đến biến chứng và làm giảm tuổi thọ ở người bị tiểu đường

Do tuổi thọ của người bệnh tiểu đường phụ thuộc rất nhiều vào các biến chứng nên bạn cần đảm bảo kiểm soát các vấn đề này một cách hiệu quả. Các bác sĩ chuyên khoa đã cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là tình trạng đường huyết tăng cao do không được kiểm soát tốt. Cụ thể những yếu tố gây nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh bao gồm:

  • Người bệnh nếu mắc phải các biến chứng ảnh hưởng đến thận, đặc biệt là suy thận thì có thể sẽ có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ, thậm chí là có thể tử vọng và tỷ lệ được tăng lên rất cao.
  • Người bệnh tiểu đường thường mắc phải các biến chứng do tổn thương thần kinh. Chúng thường gây ra những triệu chứng nguy hiểm gây nhiễm trùng nặng ở các chi. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể sẽ dẫn đến tình trạng hoạt tử buộc phải cắt bỏ các chi.
  • Thông thường các biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim mạch thường là nguy cơ gây giảm sút tuổi thọ rất cao. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra nhồi máu cơ tim – một trong những chứng bệnh có nguy cơ tử vong xếp hàng đầu.
  • Tình trạng mù lòa có thể diễn ra do các biến chứng làm ảnh hưởng đến võng mạc khá nhiều.
  • Một yếu tố quan trọng liên quan đến mức kiểm soát đường huyết bao gồm huyết áp tăng cao, cholesterol trong máu cũng từ đó mà tăng lên với con số không ngừng. Chính nguyên nhân này đã khiến cho hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng và hoạt động yếu đi rất nhiều, ngoài ra, nó còn có thể làm ảnh hưởng đến bộ phận nội tạng. Nếu các triệu chứng không được phát hiện sớm thì có thể làm ảnh hưởng đến năm tuổi thọ và nhất là tính mạng của người bệnh.

Ước tính cho rằng, có đến 68% bệnh nhân tiểu đường tử vong do mắc phải các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, nguy cơ suy giảm tuổi thọ hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng còn có thể tăng cao nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng tăng huyết áp, mỡ máu, béo phì, thừa cân hoặc người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Làm thế nào để tăng cường tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường

Trước những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, người bệnh không những tìm cách để khắc phục các biến chứng mà còn muốn cải thiện tuổi thọ của mình. Theo các nhà nghiên cứu và các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng, chìa khóa vàng để có thể đảm bảo các yếu tố này chính là kiểm soát hàm lượng đường huyết cũng như ngăn ngừa và kịp thời xử lý các biến chứng xảy ra.

Bạn có thể tuân thủ một số việc làm sao đây để có thể kéo dài tuổi thọ và hạn chế các biến chứng như:

1. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

Đảm bảo chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh. Đây còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường huyết. Do đó, có thể thấy rằng, vấn đề này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ đối với người bệnh.

Làm thế nào để tăng cường tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường
Đảm bảo chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh tiểu đường và nâng cao tuổi thọ đáng kể.

Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày bằng cách không sử dụng các loại thực phẩm có chứa quá nhiều tinh bột, đường glucose như cơm, bún, miến, nước ép trái cây, kẹo,… Mà bên cạnh đó hãy tăng cường sử dụng các loại rau xanh, ngũ cốc hoặc các loại đậu, chúng sẽ giúp bạn kiểm soát và hạn chế hàm lượng đường huyết tăng cao rất hiệu quả.

2. Đảm bảo chế độ sinh hoạt lành mạnh

Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn giúp làm hạn chế nguy cơ tăng cao đối với hàm lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh. Theo đó, bạn chỉ cần luyện tập thể thao nhẹ nhàng từ 20 – 30 phút mỗi ngày để vừa góp phần nâng cao sức khỏe, vừa có khả năng giúp cho máu huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Bạn có thể duy trì thời gian tập mỗi ngày hoặc nếu quá bận rộn thì có thể đảm bảo khoảng 5 ngày/ tuần. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng béo phì thì đây cũng là một giải pháp tốt để có thể cải thiện cân nặng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Tuy nhiên, nên đảm bảo quá trình tập luyện phù hợp, tránh tập quá sức sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

3. Thư giãn nhiều hơn

Tinh thần cũng là một trong những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Theo các thống kê cho rằng, chính những yếu tố tâm lý này có thể giúp cải thiện hoặc làm cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên xấu đi.

Làm thế nào để tăng cường tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường
Tinh thần cũng là một trong những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Do đó, bạn nên hạn chế lo lắng, stress quá nhiều vì chúng có thể là nguy cơ khiến cho các bệnh mãn tính do biến chứng tiểu đường xảy ra cao. Tốt nhất, người bệnh nên tham gia vào các hoạt động thể chất, giải trí, trò chuyện với mọi người xung quanh để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh của mình.

4. Sử dụng thuốc bổ trợ

Thay vì việc sử dụng các loại thuốc Tây y nhằm bổ sung insulin theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc để sử dụng thêm các bài thuốc bổ trợ từ Đông y hoặc các bài thuốc dân gian.

Nên lưu ý rằng việc sử dụng các loại thuốc này chỉ có tác dụng làm hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, bất kỳ đối tượng nào khi sử dụng cũng nên có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh và hạn chế nguy cơ rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng.

5. Thường xuyên theo dõi hàm lượng đường huyết

Người bệnh nên đảm bảo hàm lượng đường huyết được kiểm soát một cách thường xuyên. Điều này giúp bạn có khả năng điều chỉnh chế độ ăn uống một cách phù hợp hơn, đồng thời giúp phát hiện kịp nguy cơ tăng cao và kịp thời có những xử lý an toàn để phòng tránh biến chứng xảy ra. Do đó, người bệnh nên trạng bị sẵn máy đo đường huyết để có thể thực hiện kiểm tra ngay tại nhà một cách tiện lợi nhất.

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính có nguy cơ biến chứng cao và ảnh hưởng đến tuổi thọ rất lớn. Chính vì vậy, bạn nên có giải pháp để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết này đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Cùng chuyên mục

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, thường xuyên luyện tập thể dục và sử dụng thuốc Tây, phụ nữ mang thai có thể tiêm insulin...

Tiểu đường type 2 là sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu, xảy ra do sự gia tăng lượng glucose trong máu khi cơ thể đề kháng với insulin

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Có chữa được không?

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) vào năm 2017, Việt Nam có tới 3,52 người mắc đái tháo đường và phần lớn các bệnh...

10 Loại rau tốt cho người bị tiểu đường nên bổ sung

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau xanh còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách giảm hấp thu glucose từ các loại thực phẩm khác. Do đó...

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn