Niềng răng mắc cài tự buộc (tự khóa) là gì? Có ưu và nhược điểm gì?
Nội Dung Bài Viết
Niềng răng mắc cài tự buộc được cải tiến từ phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống, khắc phục được nhược điểm của kỹ thuật niềng răng cổ điển, cải thiện tốt tình trạng răng mọc thưa, răng hô móm, răng không đều, được người dùng đánh giá cao về tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Thế nhưng niềng răng mắc cài tự buộc là gì, ưu nhược điểm ra sao thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.
Hiểu hơn về phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc là kỹ thuật dịch chuyển răng về đúng vị trí bằng các khí cụ như dây cung, dây buộc để chỉnh nha. Với phương pháp này, những chiếc răng, khớp hàng sẽ được di chuyển về đúng vị trí mà không cần phải dùng dây thun để cố định. Lý do là nó đã được cải tiến, thiết kế thêm thanh trượt đặc biệt để thay thế cho dây thun.
So với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, kỹ thuật niềng răng này giúp làm giảm số lần tái khám, thời gian chỉnh nha cũng được rút ngắn hơn nhiều. Do đó, nó được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống.
Mắc cài tự buộc có một hệ thống rãnh trượt được thiết kế vô cùng tinh xảo có nhiệm vụ đẩy và giữ dây trong mắc cài. Điều này giúp dây cung có thể trượt tự do, giảm tối đa ma sát giúp bạn ít cảm giác khó chịu, đau, vướng víu. Tuy nhiên, do hệ thống mắc cài tự buộc đòi hỏi sự tinh vi trong thiết kế, sản xuất vì thế, so với phương pháp truyền thống thì giá thành của nó cao hơn rất nhiều.
Niềng răng mắc cài tự buộc có cấu tạo giống với niềng răng thông thường, cụ thể như sau:
- Có sự kết hợp của dây cung hiện đại nhưng được bổ sung thêm chốt đóng tự động
- Được lắp thêm các nắp trượt tự động, có cấu tạo được ví như một cửa sổ thông minh hoạt động linh động, có thể đóng mở dễ dàng nhưng vẫn giữ cho dây cung được cố định trong rãnh trượt
- Sự ổn định của mắc cài và lực kéo đều đặn của dây cung giúp răng di chuyển đúng hướng từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
Phương pháp niềng răng mắc cài tự động phù hợp với các trường hợp như:
- Răng hô, món
- Răng mọc không đều
- Răng mọc thưa hoặc mọc chen chúc
- Răng mọc ngược, mọc lệch, răng khểnh
- Răng sai lệch khớp cắn.
Các loại niềng răng mắc cài tự buộc
Hiện nay, dựa vào chất liệu của mắc cài mà người ta phân làm các loại chính là:
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự động được làm từ chất liệu thép không gỉ, phần cạnh của mắc cài được thiết kế trơn láng giúp bạn có thể thoải mái ăn uống mà không sợ vướng víu bất tiện. Hơn nữa, loại mắc cài này có mặt ngoài nhỏ, tròn rất thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng. Hệ thống rãnh trượt của mắc cài kim loại tự buộc được thiết kế bằng hợp kim niken và titan tinh xảo, đòi hỏi sự tinh vi cao trong khâu thiết kế và sản xuất nên chi phí cũng cao hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
Một số chi phí niềng răng mắc cài tự buộc hiện nay:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: 40.000.000 trọn gói tại Nha khoa Paris
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc Orrmco: 39.000.000 tại Nha khoa SmileCare
- Niềng răng mắc cài inox tự buộc: giá 38.500.000 – 40.000.000 tại Nha khoa Serenity
- Niềng răng mắc cài tự buộc Mỹ: 40.000.000 tại Nha khoa Việt Úc
- Mắc cài tự buộc Mỹ: 25 – 27 triệu (2 hàm) và mắc cài tự buộc AO 25 – 27 triệu (2 hàm) tại Nha khoa Lạc Việt.
- Mắc cài kim loại tự buộc: 45 – 50 triệu tại Nha khoa Dr.Beam.
So với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, phương pháp này có những ưu điểm sau:
- Có cơ chế khung trượt đóng mở đơn giản, giúp quá trình lắp đặt, diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt.
- Khả năng làm giảm lực ma sát và lực ép để di chuyển tốt, lực ma sát sẽ làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu của người bệnh.
- Thuận lợi cho quá trình vệ sinh răng miệng, làm giảm mảng bám tích tụ trên răng
- Có thể rút ngắn thời gian chỉnh nha răng khoảng 1 – 2 tháng so với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thông thường.
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài được làm từ sứ, có màu gần giống với màu của răng thật nên được đánh giá cao về mức độ thẩm mỹ. Phương pháp này có thể áp dụng cho trẻ nhỏ, đặc biệt phù hợp với người thường xuyên phải giao tiếp, gặp gỡ. Cũng giống như niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài sứ cũng được gắn cố định lên bề mặt răng thông qua khóa tự đóng. Giúp khắc phục tình trạng bung tuột mắc cài, giãn dây cung… trong quá trình chỉnh nha.
Trong hệ thống mắc cài tự khóa, dây cung sứ là sợi dây kéo dài suốt cấu trúc hàm, được cố định bằng mắc cài có tác dụng tạo lực kéo để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Dây cung được chia thành 2 loại:
- Dây cung bằng thép không gỉ: Là vật liệu có độ bền cao, rất cứng chắc, mang đến hiệu quả chỉnh nha cao, tuy nhiên màu sắc khá nổi bật, dễ nhìn thấy khi cười nói.
- Dây niken trong: Có màu sắc khá giống với màu trắng của răng, tuy có độ thẩm mỹ cao nhưng kém hơn về độ bền và hiệu quả chỉnh nha.
So với các phương pháp khác, niềng răng mắc cài sứ có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Chất liệu mắc cài sứ tự buộc là sứ thuần chất, thân thiện với cơ thể, không gây kích ứng môi trường khoang miệng
- Mắc cài có bề mặt nhẵn, không gờ cạnh nên có thể giúp hạn chế va chạm môi, má và các mô mềm, không cản trở quá trình nhai thức ăn, giúp bệnh nhân dễ vệ sinh răng miệng hơn.
- Ít gây ê răng do lực dịch chuyển từ từ, lực tác động vừa phải, khí cụ mắc cài tự đóng ít gây ma sát lên môi, lưỡi…
Một số phương pháp khác
Có thể thấy, niềng răng mắc cài kim loại và sứ tự buộc là 2 loại phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, còn có một số phương pháp niềng răng tự động khác như:
- Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt tự buộc: Là phương pháp sử dụng mắc cài được làm bằng pha lê trong suốt không màu, được thực hiện giống như phương pháp niềng răng tự buộc khác. Thế nhưng so với phương pháp khác thì niềng răng mắc cài pha lê trong suốt có tính thẩm mỹ cao hơn, giá cả cũng tương đối hợp lý, phù hợp với những người có nhu cầu chỉnh nha nhưng cần đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình thực hiện. Nhược điểm của phương pháp này là pha lê có tỷ lệ dễ vỡ và bong cao nếu lực kéo mạnh, không phù hợp với bệnh nhân có thân răng ngắn, thun buộc dây cung và mắc cài có màu trắng trong, cần cẩn thận trong khâu vệ sinh để mắc cài không chuyển màu sau thời gian dài sử dụng.
- Niềng răng mắc cài 3M UGSL tự buộc: Là phương pháp chỉnh nha bằng công nghệ mới an toàn không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Mắc cài 3M có hình dạng là hình bình hành giúp tăng hiệu lực trong việc định vị trên răng, đồng thời còn giúp tạo lực kéo đồng đều và ổn định để răng dịch chuyển đều đặn, luân phiên nhịp nhàng.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Hình thức niềng răng này có mắc cài được cải tiến nên sở hữu những ưu điểm như sau:
1. Thiết kế tối ưu, tiện dụng
Mắc cài tự buộc có thiết kế tinh tế hơn so với thiết kế đơn điệu của mắc cài thông thường với sự kết hợp của dây cung cùng chốt đóng tự động hiện đại. Ưu điểm của thiết kế này là giữ cho mắc cài tự động bám chắc chắn trên bề mặt răng.
Trên các mắc cài tự buộc được lắp thêm hệ thống nắp trượt, điều này giúp nó phát huy tốt tác dụng giữ cho dây cung cố định trên rãnh trượt, thay thế hiệu quả cho thun buộc ở phương pháp niềng răng mắc cài truyền thông. Đây chính là điểm khác biệt lớn của phương pháp này giúp giảm thiểu đau nhức, giảm tối đa ma sát cho răng mà vẫn đảm bảo răng về đúng vị trí mong muốn.
2. Dễ dàng nhai, vệ sinh răng miệng
Khác với các phương pháp niềng răng thông thường, niềng răng bằng mắc cài tự buộc giúp bạn dễ dàng nhai, ăn uống như bình thường do các cạnh của mắc cài được thiết kế trơn láng. Ngoài ra, bề mặt cũng nhỏ và tròn nên việc vệ sinh răng miệng, chải răng cũng thuận tiện, dễ dàng hơn so với phương pháp thông thường. Mặc dù vậy, nhưng để tránh ảnh hưởng đến mắc cài, bạn vẫn nên dùng bàn chải chuyên dụng để làm sạch răng miệng.
3. Thiết kế chuyên biệt, phù hợp từng đối tượng
Mắc cài tự động được chế tạo cho từng chiếc răng của bệnh nhân thông qua quá trình đo đạc, tính toán kỹ lưỡng để rút ngắn thời gian điều trị, phát huy tối đa hiệu quả trong việc niềng răng. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng hạn chế tối đa khả năng gây xước mặt ngoài của răng do không phải tháo ra gắn lại nhiều lần. Ngoài ra, lực kéo cũng rất nhẹ nhàng, làm dây cài không biến dạng mà vẫn đảm bảo đưa răng về vị trí nên có.
4. Thời gian niềng được rút ngắn
Một trong những ưu điểm lớn của phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc là thời gian ngắn hơn phương pháp truyền thống. Nhờ hệ thống mắc cài tự buộc, răng sẽ dịch chuyển nhanh hơn từ đó rút ngắn thời gian điều trị, trung bình thời gian điều trị có thể rút ngắn còn từ 6 đến 9 tháng.
Nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài tự động
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng phương pháp niềng răng mắc cài tự động vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau đây:
Với mắc cài kim loại tự động
- Độ dày của mắc cài tự độ lớn hơn thông thường, làm cho người dùng cảm thấy khó chịu hơn, có thể gây cảm giác môi bị căng
- Mắc cài kim loại tự buộc được làm từ thép không gỉ, tuy bền chắc nhưng khi gắn lên răng sẽ làm lộ rõ mắc cài lẫn dây cung, vẫn bị đánh giá là thiếu thẩm mỹ
- Thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu, tuy nhiên, sau một thời gian sẽ thấy quen hơn với điều này
- Do thiết kế tinh xảo phù hợp cho từng đối tượng nên chi phí của phương pháp này cũng cao hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài truyền thống.
Với mắc cài sứ tự động
- So với mắc cài kim loại, mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên, nó lại có môt nhược điểm là độ bền, khả năng chịu lực kém hơn. Hơn nữa, nếu có tác động mạnh thành dễ vỡ hơn, không thích hợp với người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cường độ cao, người lao động nặng nhọc.
- Chi phí cao hơn rất nhiều so với các phương pháp khác,dao động từ 40 – 60 triệu đồng, do đó nó không phải lựa chọn tối ưu cho trường hợp tài chính hạn chế.
- Do niềng răng sứ có màu trắng khá giống màu răng, phải chú ý trong khâu vệ sinh để giữ răng trắng sạch.
Quy trình niềng răng mắc cài tự buộc
Thông thường, quy trình niềng răng mắc cài tự buộc được thực hiện theo đúng quy trình sau:
Bước 1: Thăm khám, tư vấn, chụp X-quang răng
Đầu tiên, khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám răng miệng, lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong miệng, xem xét và tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng.
Bước 2: Lên kế hoạch điều trị
Dựa vào kết quả chụp phim cùng tình trạng răng miệng của khách hàng, bác sĩ sẽ tiến hành lên kế hoạch điều trị.
Bước 3: Gửi phác đồ cho bệnh nhân
Khi đã có phác đồ điều trị, khách hàng sẽ nhận được phác đồ này từ bác sĩ, nếu đồng ý thì bác sĩ sẽ hẹn lịch để đến nha khoa gắn mắc cài.
Bước 4: Gắn mắc cài và dây cung
Trước khi niềng răng, bệnh nhân sẽ được điều trị các vấn đề về răng miệng, đồng thời làm sạch khoang miệng, răng, loại bỏ cao răng và các mảng bám. Sau đó dựa vào phác đồ điều trị và kế hoạch đã lên tiến hành gắn mắc cài và dây cung cho bệnh nhân. Lúc này, mắc cài được gắn trực tiếp lên răng, còn dây cung thì được đặt vào rãnh các mắc cài để tạo lực siết đưa răng vào đúng vị trí.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc, hẹn lịch tái khám
Sau khi hoàn tất việc gắn mắc cài, các bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh răng miệng tại nhà đúng cách, cách chăm sóc răng miệng trong những ngày đầu sau niềng răng và hẹn lịch cho lần khám tiếp theo. Bệnh nhân cần đến khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sự dịch chuyển của răng. Kết quả cuối cùng, sau khi hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn, bệnh nhân sẽ được tháo mắc cài, đeo hàm duy trì một thời gian.
Niềng răng mắc cài tự buộc có đau không?
Niềng răng mắc cài tự buộc có đau không là thắc mắc chung của nhiều người. Quá trình niềng răng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ, cơ địa của mỗi người mà có cảm giác đau ít hay nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung, theo đánh giá của khách hàng,niềng răng mắc cài tự buộc ít đau hơn so với các phương pháp khác do hệ thống nắp trượt tự động có thẻ làm giảm ma sát của mắc cài tự động lên vùng răng xung quanh từ đó hạn chế tổn thương cho má, nướu.
Với sự tiến bộ trong kỹ thuật, khi bắt đầu, các bác sĩ sẽ dùng lực tương đối nhẹ tác động vào khoang miệng để bạn thích nghi dần với mắc cài. Điều này sẽ giảm stress, áp lực cho bệnh nhân chỉnh nha, từ đó tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, hạn chế các vấn đề đau nhức, khó chịu trong thời gian niềng răng, tùy theo tình trạng của bạn mà các bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng khôn hoặc răng hàm để răng được đều hơn.
Thời gian niềng răng phụ thuộc vào độ đưa vào của hàm dưới tác động lực của mắc cài, thường thì phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc kéo dài từ 18 – 24 tháng. Đây là kỹ thuật được đánh giá cao về thời gian điều trị, tính thẩm mỹ, thuận tiện cho nhiều đối tượng khách hàng, số lần thăm khám tại phòng khám thấp nên phù hợp với những người bận rộn.
Hiện nay, tùy theo Nha khoa mà chi phí niềng răng không giống nhau, tuy nhiên nhìn chung thì mức giá như sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: 20 – 40 triệu
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc: 30 – 50 triệu.
Một số lưu ý khi niềng răng mắc cài tự buộc
Khi niềng răng bằng mắc cài tự đóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đảm bảo an toàn, chất lượng tốt để thăm khám, xác định tình trạng răng để biết được điều kiện của bạn có phù hợp với phương pháp này hay không.
- Các đối tượng như người có khiếm khuyết về răng, về cấu trúc hàm người bị rối loạn đông máu, người có cấu trúc răng hàm yếu nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi niềng răng. Nên trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ trước khi niềng để tránh các trường hợp ngoài ý muốn xảy ra gây nguy hiểm cho bạn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha
- Người lao động mạnh, thường xuyên phải vận động không nên chọn mắc cài sứ vì loại mắc cài này dễ bị bể vỡ trong quá trình làm việc, sinh hoạt.
- Trong các tuần đầu sau niềng răng, nên ăn các thực phẩm mềm, xốp, các thực phẩm từ sữa để bổ sung năng lượng, giảm áp lực đến răng khi vừa đeo mắc cài. Nên sử dụng các thực phẩm chín mềm như cháo, súp, ngũ cốc, các món ăn từ thịt cá được chế biến ở dạng mềm.
- Sau niềng răng không nên ăn thực phẩm giòn, cứng, dai, dính, hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhiều tinh bột. Tránh sử dụng trà, cà phê, soda, kẹo, không hút thuốc lá sau khi niềng răng.
- Nên dùng bàn chải chuyên dụng sau niềng răng, thao tác chải răng cần nhẹ nhàng, nên súc miệng với nước muối thường xuyên để giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa mảng bám.
- Tuyệt đối không được dùng răng cửa để nắn chỉnh, siết nắn, cắn mở đồ vật vì như vậy sẽ khiến răng bị tổn thương và làm hỏng khí cụ.
Niềng răng mắc cài tự đóng là một trong những phương pháp chỉnh nha an toàn, ít đau được nhiều đối tượng khách hàng lựa chọn để sở hữu một hàm răng đều đẹp, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và đảm bảo thu được hiệu quả tốt sau khi chỉnh nha.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!