Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Dr Thái Nguyễn Smile: Bác Sĩ Của Hàng Ngàn Nụ Cười Việt Tự tin

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Sự thật đằng sau thông tin Nha khoa Quốc tế DAISY bị phạt?

12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Review Bọc Răng Sứ ĐẸP TỰ NHIÊN – BỀN TRỌN ĐỜI – ĂN NHAI THOẢI MÁI Tại ViDental Clinic

Trồng răng Implant có đau không? Giá bao nhiêu tiền?

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Niềng răng là gì? Có đau không? Quy trình và lưu ý

Tình trạng răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, vẩu, hô…đều là những vấn đề chẳng ai muốn xảy ra với bản thân. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn là nguyên nhân lớn gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã chọn phương pháp niềng răng. Vậy niềng răng là gì? Có đau hay không?

Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Niềng răng là gì?

Niềng răng hay còn được gọi là phương pháp chỉnh nha. Đây là phương pháp nha khoa thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay nhằm sắp xếp, thay đổi lại vị trí của những răng mọc lệch, mọc nhấp nhô. Từ đó, tạo ra hàm răng đều đặn, tổng thể hài hòa và cân đối.

Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ phổ biến hiện nay để giúp đem lại nụ cười hoàn mỹ

Việc điều chỉnh này được thực hiện bằng các loại khí cụ chuyên dụng như khay niềng, mắc cài…Đây cũng chính là yếu tố để phân biệt các loại niềng răng hiện nay.

Thông thường, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà quá trình niềng răng có thể kéo dài trong khoảng 1 – 3 năm, thậm chí là có người phải niềng lâu hơn, chủ yếu là phụ thuộc vào cơ địa, mức độ răng lệch, mọc sai, nhấp nhô và kế hoạch chỉnh nha mà bạn chọn lựa.

Những trường hợp nên niềng răng

  • Răng hô: Đây còn được gọi là tình trạng răng vẩu, gây ra sai khớp cắn. Răng hô sẽ khiến cho khuôn mặt của bạn bị mất cân đối, không hài hòa và kém duyên.
  • Răng thưa: Đây là tình trạng răng mọc cách xa nhau trên hàm. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Tình trạng này xảy ra có thể là do bẩm sinh, do răng mọc ngầm, do kích thước xương hàm rộng, răng mọc sai vị trí…
  • Răng móm: Đây là một trong các hiện tượng sai khớp cắn, cụ thể là khớp cắn ngược. Tình trạng này rất dễ nhận biết, xương hàm dưới nhô ra phía trước, mỗi khi ngậm miệng, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên khiến cho cằm bị lệch và nhô ra phía trước. Tình trạng này gây ra những khó khăn nhất định trong việc ăn uống và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nụ cười không đẹp.

Những lợi ích của việc niềng răng

Khắc phục những khó khăn trong việc ăn uống

Răng mọc lệch, không đều và không ngay ngắn trên cung hàm khiến cho quá trình nhai thức ăn gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, đối với những trường hợp xảy ra nhiều năm có thể gây ra các thương tổn như viêm nướu, trật khớp cắn, đau đầu…Vì vậy, thực hiện niềng răng sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.

Có tính thẩm mỹ cao

Việc niềng răng không chỉ khắc phục các vấn đề về chức năng ăn nhai mà còn giúp đem lại cho bạn nụ cười hoàn mỹ, tự tin khoe hàm răng đều tăm tắp, cực kỳ thu hút.

Không cần trồng răng giả

Việc niềng răng là một cách thức rất đơn giản giúp khôi phục lại những chiếc răng đã mất bằng cách tiến hành đóng lại vị trí đã bị mất răng mà không cần phải trồng răng giả. Đây là phương pháp được nhiều người chọn lựa vì việc nhai thức ăn bằng hàm thật, có răng chắc chắn sẽ tốt và tiện lợi hơn so với việc dùng những chiếc răng giả.

Phòng ngừa các vấn đề răng miệng sớm cho trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ từ 9 tuổi trở lên là đã có thể thực hiện niềng răng. Việc niềng răng sớm sẽ giúp hỗ trợ cho xương của trẻ được phát triển thuận lợi hơn, giúp cho hàm răng của trẻ khi trưởng thành hoàn thiện và đẹp hơn, không gây ra các vấn đề về răng miệng, hạn chế được các loại chỉnh nha hay phẫu thuật chỉnh hình sau này.

Khắc phục các vấn đề về khả năng phát âm

Giọng nói của con người bị chi phối vào rất nhiều yếu tố như răng, môi, lưỡi nên những người có hàm răng mọc thưa, không đều, khấp khểnh sẽ gây khó khăn cho việc phát âm, bị ngọng, đớt, giọng khó nghe và rất khó để sửa được những vấn đề này bằng các cách thông thường.

Tuy nhiên, niềng răng lại thì lại khác, sau niềng răng bạn sẽ có hàm răng chắc, đều và thẳng, hàm răng được điều chỉnh lại, từ đó giúp khả năng phát âm được dễ dàng và chuẩn xác hơn, âm thanh khi phát ra dễ nghe và giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Lợi ích của việc niềng răng
Niềng răng sẽ giúp khắc phục các vấn đề như hô, vẩu, móm và cải thiện khả năng ăn uống, phát âm

Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, người ta đã phát minh ra nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, được cải tiến từ các phương pháp niềng răng truyền thống. Tuy nhiên, nhìn chung niềng răng vẫn được chia thành 2 dạng chính gồm niềng răng cố định và niềng răng không cố định.

Niềng răng cố định

Gồm 5 loại chính:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng truyền thống với đặc điểm nổi bật là dây cung năm trong các rãnh mắc cài được buộc bằng các dây thun để cố định. Thun được sử dụng trong niềng răng là loại thun có độ đàn hồi cao, đảm bảo sự ổn định cho dây cung và quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao.
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự khóa: Đây là phương pháp được cải tiến từ phương pháp truyền thống, có sự xuất hiện của hệ thống nắp trượt để thay thế cho dây thun. Ưu điểm này giúp khắc phục các nhược điểm của phương pháp niềng răng cũ, dây cung được cố định chặt chẽ, nằm ổn định bên trong mắc cài, giúp giảm ê nhức ở giai đoạn đầu khi vừa niềng răng. Đặc biệt, hỗ trợ khắc phục hiệu quả các tình trạng hô, móm, răng mọc lệch lạc ở nhiều mức độ từ đơn giản, trung bình đến phức tạp.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Điểm khác biệt duy nhất của phương pháp này so với phương pháp niềng răng truyền thống chính là sử dụng các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên đem lại tính thẩm mỹ cao hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống. Phương pháp niềng răng này giúp đem lại hiệu quả khắc phục các trường hợp bị hô, móm, răng mọc thưa, mọc lệch lạc…Cũng bởi vì đem lại tính thẩm mỹ cao hơn so với phương pháp truyền thống nên niềng răng bằng mắc cài sứ sẽ có chi phí cao hơn so với thông thường.
  • Niềng răng mắc cài tự khóa: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng. Thực chất nó cũng không khác gì so với phương pháp niềng răng mắc cài sứ, điểm khác biệt duy nhất chính là ở vị trí mắc cài được thiết kế tự động để thay thế cho dây thun đàn hồi nhằm cố định dây cung vào rãnh mắc cài. Niềng răng bằng phương pháp này sẽ giúp khắc phục hiệu quả các vấn đề răng miệng như móm, hô, răng thưa, răng mọc lệch…
  • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong: Phương pháp này còn được gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, nó có đặc điểm cấu tạo tương tự như niềng răng mắc cài kim loại cao cấp, điểm khác biệt duy nhất chính là các mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong thân răng, từ đó đem lại tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều. Hiệu quả của phương pháp này khá cao, khắc phục các vấn đề răng miệng như sai khớp cắn, răng mọc lệch, hô, móm…Ưu điểm của kỹ thuật này chính là đem lại tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật thực hiện khá phức tạp và cũng gây cản trở ít nhiều trong việc thăm khám…
Các loại phương pháp niềng răng hiện nay
Hiện nay có 2 loại phương pháp niềng răng phổ biến nhất đó là niềng răng cố định và niềng răng không cố định

Niềng răng không cố định

Đối với phương pháp niềng răng không mắc cài thì niềng răng bằng Invisalign, xuất xứ từ Mỹ chính là phương pháp điển hình. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này chính là khả năng tháo lắp khay niềng trong suốt trong quá trình niềng răng. Mỗi chuỗi khay niềng đều được thiết kế riêng để phù hợp với tình trạng của từng người.

Ngoài ra, các khay niềng hầu như không có màu và vô hình, rất khó để nhìn kỹ. Khách hàng khi sử dụng có thể thao ra và lắp lại tùy từng trường hợp như khi ăn, nhai và vệ sinh răng miệng. Phương pháp này giúp khắc phục hiệu quả trong các trường hợp bị sai khớp cắn ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Một ưu điểm của phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt mà những phương pháp khác không có được đó là giúp khách hàng tự tin hơn khi giao tiếp trong suốt quá trình niềng răng lâu dài. Lưu ý phương pháp này đòi hỏi bạn cần phải đeo khay từ 20 – 22 tiếng/ngày.

Quy trình niềng răng chi tiết

Thông thường, một quy trình niềng răng sẽ gồm 6 bước cơ bản, có thể đầy đủ hoặc lược bớt tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Thông quá các bước thăm khám lâm sàng, sau đó tiến hành chụp hình toàn hàm bằng thiết bị chụp 3D. Khi đã có hình những hình ảnh chân thực về tình trạng của hàm răng thì bác sĩ sẽ tiến hình đưa dữ liệu vào máy để phân tích tình trạng lệch lạc của hàm răng, từ đó đưa ra tư vấn phù hợp với từng trường hợp.

Bước 2: Thực hiện điều trị tổng quát (nếu có)

Nếu xuất hiện các vấn đề răng miệng như răng có mùi hôi, sâu răng, viêm nướu…thì cần phải thực hiện điều trị dứt điểm các bệnh lý này (nếu có). Điều này nhằm đảm bảo bạn có tình trạng răng miệng khỏe mạnh, tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng.

Một số tình trạng cần thực hiện điều trị tổng quát như: điều trị nha chú, chữa tủy, chữa viêm, hàn trám răng, cạo vôi răng…

Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ (tùy trường hợp)

Sau bước điều trị tổng quát, bạn sẽ được gắn khí cụ nhằm hỗ trợ cho quá trình đeo mắc cài trong trường hợp khách hàng chọn mắc cài kim loại. Một số loại khí cụ phổ biến như khí cụ nong hàm, thun tách kẽ, gắn khâu…

Bước 4: Gắn mắc cài trong tháng đầu

Khi đã hoàn thành các bước có tác dụng hỗ trợ, khách hàng sẽ chính thức được gắn mắc cài. Các loại mắc cài bằng kim loại sẽ được gắn trực tiếp trên răng và dây cung nằm trong rãnh mắc cài nhắm tạo ra lực siết di chuyển răng. Tùy vào loại mắc cài như có dây thun hoặc chốt tự đóng trên rãnh mắc cài sẽ có tác dụng giữ cho dây cung được cố định chắc chắn trên mắc cài.

Trình tự các bước thực hiện như sau:

  1. Tiến hành đánh bóng bề mặt răng
  2. Sử dụng miếng nong miệng bằng nhựa để kéo 2 má sang 2 bên. Sau đó, làm khô răng, bôi một loại keo nha khoa lên bề mặt răng để giữ mắc cài kim loại ở trên răng.
  3. Chiếu ánh sáng trùng hợp để keo khô lại và cố định mắc cài trên răng.
  4. Sau khi tất cả mắc cài được đặt chắc chắn trên răng, bước tiếp theo sẽ đặt dây cung trên rãnh mắc cài và cố định bằng dây thun.
Quy trình thực hiện niềng răng
Quy trình niềng răng diễn ra đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào mức độ của hàm răng

Bước 5: Tái khám

Thông thường chỉ sau 3 – 6 tuần kể từ khi niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám theo đúng lịch và thực hiện thay day thun, tăng lực siết mắc cài, thay dây cung môi, vệ sinh răng miệng…

Bước 6: Tháo niềng và thực hiện đeo hàm duy trì

Thời gian niềng răng thường kéo dài tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của hàm răng, thông thường là khoảng từ 1 – 3 năm. Kết thúc quá trình niềng răng này, bạn sẽ được tiến hành tháo dây cung, mắc cài, khí cụ và thực hiện làm hàm duy trì.

Nguyên nhân là do xương và răng của bạn cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này, nếu đột ngột không đeo niềng nữa sẽ khiến răng có xu hướng quay trở về lại vị trí ban đầu. Vì vậy, việc đeo hàm duy trì là điều cần thiết để giữ cho răng ổn định ở vị trí mới cho đến khi nướu, xương, răng thích nghi hoàn toàn.

4 nguyên tắc khi bạn đeo hàm duy trì bao gồm:

  • Đảm bảo tháo lắp đúng kỹ thuật
  • Tuân thủ về thời gian tối thiểu cần đeo hàm duy trì
  • Thường xuyên vệ sinh hàm duy trì
  • Tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ.

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bên cạnh việc đeo hàm duy trì thì bạn cần phải thực hiện các bước vệ sinh cạo vôi răng và để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, ngăn chặn các nguy cơ răng bị viêm nhiễm và không đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Thời gian niềng răng mất bao lâu?

Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, thời gian niềng răng thường kéo dài từ 14 – 23 tháng, tùy vào từng trường hợp mà khoảng thời gian này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài hơn so với bình thường.

Thông thường, đối với một quy trình niềng răng sẽ được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ gồm các mốc thời gian khác nhau như sau:

  • Ở giai đoạn đầu (từ 2 – 6 tháng đầu tiên): Đây là khoảng thời gian để sắp xếp răng trên cung hàm về lại vị trí ban đầu.
  • Ở giai đoạn 2 (từ 3 – 6 tháng tiếp theo): Đây là thời gian điều chỉnh trục các răng.
  • Ở giai đoạn 3 (từ 6 – 9 tháng kế tiếp): Đây là thời gian để điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn, tạo ra sự thay đổi và dịch chuyển răng về vị trí cân bằng.
  • Ở giai đoạn 4 (từ 3 – 6 tháng cuối cùng): Giúp duy trì sự ổn định của răng, giúp giữ cho khớp cắn nằm ở vị trí cố định.

Niềng răng có bị đau không?

Không thể phủ nhận được những lợi ích mà phương pháp niềng răng đem lại, không chỉ khôi phục khớp cắn mà còn giúp bạn có một hàm răng đều, khỏe đẹp. Tuy nhiên, vì lo lắng và sợ đau nên nhiều người vẫn còn e ngại chưa dám thực hiện.

Niềng răng có đau không?
Sau 1 tuần đầu tiên niềng răng sẽ gây ra đau buốt, ê nhức hàm răng

Thực tế thì đúng là niềng răng sẽ gây ra tình trạng đau nhức trong khoảng thời gian đầu, nhất là 1 – 2 tuần đầu tiên sau khi vừa đeo niềng, bạn sẽ cảm nhận được sự ê ẩm và đau nhức bên trong hàm răng.

Ngoài ra, khi tiến hành siết dây cung để dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát và khiến răng bị ê buốt. Tuy nhiên, những tình trạng này chỉ diễn ra rất nhanh và biến mất. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là một phương pháp hiệu quả, hiện đại nên các bác sĩ đã tính toán được sự đau nhức mà vẫn đảm bảo được hiệu quả của việc niềng răng.

Ngoài ra, trong suốt thời gian từ 1 – 3 năm niềng răng, sẽ có những giai đoạn bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt nhiều như:

  • Khi tiến hành tách kẽ răng: Bước này được thực hiện khi chuẩn bị gắn mắc cài niềng răng. Mục đích đó là tạo ra khoảng trống ở giữa răng để giúp nó di chuyển sau khi niềng.
  • Một tuần sau khi gắn mắc cài: Do chưa quen với việc gắn mắc cài và cảm giác cộm cứng khó chịu, không những vậy bạn sẽ cảm giác đau nhức và tê buốt khi nhai, nói chuyện. Tuy nhiên, cũng còn tùy vào cơ địa của từng người và mức độ nhạy cảm của răng mà cảm giác đau sẽ khác nhau.
  • Nhổ răng để tạo khoảng trắng trên răng: Nhổ răng là việc bắt buộc để đảm bảo quá trình niềng răng được thuận lợi. Có lẽ đây là nỗi ám ảnh lớn nhất của bất kỳ ai, tuy nhiên thật chất thì với tác dụng của thuốc tê bạn cũng sẽ không cảm nhận được sự đau đớn quá mức.

Một số lưu ý sau khi thực hiện niềng răng

Để đạt được kết quả cao nhất sau khi niềng răng, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Chăm sóc răng miệng

Đây là điều bắt buộc sau khi thực hiện niềng răng, bạn cần chú ý:

Chăm sóc sau khi niềng răng
Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng, đánh răng mỗi ngày để làm sạch răng, diệt khuẩn để tránh gây ảnh hưởng đến việc niềng răng
  • Chải răng mỗi ngày: Mỗi ngày cần chải răng ít nhất 2 lần/ngày để vệ sinh răng miệng, loại bỏ các mẩu thức ăn thừa kẹt trong răng.
  • Tuân thủ đúng cách chải răng: Cách đánh răng chuẩn đó là cắn chặt 2 hàm và sử dụng bàn chải đánh xoay tròn từ trên xuống dưới để giúp mặt ngoài của răng trở nên sạch hơn và loại bỏ hết thức ăn còn sót lại. Sau đó, dùng bàn chải và chải thẳng, thực hiện động tác này khoảng 10 lần ở mặt nhai của răng, còn với mặt lưỡi thì để bàn chải theo chiều nghiêng và chải theo chiều dọc, chiều ngang.
  • Súc miệng bằng nước súc sinh lý: Sử dụng nước súc miệng sinh lý và súc lại nhiều lần sau khi đánh răng để diệt sạch vi khuẩn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong là điều cần thiết, tránh sử dụng tăm xỉa răng vì dễ làm lỏng mắc cài. Chỉ nha khoa được sử dụng phải là loại chỉ tơ, mềm mại và nhỏ để giúp làm sạch răng niềng.

Tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng cuối cùng. Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, trong vòng một tuần đầu tiên sau khi niềng răng thì bạn nên ăn uống theo chế độ riêng, tránh làm gây bung sút mắc cài. Một số loại thực phẩm nên dùng như:

  • Các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bún, phở…
  • Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, phô mai…
  • Các loại bánh mềm như bông lan, phô mai, bánh su, bánh trứng…
  • Ưu tiên những món hầm, hấp, luộc…
  • Bổ sung nhiều loại rau, củ và trái cây tươi

Khoảng một tuần sau đó, khi mà cảm giác đau răng đã giảm bớt, không còn bị ê buốt sau khi nhai thức ăn nữa thì lúc này bạn có thể ăn uống thoải mái hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ hơn thì bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm như:

  • Thức ăn dai, cứng: Các loại thực phẩm cứng và dai sẽ dễ tác động đến mắc cài gây lỏng hoặc bung sút. Vì vậy, hãy nấu thật kỹ các loại thực phẩm như thịt, củ, các loại hạt…
  • Không nhai kẹo cao su: Khi nhai kẹo cao su sẽ khiến cho răng và hàm phải hoạt động liên tục và thường xuyên. Chưa kể kẹo cao su còn rất dễ dính vào răng, mắc cài cực kỳ khó chịu.
  • Thức ăn có nhiều đường: Việc ăn nhiều thức ăn có chứa đường như mạch nha, kẹo, bánh…vì đường có thể bám dính trên răng và là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng.
  • Trái cây: Trái cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn nên ép lấy nước uống hoặc cắt nhỏ ra ăn để không gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Chế độ ăn uống sau niềng răng
Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, dai mà thay vào đó là các món ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa

Một số lưu ý khác sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ:

  • Sử dụng bông hoặc sáp nha khoa đặt vào mắc cài trong trường hợp mắc cài bị bung hay bị tuột sút để tránh gây tổn thương miệng. Sau đó, hãy nhanh chóng đến bác sĩ nha khoa chỉnh sửa lại.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ hoặc thăm khám ngay khi đau ê buốt răng kéo dài không hết để được khắc phục kịp thời.
  • Lưu ý không được dùng lưỡi chạm vào răng hay dùng răng cắn vào vật cứng để tránh gây ảnh hưởng đến mắc cài.

Có thể nói rằng niềng răng là một cách chỉnh nha cực kỳ hiệu quả để bạn có một hàm răng đều và đẹp hơn. Hãy quên cơn đau răng đi vì nó xứng đáng để bạn đổi lấy một hàm răng đều. Hãy tìm hiểu thật kỹ về phương pháp này và tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng hiệu quả nhất.  

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Khi niềng răng, có nhiều vấn đề cần lưu ý

Niềng răng mắc cài tự buộc (tự khóa) là gì? Có ưu và nhược điểm gì?

Niềng răng mắc cài tự buộc được cải tiến từ phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống, khắc phục được nhược điểm của kỹ thuật niềng...

Niềng răng 3D Clear Aligner

Niềng răng 3D Clear Aligner: Ưu điểm, quy trình và chi phí

Niềng răng 3D Clear Aligner là một trong những phương pháp niềng răng không mắc cài được nhiều người biết đến gần đây nhưng vô cùng nổi tiếng. Sự ra...

Niềng răng mắc cài sứ: Ưu điểm và chi phí thực hiện

Niềng răng mắc cài sứ (niềng sứ) là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là mắc cài có màu sắc tương...

So sánh bọc răng sứ và dán sứ veneer

Bọc răng sứ và dán sứ Veneer cái nào tốt hơn?

Hiện nay, bọc răng sứ và dán sứ Veneer đang là hai phương pháp phục hình và thẩm mỹ răng phổ biến. Cả hai phương pháp đều giúp đem đến...

Mắc cài niềng răng sứ có màu sắc khá giống với màu răng

Top 7 loại mắc cài niềng răng tốt nhất hiện nay

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha có tác dụng tăng tính thẩm mỹ của hàm răng được nhiều người lựa chọn do hiệu quả tốt. Tuy...

Nên niềng răng mắc cài sứ hay kim loại? Loại nào tốt hơn?

Nên niềng răng mắc cài sứ hay mắc cài kim loại là mối bận tâm hàng đầu của bạn đọc – đặc biệt là những người đang có ý định...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn