Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida không ngừng tăng lên mỗi năm khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Vậy nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không?
Nấm Candida là nấm đơn bào, tồn tại bên trong cơ thể con người, chủ yếu là miệng, đường ruột và âm đạo. Loại nấm này có khả năng thích nghi rất nhanh và dễ phát triển mạnh, ngay cả trong môi trường khắc nghiệt như trực tràng, đại tràng. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân nhiễm nấm Candida. Nếu ở trạng thái thường, nấm Candida sẽ không gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida phát triển mạnh sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải một số nguy hiểm dưới đây.
1. Gây khó chịu cho người bệnh
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm âm đạo do nấm Candida gây ra sẽ gặp phải rất nhiều phiền phức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Chị em vô cùng mất tự tin trong giao tiếp bởi những cơn ngứa ngáy, đau rát liên tục ở âm đạo. Quan hệ vợ chồng cũng gặp nhiều bất lợi do nấm Candida gây ngứa vùng kín.
2. Viêm phụ khoa
Viêm âm đạo do nấm Candida gây nên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rất nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm đường tiết niệu, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung,… Nếu không tiến hành chữa trị, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ.
3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Nấm Candida sẽ làm mất cân bằng độ PH ở âm đạo. Khi độ PH kém ổn định sẽ làm trở ngại cho quá trình tinh trùng kết hợp với trứng để thụ tinh. Lúc này, âm đạo nhanh chóng tiết ra chất dịch nhầy, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Về lâu dài, nhiễm nấm Candida sẽ làm vô hiệu hóa tinh trùng, gây tắc nghẽn vòi trứng, dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.
4. Ảnh hưởng đến thai nhi
Những bà bầu bị nhiễm nấm Candida sẽ rất dễ lây truyền mầm bệnh sang cho thai nhi thông qua đường âm đạo. Khi đó, trẻ sẽ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt, miệng, đường hô hấp,… Các mẹ bầu cần phải thận trọng với căn bệnh này, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
5. Bệnh tưa miệng
Đây là bệnh lý gây ra những tổn thương bên trong khoang miệng và các bộ phận khác như môi, vòm miệng, lưỡi,… Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do nấm Candida. Nếu không được kiểm soát, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm nấm Candida có chữa khỏi được không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm nấm Candida như sử dụng thuốc kháng sinh có chứa corticoid kéo dài, sống ở môi trường có nhiệt độ thấp, ẩm mốc, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ mang thai, mắc bệnh tiểu đường,… Khi bị nhiễm nấm Candida, người bệnh sẽ rất dễ bị nóng rát ở âm đạo, xuất hiện nhiều chất dịch, đau đớn khi quan hệ,…
Nhiễm nấm Candida là bệnh lý có thể chữa trị khỏi nếu bệnh nhân tiến hành điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất. Người bệnh nên đến bệnh viện khi nhận thấy bản thân có một số triệu chứng như vùng da tổn thương bị chảy máu, trong lưỡi, miệng, âm đạo xuất hiện màu trắng, dịch nhầy bị vón cục, cơ quan sinh dục ngứa rát, có mùi hôi khó chịu,…
Nấm Candida có thể gây bệnh ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể con người. Căn cứ vào từng vị trí mắc bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nếu nghi ngờ người bệnh bị nhiễm nấm Candida thực quản, bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc họng để lấy mẫu mô kiểm tra. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm Candida toàn thân. Trường hợp nặng, người bệnh phải chụp CT, siêu âm, kiểm tra tổng quát gan, thận, não,…
Phương pháp chữa nhiễm nấm Candida
Nhiễm nấm Candida sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Với căn bệnh này, tốt nhất, bệnh nhân nên sớm tiến hành thăm khám, chữa trị. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm Candida.
# Nhiễm nấm Candida ở âm đạo
Đây là bệnh lý mang tính chất dai dẳng và khó chữa trị dứt điểm. Người bệnh thường sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh như Clotriamazole 100mg, Fluconazol 150mg, Econazole 150mg, thuốc bôi Gentian 0,5%,… Với những loại thuốc này, người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
# Nhiễm nấm Candida ở miệng
Bệnh nhân sẽ sử dụng một số loại thuốc điều trị như clotrimazole dạng bôi, nystatin. Nếu bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh kết hợp với fluconazole đường uống hoặc itraconazole. Trong quá trình điều trị bệnh nhiễm nấm Candida, bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra.
# Nhiễm nấm Candida ở da
Với trường hợp này, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc chống nấm Candida bôi ngoài như Clotrimazole, Nystatin, Miconazole, Ketoconazole,… Bệnh nhân nên giữ làn da sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh da để da được thông thoáng. Đồng thời kết hợp với thuốc uống sẽ giúp kiểm soát nấm Candida hiệu quả.
# Nhiễm nấm Candida toàn thân
Nếu bị nhiễm nấm Candida toàn thân, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị như Fluconazole, Voriconazole,… Khi người bệnh có lượng bạch cầu thấp sẽ được thay thế bằng thuốc Caspofungin hoặc Micafungin. Với những loại thuốc này, phụ nữ có thai và đang cho con bú không được sử dụng.
Cách phòng ngừa nhiễm nấm Candida
Nấm Candida rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân. Việc phòng ngừa nhiễm nấm Candida là vô cùng cần thiết, giúp mọi người có được sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là những cách phòng ngừa nhiễm nấm Candida, bạn có thể tham khảo.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ với những loại dung dịch có nồng độ PH phù hợp, nhất là vào ngày “đèn đỏ” và sau khi quan hệ.
- Thay băng vệ sinh liên tục 3 – 4 lần/ngày vào kỳ kinh nguyệt để giúp âm đạo được khô thoáng
- Không nên mặc quần quá chật, không đưa vật lạ vào bên trong âm đạo
- Không được sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh
- Tránh ngâm mình trong bồn tắm hoặc ao, hồ, kênh, rạch,… quá lâu
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tích cực bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu
- Uống đủ 2 lít nước và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức quá khuya
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để dễ dàng phát hiện và kiểm soát bệnh
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Nấm Candida có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không tiến hành điều trị sớm. Tốt nhất, ngay khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên gặp bác sĩ để có thể dễ dàng kiểm soát căn bệnh này. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng các phương pháp dân gian khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.
→ Có thể bạn quan tâm: Nấm Candida có lấy không? Lây qua đường nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!