Nha đam và công dụng chữa ho ít ai ngờ
Nội Dung Bài Viết
Nha đam thường được dùng để dưỡng ẩm da, giảm thâm sẹo, tàn nhang và hỗ trợ điều trị nổi mề đay, viêm da cơ địa. Ngoài ra thảo dược này còn tận dụng để chữa ho nhờ có đặc tính kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc, bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.
Dùng nha đam chữa ho có tác dụng thật không?
Nha đam (lô hội) là loài thực vật thân thảo, có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới ở Châu Phi. Hiện nay nha đam đã được di thực và được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Với thành phần chính là nước, vitamin, khoáng chất và axit amin, thảo dược này thường được dùng để dưỡng ẩm da, hỗ trợ làm giảm thâm nám và tàn nhang. Bên cạnh đó nha đam cũng dược sử dụng để điều trị một số bệnh lý da liễu như nổi mề đay, bệnh chàm, viêm da tiếp xúc,…
Ngoài ra, nha đam còn có công dụng chữa ho do chứa nhiều chất chống oxy hóa (polyphenol). Các polyphenol trong thảo dược này có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng, từ đó làm giảm các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau cổ họng, ngạt mũi,…
Bên cạnh đó với hơn 80% là nước, bổ sung nha đam có thể làm dịu cổ họng sưng đau, làm loãng đờm và giảm nhẹ tần suất cơn ho. Hơn nữa các thành phần dinh dưỡng trong lô hội như nước, vitamin, axit amin, chất chống oxy hóa và nguyên tố vi lượng còn giúp bù nước, khoáng chất cho cơ thể, hỗ trợ điều trị ho và một số bệnh lý hô hấp khác.
Trên thực tế, sử dụng nha đam đều đặn có thể giảm cơn ho nhẹ và tăng cường thể trạng. Tuy nhiên tác dụng chữa ho của thảo dược này yếu hơn so với thuốc Tây y và một số thảo dược tự nhiên khác như quất, gừng, tỏi, mật ong,… Vì vậy mẹo chữa này chỉ được áp dụng với những người có cơ địa nhạy cảm và triệu chứng ho có mức độ nhẹ.
Hướng dẫn 3 mẹo dùng nha đam chữa ho đơn giản
Để giảm ho và một số triệu chứng đi kèm, bạn có thể áp dụng một số cách chữa sau đây:
1. Sữa chua nha đam giảm ho, làm dịu cổ họng
Sữa chua nha đam là món ăn vặt giàu dinh dưỡng, đem lợi nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa và làn da. Bên cạnh đó, món ăn này còn hỗ trợ làm dịu cổ họng sưng nóng, giảm ho và tăng cường sức đề kháng cho người bị viêm nhiễm đường hô hấp.
Cả nha đam và sữa chua đều có tính mát và thanh nhiệt, do đó bạn có thể dùng món ăn này khi ho đi kèm với triệu chứng miệng khô, khát và nóng rát.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 lá nha đam, gọt bỏ vỏ và chỉ lấy phần thịt trắng
- Sau đó đem ngâm rửa với nước muối pha loãng để loại bỏ chất nhầy và giảm ngứa rồi cắt hạt lựu
- Cho nha đam vào sữa chua và dùng ăn trực tiếp
2. Nước nha đam, đường phèn và gừng
Trong trường hợp ho có kèm đờm, bạn có thể nấu nước nha đam với đường phèn và gừng tươi. Gừng và đường phèn có tác dụng thông cổ họng, làm loãng đờm, giảm ho và chống viêm. Kết hợp 2 nguyên liệu với nha đam có thể làm giảm tần suất – mức độ cơn ho và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đi kèm.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ nha đam, ngâm rửa phần thịt với nước muối và cắt hạt lựu
- Gừng tươi đem xắt thành từng sợi nhỏ
- Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho đường phèn vào khuấy tan
- Sau đó cho nha đam vào đun thêm 5 phút
- Khi nha đam chín tới, cho gừng xắt sợi vào và tắt bếp
Dùng nước nha đam, đường phèn và gừng tươi không chỉ giúp giảm ho, long đờm mà còn giải khát và làm dịu cổ họng. Nếu dùng để giải khát, bạn có thể thay thế gừng bằng lá dứa để tăng thêm hương vị.
3. Trà tắc nha đam giảm ngứa họng và ho
Trà tắc nha đam là món trà giải khát, thích hợp cho những ngày nắng nóng. Ngoài ra, món trà này còn có khả năng giảm ngứa cổ họng, tiêu đờm và giảm cơn ho nhẹ. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh của nha đam, tắc còn có tác dụng trừ ho, tan đờm, làm ấm phế và hỗ trợ điều trị chứng ho do nhiễm lạnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Gọt vỏ nha đam rồi ngâm phần thịt trong nước muối pha loãng
- Sau đó vớt ra và xắt hạt lựu
- Vắt 3 – 5 quả tắc lấy nước cốt và hòa đều với 500ml nước đun sôi để nguội
- Thêm đường hoặc mật ong vào để tạo vị ngọt
- Cho nha đam vào và chia thành 2 lần uống trong ngày
Cần lưu ý gì khi dùng nha đam chữa ho?
Mẹo dùng nha đam chữa ho có thể làm dịu cổ họng, cải thiện mức độ cơn ho, bù nước và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên để điều trị bệnh dứt điểm, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Thực tế cho thấy, công dụng chữa ho của nha đam không rõ rệt như gừng, quả lê, mật ong và tắc. Vì vậy khi dùng nha đam, bạn nên phối hợp với một số thảo dược khác để tăng tác dụng.
- Mủ của nha đam có thể gây ngứa cổ họng. Do đó sau khi gọt vỏ, bạn nên ngâm rửa nha đam với nước muối để giảm ngứa và loại bỏ chất nhầy.
- Bên cạnh mẹo dùng nha đam chữa ho, bạn nên sử dụng một số loại thuốc điều trị theo hướng dẫn để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển mãn tính.
- Để tăng tác dụng điều trị, nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc như uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, xông mũi với thảo dược, vệ sinh mũi và răng miệng thường xuyên.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể dễ dàng áp dụng mẹo dùng cây nha đam chữa ho. Tuy nhiên để đạt kết quả điều trị cao, bạn nên kết hợp cách chữa này với các biện pháp chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của dược sĩ.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!