Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

TOP 10 Thuốc Trị Nhiệt Miệng Tốt Nhất (Dạng Bôi + Uống)

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách chữa bệnh nhiệt miệng ra sao? Hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để có được lời giải đáp cho vấn đề này.

Đây là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp. Tuy không gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây đau đớn, khó chịu, cản trở quá trình ăn uống của bệnh nhân. Do đó, nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị
Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị

Đây là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện những vết loét nông, nhỏ. Lúc đầu các vết loét này có màu trắng nhưng sau đó lại chuyển sang màu vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường bị sưng đỏ. Những vết loét này lúc đầu có kích thước nhỏ (dưới 1cm) gây đau. Bệnh nhân bị nhiệt miệng sẽ không đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng (loét miệng). Nhưng một số yếu tố gây bệnh có thể gây nên tình trạng này gồm:

  • Ăn đồ cay nóng thường xuyên: Những người có sở thích ăn các đồ ăn cay, nóng nhất là vào mùa đông là nguyên nhân gây loét miệng thường gặp. Những đồ ăn này sẽ gây bỏng miệng, lở miệng, nảy sinh mụn nhọt trong miệng. Khi bị bệnh mà ăn đồ cay, nóng sẽ khiến vết sưng mủ trầm trọng thêm.
  • Cơ thể thiếu vitamin: Công dụng của vitamin là giúp tăng cường sức đề kháng, giúp phòng ngừa, điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy khi bị nhiệt miệng có thể là do cơ thể thiếu các loại vitamin B2, B3, B12, vitamin C.
  • Chăm sóc miệng sai cách: Đây cũng là một nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp. Nhiều người có thói quen đánh răng quá mạnh, quá nhanh cùng với việc dùng bàn chải cứng khiến niêm mạc miệng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm loét từ đó dẫn đến nhiệt miệng. Ngoài ra, có nhiều loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa Sodium lauryl sulfate, đây là chất gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Khi dùng những sản phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng do rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt thường bị tình trạng này. Bởi khi thay đổi nội tiết tố cả trước, trong và sau chu kỳ khiến thân nhiệt tăng mau chóng. Các khí âm tích tụ trong gan, thận… dẫn đến nóng trong, mụn nhọt, lở loét trong niêm mạc miệng.
  • Nhạy cảm với thực phẩm, đặc biệt là trứng, dâu tây, cà phê, socola, phô mai, các loại hạt thực phẩm cay nóng hoặc acid…
  • Do mắc các bệnh lý khác: Nguyên nhân gây loét miệng có thể là do bệnh nhân mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu răng, viêm nha chu… Bởi các bệnh này nếu không được chữa trị sớm, phần mô mềm bên trong dễ bị vi khuẩn tấn công và gây loét miệng. Ngoài ra, những yếu tố khác có thể gây nhiệt miệng như viêm đường ruột, căng thẳng quá mức, bệnh celiacm, HIV/AIDS, viêm loét dạ dày – tá tràng
Ăn đồ cay nóng thường xuyên dễ gây loét miệng
Ăn đồ cay nóng thường xuyên dễ gây loét miệng

Triệu chứng nhận biết

Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ có các triệu chứng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, những biểu hiện thường gặp như  sau:

  • Mặt trong của má và môi, lưỡi, mặt trên của miệng, đáy nướu xuất hiện các vết đau, đốm đỏ, hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, vết loét.
  • Những vết loét thường có hình bầu dục, màu vàng hoặc trắng.
  • Cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau khi ăn, nhất là những khi ăn đồ mặn. Người bệnh sẽ cảm thấy rất xót, đau, khó chịu.
  • Đôi khi các vết loét lớn lên, bùng phát nhiều trong miệng. Người bệnh có thể bị sốt cao, đau buốt, thậm chí là tiêu chảy, đau đầu, phát ban.
  • Khi bắt đầu lành lặn trở lại, vết loét sẽ có màu xám.
  • Một số bệnh nhân bị nặng có thể gây ra những triệu chứng khác như sốt, khó chịu, sưng hạch bạch huyết…

Sau khoảng 7 – 10 ngày, cơn đau sẽ biến mất. Nhưng phải mất khoảng 1 – 3 tuần thì vết loét mới có thể lành lặn hoàn toàn. Nếu để bệnh nặng hơn, thời gian chữa trị sẽ lâu hơn.

Ai có nguy cơ bị nhiệt miệng?

Bất cứ ai, ở độ tuổi nào cũng có thể bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, các trường hợp dễ mắc bệnh nhất có thể kể đến gồm:

  • Người sống trong vùng nhiệt đới
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
  • Người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV/AIDS…
  • Thường xuyên ăn nhiều đồ cay, nóng

Bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng hay loét miệng ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm mà để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong đó người bệnh sẽ bị khó chịu, đau khi nói chuyện hoặc đánh răng, cơ thể mệt mỏi, sốt, viêm loét lan ra miệng, viêm mô tế bào… Vì thế cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nhiệt miệng khiến người bệnh đau đớn khi ăn và giao tiếp hàng ngày
Nhiệt miệng khiến người bệnh đau đớn khi ăn và giao tiếp hàng ngày

Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Vì nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến, do đó bác sĩ chỉ cần dựa vào triệu chứng mà người bệnh mắc phải là có thể xác định bệnh lý. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp có triệu chứng giống nhiệt miệng như: Giardias, , viêm loét đại tràng, bệnh crohn, hội chứng ruột kích thích… Nếu có nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, sinh thiết.

Khi đã xác định được chính xác bệnh lý, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị bằng các biện pháp sau đây:

1. Dùng thuốc tây trị nhiệt miệng

Để làm giảm nhanh chóng cảm giác đau đớn, khó chịu do nhiệt miệng gây ra, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc điều trị nhiệt miệng dạng bôi như:

  • Benzocaine
  • Fluocinonideyd
  • Hydrogen peroxide
  • Các loại thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng như corticosteroid (dexamethasone).

2. Súc miệng để loại bỏ vi khuẩn

Bạn có thể tham khảo những cách làm nước súc miệng sau đây để áp dụng mỗi ngày:

  • Dùng baking soda: Dùng khoảng 5g baking soda hòa với 230ml nước. Lấy hỗ hợp vừa pha để súc miệng từ 15 – 30 giây sau đó nhổ ra. Nếu bị nặng, hãy áp dụng cách này khoảng vài giờ một lần. Do baking soda có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, giúp cân bằng độ pH nên có thể làm giảm triệu chứng do nhiệt gây ra.
  • Nước ép nha đam: Nha đam sau khi tách vỏ, lấy phần thịt bên trong rồi ép thành nước. Sau đó dùng nước này để ngậm trong miệng chừng 30 phút, sa đó nhổ ra. Các thành phần trong nha đam có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Vì vậy cứ kiên trì áp dụng cách này khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Súc miệng bằng nước xô thơm: Loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng và các bệnh răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu… Để áp dụng cách này, bạn chuẩn bị khoảng 28g xô thơm tươi hoặc 14g xô thơm khô, đem đi rửa sạch. Sau đó cho vào ấm và đun sôi lên với khoảng 225 – 450ml nước. Cứ đun với ngọn lửa nhỏ trong 5 – 10 phút rồi tắt bếp, để nước nguội dần. Lấy nước này để súc miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
  • Dùng tinh dầu sả: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu sả vào khoảng 225ml nước, khuấy đều. Lấy hỗn hợp này súc miệng trong vòng 30 giây. Sau đó nhổ dung dịch nước súc miệng ra. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại tác dụng tốt nhất. Vì loại tinh dầu này có hoạt tính mạnh nên khi sử dụng, bạn cần pha loãng nó ra để không gây thêm kích ứng cho vị trí bị viêm.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian khác. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn, ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Súc miệng bằng nước sát khuẩn thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
Súc miệng bằng nước sát khuẩn thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn

3. Chườm lạnh

Đây là phương pháp giúp giảm sưng, đau. Người bệnh chỉ cần lấy một viên đá nhỏ đặt lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu dược cơn đau.

4. Trị nhiệt miệng bằng các dược liệu dân gian

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây dạng bôi chữa bệnh, bạn có thể sử dụng các dược liệu dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị nhiệt miệng có thể tham khảo:

  • Bôi mật ong: Từ lâu, loại dược liệu này đã được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nó sẽ làm giảm các vết sưng đỏ, đau đớn, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh chỉ cần dùng mật ong nguyên chất để thoa lên vùng bị loét miệng khoảng 4 lần mỗi ngày. Áp dụng trong vài ngày sẽ thấy nó mang lại hiệu quả tốt.
  • Gel nghệ chữa nhiệt miệng: Cũng giống như mật ong, nghệ có tính kháng khuẩn, chống nấm nên có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Bạn chỉ cần đánh răng sạch sẽ, súc miệng thật kỹ, sau đó lấy gel nghệ thoa lên vùng cần điều trị. Chờ khoảng 10 phút rồi súc miệng lại với nước và nhổ ra. Lặp lại cách này 2 lần để có được tác dụng tốt nhất.
  • Bôi dầu dừa trị nhiệt miệng: Dầu dừa là một loại nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Nó có thể chữa trị nhiệt miệng và ngăn bệnh lây lan. Chỉ cần lấy một lượng vừa đủ dầu dừa, thoa lên vùng bị nhiệt miệng. Thực hiện khoảng vài ngày sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại.
  • Trà cúc La Mã: Loại hoa cúc này chứa hai hợp chất azulene và levomenol giúp sát trùng. Do đó lấy một túi trà và đắp lên vùng bị nhiệt miệng, để nguyên trong vòng vài phút giúp làm dịu vết thương. Bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc từ 3 – 4 lần mỗi ngày. Áp dụng một vài ngày để thấy được hiệu quả.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Bổ sung nhiều rau xanh để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Bổ sung nhiều rau xanh để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Loét miệng là bệnh về răng miệng phổ biến và cách điều trị cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, để bảo đảm bệnh được chữa trị triệt để và phòng ngừa tái phát, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là acid folic, vitamin B6, B12, kẽm… Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại nước ép hoa quả.
  • Thường xuyên súc miệng bằng các loại nước sát khuẩn để giúp khoang miệng được sạch sẽ. Điều này sẽ ngăn cản được nguy cơ vi khuẩn phát triển và giảm thiểu triệu chứng viêm lợi và các bệnh răng miệng khác.
  • Dùng các loại kem đánh răng không chứa thành phần gây nhiệt miệng và bàn chải mềm để đánh răng. Khi đánh răng nên dùng với lực nhẹ để không làm tổn thương đến niêm mạc miệng.
  • Trong quá trình điều trị, không được ăn những thực phẩm có tính mài mòn, gây viêm, đồ ăn cay nóng. Ngay cả khi đã được chữa khỏi, bạn cũng hạn chế sử dụng các thực phẩm này để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Nếu áp dụng các biện pháp điều trị mà không thấy bệnh thuyên giảm, hoặc có dấu hiệu nặng thêm, bạn cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị bằng kháng sinh.

Trên đây là các thông tin cần biết bệnh nhiệt miệng (loét miệng) và biện pháp điều trị. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh lại gây đau đớn, khó chịu khi ăn hoặc giao tiếp hàng ngày. Do đó, tốt nhất là bạn nên khám và chữa bệnh sớm khi có dấu hiệu bất thường.

Cùng chuyên mục

Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao Khắc Phục?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh. Những vết loét nhỏ màu trắng, đỏ hình thành ở niêm mạc miệng, khiến các bé...

Sử dụng củ cải cũng là một trong những phương pháp chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng nhưng bệnh thường liên quan đến các yếu tố như tổn thương răng...

5 Cách Trị Nhiệt Miệng Trong 1 Ngày – Đảm Bảo Hết

Áp dụng một số cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi những cơ đau nhức, sưng tấy, khó chịu do...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, bé thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch… là những nguyên nhân có thể gây nhiệt miệng ở trẻ dưới...

Thận trọng khi dùng vitamin PP để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Một trong những yếu tố gây ra nhiệt miệng ở nhiều người chính là do thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B2, vitamin PP, vitamin C... Đây cũng là...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn