Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao? Đi tìm GIẢI PHÁP cùng chuyên gia VTV2

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Dị ứng nổi mề đay ở trên mặt chữa thế nào đúng cách?

Nổi mề đay trên mặt thường xảy ra do dị ứng sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Ngoài ra bệnh cũng có thể khởi phát do tiếp xúc với ánh nắng, thời tiết thay đổi đột ngột và tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Để làm giảm chứng mề đay da mặt, nên sử dụng thuốc uống, thuốc bôi ngoài kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý.

mề đay nổi trên mặt
Mề đay nổi trên mặt do những nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao?

Nổi mề đay trên mặt – Nguyên nhân & Dấu hiệu

Nổi mề đay trên mặt là phản ứng của da khi có các yếu tố kích thích. Tình trạng này có thể xảy ra chỉ trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài và chuyển sang mề đay mãn tính. Mề đay ở mặt không chỉ gây ngứa, khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

Vì vậy khi nhận thấy da mặt xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp cải thiện kịp thời. Nổi mề đay kéo dài thường có xu hướng thâm sạm, dày sừng do gãi, cào và dễ để lại sẹo sau khi điều trị.

1. Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay trên mặt

Nổi mề đay trên mặt đặc trưng bởi tổn thương da xuất hiện ồ ạt, lan rộng khắp vùng má, trán và cằm. Ngoài mất thẩm mỹ mề đay còn gây ngứa, khó chịu và châm chích.

mề đay da mặt
Mề đay da mặt đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban da màu hồng/ đỏ, gây sưng và ngứa ngáy

Dấu hiệu nhận biết chứng nổi mề đay trên mặt:

  • Xuất hiện các ban da hoặc sẩn ngứa, thường có kích thước nhỏ và hình dáng không đồng nhất.
  • Tổn thương da có thể bằng phẳng hoặc có ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh.
  • Mề đay có thể khiến toàn bộ vùng mặt nóng lên, châm chích và ngứa ngáy.
  • Mặt có thể bị đỏ và hơi sưng nhẹ.
  • Ngoài ra một số trường hợp còn có thể bị sưng môi, mắt, tai và cổ.

Mề đay là một trong những chứng bệnh da liễu có triệu chứng cơ năng và hình thái tổn thương đa dạng. Vì vậy ở một trường hợp khác, tổn thương da có thể khởi phát chậm, chỉ ảnh hưởng ở vùng da nhỏ và không gây ngứa.

2. Nguyên nhân gây ra chứng mề đay da mặt

Mề đay thực chất là phản ứng cấp – mãn tính của mao mạch ở lớp trung bì. Phản ứng này bị kích thích bởi histamine – thành phần trung gian gây dị ứng.

nổi mề đay mặt
Nổi mề đay ở mặt khởi phát chủ yếu do dị ứng với các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da

Theo các chuyên gia Da liễu, nổi mề đay trên da mặt có thể do những nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc với ánh nắng quá lâu: Tia UV (tia cực tím) có thể gây cháy nắng, khô sạm da và kích thích da nổi mề đay mẩn ngứa. Những người có tính chất công việc phải tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài thường có nguy cơ cao mắc chứng mề đay da mặt.
  • Dị ứng với mỹ phẩm: Dị ứng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay da mặt. Các sản phẩm chăm sóc và trang điểm chứa nhiều chì, xà phòng, dầu khoáng, paraben và có độ pH cao thường làm phá vỡ môi trường tự nhiên trên da, khiến da suy yếu, mỏng và dễ nổi sẩn ngứa, phát ban.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến vùng da mặt không kịp thích ứng và dẫn đến tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Nếu do nguyên nhân này, mày đay có thể xảy ra ở cả tay, chân, bụng, ngực hoặc thậm chí lan tỏa toàn thân.
  • Da quá khô: Thông thường, bề mặt da được bảo vệ bởi lớp màng lipid. Lớp màng này giúp da duy trì độ ẩm và giảm ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên khi da quá khô, màng lipid dễ bị phá hủy và khiến da dễ gặp phải các vấn đề tiêu cực.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, nổi mề đay trên da mặt còn có thể khởi phát do côn trùng cắn, tiếp xúc với mủ thực vật, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, nấm mốc, dị ứng thức ăn hoặc tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Nổi mề đay có mặt có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Bệnh chỉ phát sinh triệu chứng ở da nên thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên mề đay kéo dài có thể khiến da mặt bị thâm sạm, ngứa ngáy và tạo tâm lý tự tin, e ngại khi giao tiếp.

Ngoài ra ở một số trường hợp, mề đay da mặt có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Bội nhiễm: Tổn thương da do mề đay có thể bị bội nhiễm nếu thường xuyên gãi, cào và chăm sóc không đúng cách. Khi có bội nhiễm, da không chỉ bị tổn thương sâu mà còn để lại sẹo và tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Trong trường hợp nổi mề đay lan rộng, kết mạc và vùng da xung quanh mắt có thể bị kích thích và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng.

Cách chữa mề đay trên mặt an toàn

Mề đay nổi trên mặt thường chỉ kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Để làm giảm tổn thương da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Vùng da mặt khá mỏng, nhạy cảm và dễ để lại thâm sẹo, vì vậy bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc – đặc biệt là các loại thuốc điều trị tại chỗ. Thay vào đó, nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp.

chữa mề đay trên mặt
Chữa mề đay trên mặt chủ yếu sử dụng thuốc bôi corticoid, thuốc ức chế miễn dịch và kháng H1

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị nổi mề đay ở mặt, bao gồm:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Nước muối sinh lý có tác dụng làm dịu da, loại bỏ dị nguyên và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể dùng bông gạc thấm dung dịch rồi lau nhẹ nhàng lên vùng da bị ảnh hưởng. Hoặc có thể đắp trực tiếp lên da trong khoảng 5 – 10 phút để làm dịu hiện tượng sưng nóng do mề đay da mặt gây ra.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 là loại thuốc điều trị ưu tiên đối với mề đay mẩn ngứa. Thuốc được dùng chủ yếu ở dạng uống bởi thuốc dạng bôi thường có đáp ứng kém và dễ gây kích ứng. Hiện nay thuốc kháng histamine H1 thế hệ II thường được ưu tiên sử dụng vì khắc phục được tác dụng phụ (an thần, gây ngủ) của thuốc thế hệ I.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất chống viêm và chống dị ứng mạnh, thường được dùng trong điều trị viêm da cơ địa và các dạng tổn thương da mãn tính. Tuy nhiên do rủi ro cao nên nhóm thuốc này chỉ được trong trường hợp mề đay da mặt gây viêm nặng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp không có đáp ứng với những loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Tacrolimus, Mycophenolate và Cycylosprorine có thể làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay da mặt.
  • Thuốc sát trùng dạng bôi: Bác sĩ có thể chỉ định kem bôi chứa kẽm, salicylic acid hoặc fusidic acid để ngăn ngừa bội nhiễm và giảm kích ứng da.

Khi sử dụng các loại thuốc bôi, bạn nên tránh thoa quá gần mắt hoặc miệng. Trong trường hợp mề đay nổi xung quanh mắt, bạn nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.

2. Giảm mề đay bằng mặt nạ thiên nhiên

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay trên mặt đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên mề đay da mặt dễ gây sẹo thâm và khiến làn da sạm màu. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để làm dịu tổn thương da và ngăn ngừa thâm sẹo hình thành.

mề đay ở mặt
Có thể sử dụng mặt nạ thiên nhiên để giảm triệu chứng của mề đay ở mặt và hạn chế thâm sẹo

Mặt nạ nghệ và sữa tươi:

Nghệ có chứa vitamin A, có tác dụng loại bỏ tế bào chết, giảm thâm và phục hồi lớp màng bảo vệ của da. Trong khi đó, sữa tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit lactic. Những thành phần này có tác dụng làm đều màu da, giúp da căng bóng và mịn màng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 thìa bột nghệ và 2 thìa sữa tươi không đường
  • Trộn đều nguyên liệu, sau đó làm sạch mặt
  • Thoa hỗn hợp trực tiếp lên da để trong 15 phút
  • Rửa sạch da bằng nước ấm

Mặt nạ dưa leo và bột yến mạch:

Bột yến mạch có đặc tính chống viêm và giảm ngứa nhanh do chứa nhiều khoáng chất và thành phần chống oxy hóa. Kết hợp bột yến mạch và dưa leo giúp làm dịu vùng da sưng nóng, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa thâm sẹo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị ½ trái dưa leo và 2 thìa bột yến mạch
  • Giã nát dưa leo rồi trộn đều với bột yến mạch
  • Nếu hỗn hợp đặc, bạn có thể cho thêm 1 ít sữa tươi không được hoặc nước ấm
  • Làm sạch da mặt và thoa hỗn dịch trực tiếp lên da
  • Để mặt nạ trên da khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm

Mặt nạ từ nha đam:

Nha đam chứa hàm lượng nước và axit amin dồi dào, có tác dụng làm dịu da và giảm thâm sẹo đáng kể. Bạn có thể dùng trực tiếp gel nha đam tươi hoặc có thể kết hợp gel nha đam với các nguyên liệu khác như mật ong, dầu oliu, sữa chua,…

Nha đam có nhiều lợi ích đối với làn da. Tuy nhiên nhựa từ thảo dược này có thể gây kích ứng và nóng rát với những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy bạn nên sử dụng gel nha đam lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên toàn bộ da mặt.

