Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng thường gặp phải một số triệu chứng như viêm loét, đau nhức ở các mô mềm như môi, lưỡi, nướu,… Vậy nhiệt miệng có lây không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết rõ điều đó.

nhiệt miệng có lây không
Nhiệt miệng gây viêm loét, sưng đỏ ở niêm mạc miệng.

Nhiệt miệng có lây không?

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng ngày càng tăng, trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh nhất. Nhiệt miệng là tình trạng bệnh lý bên trong khoang miệng, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát, sưng tấy ở các mô mềm. Người bệnh bị nhiệt miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng như nóng trong người, stress, virus Herpes, sử dụng thuốc, chăm sóc răng miệng không đúng cách, hệ miễn dịch suy giảm, thay đổi nội tiết tố, thiếu chất dinh dưỡng,… Trong đó, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng là virus Herper. Đây là loại virut có thể lây truyền từ người này sang người khác.

Thông qua việc tiếp xúc, động chạm vào vết lở loét, virus Herpes nhanh chóng lây lay sang các vị trí khác trong khoang miệng. Nếu người bệnh bị viêm loét miệng xuất phát từ nguyên nhân là virus Herper gây ra, bệnh nhân cần phải thận trọng bởi căn bệnh này có thể lây nhiễm. Các vết lở loét bị vỡ ra, chảy máu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

nhiệt miệng có lây không
Virus gây lây lan bệnh nhiệt miệng cho người khác.

Virus Herper là một dạng virus truyền nhiễm. Chúng có khả năng lây bệnh từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp các vết lở loét ở trên môi. Tỉ lệ lây lan, nhiễm bệnh ngày càng nhanh nếu vết loét mưng mủ hoặc chảy máu. Thông thường, vết loét do virus gây ra sẽ không lành sau 10 ngày dù người bệnh đã áp dụng các phương pháp chăm sóc răng miệng và chữa nhiệt miệng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nhiệt miệng do một số nguyên nhân khác như nước uống, thức ăn, môi trường ô nhiễm,… thì bệnh sẽ không lây nhiễm. Thông thường, căn bệnh này có thể khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần. Người bệnh nên sớm tiến hành điều trị, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi mầm bệnh tồn tại ở miệng quá lâu sẽ rất dễ lây lan sang người khác.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Bệnh nhiệt miệng có thể lây lan ở khoang miệng và dễ tái phát nhiều lần. Với căn bệnh nhiệt miệng, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám sớm để kiểm soát căn bệnh này. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau đây.

nhiệt miệng có lây không
Không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác phòng tránh mắc bệnh nhiệt miệng.

# Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân chung với những người mắc bệnh nhiệt miệng, viêm lợi như bàn chải đánh răng, khẩu trang, cốc nước uống,… Cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát và tránh mắc bệnh, ngăn ngừa được các loại vi khuẩn gây bệnh lây lan qua con đường tiếp xúc gián tiếp. Tốt nhất, những vật dụng cá nhân bạn nên dùng riêng để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.

# Không được hôn nhau nếu bị nhiệt miệng

Những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng nếu hôn người khác sẽ tạo điều kiện cho các loại virus nhanh chóng tấn công và gây bệnh. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên hạn chế bày tỏ tình cảm, tránh lây nhiễm bệnh sang cho người khác. Để đảm bảo an toàn, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi hôn người khác.

# Không quan hệ tình dục bằng miệng

Nguy cơ lây nhiễm do quan hệ tình dục bằng miệng rất cao. Virus Herper trú ngụ ở vùng kín của nữ giới rất nhiều. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng thì khả năng mắc bệnh nhiệt miệng rất cao. Bên cạnh đó, vết loét do bệnh nhiệt miệng gây ra mang theo virus Herper dễ dàng lây bệnh sang cho người khác.

# Súc miệng bằng nước muối

nhiệt miệng có lây không
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng.

Đây là việc làm cần thiết giúp phòng tránh bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Nước muối có tính sát trùng, khử khuẩn cao. Do đó, mỗi ngày, bạn nên súc miệng thường xuyên  2 – 3 lần để loại bỏ vi khuẩn, virus, nâm gây bệnh nhiệt miệng. Đồng thời hạn chế tình trạng lây lan bệnh sang cho những người khác.

# Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đưa vào miệng

Sử dụng dung dịch sát khuẩn vệ sinh tay trước khi đưa tay vào miệng. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào miệng gây viêm nướu, tổn thương khoang miệng. Bên cạnh đó, trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ với nước sát khuẩn để đảm bảo an toàn cho bản thân.

# Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Để tránh mắc bệnh nhiệt miệng, bạn nên ăn những loại rau chủ có chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất. Đồng thời, tránh ăn những loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,… gây tổn thương khoang miệng. Bên cạnh đó, bạn cần tích cực bổ sung nước uống cho cơ thể mỗi ngày và hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia, nước uống có gas,…

# Tránh lo lắng, căng thẳng

Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng. Do đó, bạn cần tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức. Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để phòng tránh bệnh hiệu quả. Đồng thời, bạn không nên thức quá khuya và dậy quá sớm, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

# Luyện tập thể dục

Tích cực luyện tập thể dục thể thao với những bộ môn phù hợp là cách giúp tăng cường sức đề kháng bản thân, phòng ngừa mắc bệnh nhiệt miệng. Khi luyện tập, bạn nên chọn những bộ môn, bài tập phù hợp với sức khỏe. Không nên tập quá sức sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Nhiệt miệng có lây không? Với căn bệnh này, bệnh nhân không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên sớm tiến hành thăm khám để điều trị sớm, tránh tình trạng vết loét gây tổn thương khoang miệng. Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, bé thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch… là những nguyên nhân có thể gây nhiệt miệng ở trẻ dưới...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách chữa...

Kamistad Gel N là biệt dược thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng trong việc...

Nhiệt miệng không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Nhiệt miệng không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ em, kể cả những trẻ dưới 1 tuổi, do nhiều nguyên nhân...

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Nổi nhiệt miệng trong cổ họng (loét áp tơ) là một dạng viêm loét niêm mạc miệng lành tính. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn