Nhiệt Miệng PV: Thành Phần, Cách Sử Dụng, Giá Bán
Nội Dung Bài Viết
Nhiệt miệng PV thường được dùng để điều trị tình trạng viêm loét miệng, thanh nhiệt giải độc, giảm nóng trong. Nắm rõ các thành phần, công dụng, cách dùng của thuốc sẽ giúp người bệnh điều trị bằng thuốc được an toàn, hiệu quả.
Thông tin cần biết về thuốc PV
Nhiệt miệng (loét miệng) là một trong các bệnh về răng miệng dễ gặp. Các triệu chứng loét miệng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó lại gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Để điều trị nhiệt miệng có khá nhiều cách. Tuy nhiên, dùng thuốc tây được xem là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng. Trong đó phải kể đến thuốc nhiệt miệng PV.
Thành phần thuốc
Loại thuốc trị nhiệt miệng này có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược với những thành phần sau đây:
- Qua lâu nhân 170mg
- Hoàng liên 170g: Có công dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng viêm, chống ho gà, hạ huyết áp.
- Liên kiều 170mg
- Thạch cao 170g: Giúp giải nhiệt, an thần, tiêu viêm.
- Tế tân 170g: Đây là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 12 – 24 cm. Thân và rễ bò ngang, rễ nhiều, có mùi thơm, quả hình cầu, hoa mọc đơn. Tế tân có tác dụng khu phong, tán hàn, ôn phế, hoá đàm ẩm, thông khiếu, giảm đau.
- Tri mẫu 170g: Hạ nhiệt, an thần.
- Huyền sâm 170g: Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt.
- Sinh địa 170mg
- Cam thảo 170g: Bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa.
- Mẫu đơn bì 170mg
- Hoàng bá 430mg
- Hoàng cầm 430mg
- Bạch thược 170mg
Ngoài ra còn một số thành phần phụ như đường trắng, talc, parafin rắn, patent blue V.
Công dụng của Nhiệt miệng PV
Đây là một trong các loại thuốc trị nhiệt miệng có tác dụng:
- Thanh nhiệt, sơ phong, giải độc, chống viêm, giảm tiêu sưng.
- Điều trị tình trạng miệng môi sưng đau, chảy máu chân răng, sưng lợi do viêm lợi, hôi miệng, đau nhức răng.
- Có tác dụng giảm nóng trong.
Liều lượng và cách dùng
Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà liều dùng cũng được chỉ định khác nhau. Thông thường, thuốc PV sẽ được dùng với liều lượng như sau:
- Người trưởng thành: Mỗi lần uống 3 viên, mỗi ngày 3 lần. Dùng sau bữa ăn để mang lại tác dụng tốt nhất.
- Trẻ dưới 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên sau bữa ăn.
Chống chỉ định
Nhiệt miệng PV chống chỉ định đối với những người mẫn cảm với bất cứ các thành phần của thuốc.
Thận trọng
Cần thận trọng khi dùng thuốc PV cho những đối tượng:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
- Những trường hợp thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn.
Nếu đang mang bầu, dùng bất cứ loại thuốc tây nào cũng có khả năng gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp này, chị em có thể áp dụng các cách trị nhiệt miệng cho bà bầu vừa an toàn lại hiệu quả.
Hướng dẫn cách dùng thuốc PV trị bệnh nhiệt miệng
Mặc dù loại thuốc này dễ dùng, ít gây tác dụng phụ nhưng để bảo đảm mang lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây:
- Chỉ uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng, không được tự ý tăng liều hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Khi uống, nên uống cả viên thuốc với nước, không nên cắn nát. Bởi điều này sẽ khiến cho lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ tăng lên, dẫn đến các vấn đề không mong muốn.
- Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, cũng tương tự như các bệnh răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu răng, viêm lợi, bệnh nhiệt miệng cũng có thể do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, việc cần làm là phải làm sạch khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn, đồng thời giúp bệnh mau được chữa lành hơn.
- Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối bằng bàn chải mềm và các loại kem đánh răng an toàn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước sát khuẩn thường xuyên.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám trên kẽ răng thay vì dùng tăm.
- Người bệnh có thể áp dụng các cách trị nhiệt miệng tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả.
- Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc dùng rượu bia và các chất kích thích. Nó sẽ làm bệnh tình trở nên trầm trọng hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bệnh nhân.
- Bổ sung cho cơ thể rau xanh, các loại nước trái cây hoặc những thực phẩm thanh mát như rau ngót, củ cải, cam chanh…
Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc nhiệt miệng PV và một số điều cần lưu ý. Nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác như viêm loét dạ dày – tá tràng. Do đó nếu uống thuốc mà thấy bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!