Lưu ý: Các công thức mặt nạ trên chỉ được áp dụng trong trường hợp mề đay da mặt không có vết thương hở và bội nhiễm.

3. Xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý

Da mặt là một trong những vùng da có độ nhạy cảm cao. Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn nên thực hiện một số cách chăm sóc nhằm tăng cường sức đề kháng và phục hồi hàng rào bảo vệ cho da.

mề đay mặt
Trong thời gian điều trị mề đay da mặt, nên bổ sung các hực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất

Chăm sóc da mặt cho người bị nổi mề đay mẩn ngứa:

  • Vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày (sáng – tối) bằng các dung dịch và sản phẩm có độ pH cân bằng, an toàn và dịu nhẹ.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da. Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có thành phần từ thiên nhiên, không chứa dầu khoáng và chất bảo quản.
  • Tránh để da mặt tiếp xúc quá lâu với ánh nắng có cường độ cao. Để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày, đồng thời cần đeo khẩu trang và sử dụng dù khi di chuyển ngoài trời.
  • Hạn chế trang điểm trong thời gian da mặt bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và polyphenol nhằm duy trì độ ẩm và tăng hàng rào bảo vệ da.

4. Chữa nổi mề đay ở mặt dứt điểm nhờ thảo dược đông y

Dùng thuốc đông y chữa nổi mề đay hiện được rất nhiều người sử dụng bởi tác dụng trị bệnh từ sâu bên trong lại an toàn tuyệt đối với sức khỏe. Tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng đảm bảo cho người sử dụng. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều người mạo danh lương y cắt thuốc chữa bệnh chẳng những khiến bệnh mề đay mẩn ngứa không khỏi mà còn gây nguy hiểm khi sử dụng phải thuốc trộn, giả dược.

Do đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tìm hiểu các cơ sở uy tín, có địa chỉ thăm khám với giấy phép hoạt động rõ ràng. Với hơn 150 năm ứng dụng vào điều trị, Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là một trong số ít bài thuốc được giới chuyên môn và người bệnh tin tưởng, hài lòng với kết quả điều trị.

Hiện công thức bài thuốc đang được truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh là lương y Đỗ Minh Tuấn kế thừa, tối ưu mang lại những ưu điểm vượt trội sau:

Cơ chế điều trị toàn diện, phù hợp mọi thể bệnh

Các phương pháp điều trị như dùng thuốc tây hay mẹo chữa tại nhà thường chỉ tác động một chiều, giải quyết ở phần ngọn nên bệnh dễ tái phát lại sau thời gian ngắn. Với cơ chế tác động đa chiều, cho hiệu quả từ gốc đến ngọn, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh vừa triệt tiêu tác nhân gây bệnh từ bên trong, vừa giảm các triệu chứng, điều hòa chức năng tạng phủ, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa tái phát.

Bài thuốc được gia giảm, phối chế phù hợp với cơ địa người Việt từ trẻ nhỏ đến bà bầu, mẹ bỉm sữa, bệnh nhân đau dạ dày… đều có thể sử dụng, đạt được kết quả cao.

XEM NGAY: Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh – Đánh bay mề đay su 1 liệu trình

Thuốc được kết hợp đa dạng từ hàng chục thảo dược

Các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường khẳng định 100% thành phần trong bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là thảo dược tự nhiên. Qua quá trình sàng lọc, kiểm nghiệm hơn 50 thảo dược đã được sử dụng chia cho 3 chế phẩm trong liệu trình thuốc. Phần lớn số nguyên liệu này sẽ được thu hái từ các vườn trồng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

  • Vùng trồng đảm bảo thổ nhưỡng, nguồn nước tưới tiêu, kỹ thuật chăm sóc
  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng
  • Thu hái đúng mùa vụ với từng loại thảo dược thay vì ồ ạt cùng lúc.

Nhờ vậy bài thuốc Mề đay Đỗ Minh vừa sạch, vừa lành tính, hiệu quả với người sử dụng. Suốt những năm qua đơn vị chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Quy trình bào chế khép kín, cách dùng tiện lợi

Thuốc của Đỗ Minh Đường là do đơn vị sơ chế, bào chế hoàn toàn thủ công. Các công đoạn đều được kiểm soát khắt khe, sạch, an toàn. Sau khi dược liệu được đưa về kho sẽ sơ chế ngay bằng cách rửa, thái, phơi, sấy, sao, tẩm. Tùy từng thành phần sẽ có cách sơ chế khác sao cho giữ được dược tính tốt nhất, loại bỏ tạp chất.

Phần lớn sẽ được bảo quản để sử dụng dần, chia thang thuốc sắc cho người sử dụng. Một phần khác sẽ được gia giảm tỉ lệ trực tiếp và sắc, cô cao theo yêu cầu của người bệnh.

Thuốc được đóng lọ thủy tinh nhỏ, có nắp đậy kín và bao bì rõ ràng. Không chỉ tiện lợi khi sử dụng, việc mang theo bảo quản thuốc cũng đơn giản, phù hợp với mọi đối tượng.

Nói về hiệu quả bài thuốc, nữ diễn viên Nguyệt Hằng cho biết: “Sau khi sinh bé thứ tư tôi bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người thậm chí cả mặt. Dùng các mẹo dân gian mà không đỡ, tình cờ tôi có biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa mề đay cho cả phụ nữ sau sinh.

Lấy thuốc về dùng đến tháng thứ 2 tôi thấy có sự cải thiện về tình trạng nổi mẩn, hết 2 tháng bệnh giảm khoảng 80%. Tới tái khám và lấy thêm 1 tháng tôi đã hoàn toàn dứt điểm bệnh, không bị tái phát lại. Đặc biệt là không gặp tác dụng phụ, không bị tích nước gì cả.”

ĐỌC THÊM: Diễn viên Nguyệt Hằng chia sẻ hành trình chữa khỏi mề đay tại Đỗ Minh Đường

Một số phản hồi khác từ người sử dụng thuốc chữa mề đay

Với sự tin tưởng của người bệnh, mỗi năm nhà thuốc Đỗ Minh Đường đốn hàng ngàn bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành cả nước và độ tuổi khác nhau đến khám, lấy thuốc điều trị. Cũng chính vì hiệu quả, đánh giá tốt từ bệnh nhân Mề đay Đỗ Minh đã góp phần giúp nhà thuốc Đỗ Minh Đường nhận những giải thưởng lớn, gần nhất là “TOP 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”.

Nếu bạn quan tâm tới bài thuốc này hãy liên hệ theo hotline: 0963 302 349 (Hà Nội) – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong để được tư vấn thêm.

Phòng ngừa chứng nổi mề đay trên mặt

Nổi mề đay trên mặt có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, gây tổn thương da và tăng nguy cơ viêm kết mạc dị ứng. Vì vậy sau quá trình điều trị, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

nổi mề đay trên mặt
Nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da dịu nhẹ, an toàn
  • Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da. Nếu có thể, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn về các sản phẩm thích hợp.
  • Hạn chế trang điểm, đặc biệt là những người có làn da mỏng và nhạy cảm.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, côn trùng, mạt bụi, khói thuốc lá,…
  • Không nên dùng sữa rửa mặt quá 2 lần/ ngày. Dùng sữa rửa mặt quá nhiều có thể khiến da khô, bong tróc và dễ nổi mề đay. Thay vào đó, bạn có thể vệ sinh da bằng cách sử dụng giấy thấm dầu hoặc nước sạch.
  • Khi rửa mặt, nên sử dụng nước mát hoặc nước có độ ấm vừa phải. Rửa mặt với nước có nhiệt độ cao thường khiến da khô và dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Tránh bổ sung các thực phẩm và đồ uống có khả năng dị ứng cao như hải sản, cà phê, rượu bia, các loại đậu,…

Chứng nổi mề đay trên mặt có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tình trạng chủ quan và chậm trễ trong việc thăm khám và khắc phục có thể khiến tổn thương da lan rộng, gây thâm sẹo và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Tham khảo thêm: 

Cùng chuyên mục

Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết

Nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai gây ngứa dữ dội, khiến mẹ bầu mệt mỏi, bứt rứt và khó chịu. Nếu không xử lý sớm, bệnh có thể...

Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần hết sức lưu ý

Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần hết sức lưu ý

Mề đay là bệnh lý phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 42% các trường hợp bệnh da liễu nói chung. Đối với trẻ nhỏ dưới 1...

Bị nổi mề đay nên kiêng gì ?

Bị nổi mề đay nên kiêng gì ? Quan niệm sai lầm cần xóa bỏ

Mề đay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng tình trạng mẩn ngứa khi nổi mề đay khiến người bệnh gặp ít nhiều...

Chữa mề đay bằng lá lốt: Chuyên gia gợi ý cách làm ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ cao

Chữa mề đay bằng lá lốt là mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Thành phần hoạt chất bên trong lá lốt khi đi qua...

Nổi mề đay khi ăn tôm cua: TRUY TÌM nguyên nhân và CÁCH CHỮA [CHI TIẾT] 

Tình trạng nổi mề đay khi ăn tôm cua thường xảy ra do cơ thể dị ứng với protein có trong thực phẩm. So với mề đay do những nguyên...

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không là một trong những câu hỏi điển hình được nhiều người bệnh đưa ra. Vậy thực hư câu trả lời...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn