Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Nổi mề đay xung quanh mắt có thể gây châm chích, đau rát, mất ngủ và tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng. Để điều trị bệnh lý này, bạn nên áp dụng các biện pháp xử lý an toàn như áp khăn lạnh, dưỡng ẩm vùng da bị ảnh hưởng và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nổi mề đay xung quanh mắt – Dấu hiệu nhận biết

Nổi mề đay là phản ứng da cấp – mãn tính thường gặp. Tổn thương do mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể – trong đó có vùng da xung quanh mắt. So với những vùng da khác, vùng da ở mắt thường mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng. Vì vậy nổi mề đay có thể gây sưng mí mắt và ảnh hưởng đến thị lực.

mề đay sưng mắt
Trong một số trường hợp, mề đay có thể gây sưng mí mắt

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay xung quanh mắt:

  • Trước khi nổi sẩn và ban da, vùng da xung quanh mắt thường có cảm giác kích thích, châm chích và nóng rát nhẹ.
  • Da xuất hiện các ban màu hồng hoặc đỏ, có thể gây sưng và đỏ mắt.
  • Một số trường hợp có thể nổi mề đay ở vùng mí mắt.

Nổi mề đay xung quanh mắt thường không gây ngứa dữ dội như mề đay ở các vị trí khác. Tuy nhiên vùng da mắt khá mỏng và nhạy cảm nên bạn có thể bị nóng rát, đau và châm chích.

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng mắt

Nổi mề đay gây sưng mắt có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:

  • Dị ứng sản phẩm chăm sóc và trang điểm: Kem dưỡng mắt, kem dưỡng da mặt, dầu dưỡng mi, che khuyết điểm, kẻ mắt và phấn mắt có thể gây kích thích vùng da xung quanh mắt và gây nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Dụi mắt quá nhiều: Thói quen dụi mắt có thể khiến vùng da này bị kích thích và tăng nguy cơ nổi mề đay.
  • Côn trùng cắn: Nọc độc từ các loại côn trùng có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine vào da và làm phát sinh chứng nổi mề đay mẩn ngứa.

Trong trường hợp mề đay xảy ra vùng da xung quanh mắt, lan tỏa xuống mặt, cổ và thân mình, nguyên nhân có thể do các yếu tố nội sinh như hệ miễn dịch suy yếu, dị ứng thức ăn, stress, rối loạn miễn dịch,…

nổi mề đay quanh mắt
Dụi mắt quá nhiều khiến vùng da xung quanh bị kích thích, gây nổi mẩn ngứa và mề đay

Nổi mề đay sưng mắt có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là chứng bệnh lành tính và ít khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên khi xảy ra ở mắt, bệnh có thể để lại các biến chứng như:

  • Mất ngủ: Mề đay nổi xung quanh mắt có thể khiến mắt đỏ, đau, kích thích,… Các triệu chứng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Viêm kết mạc dị ứng là biến chứng thường gặp của nổi mề đay – đặc biệt là nổi mề đay do tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi,…

Các biến chứng của mề đay ở xung quanh mắt có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên trong trường hợp để kéo dài, bệnh có thể ảnh hưởng đến thị lực và dẫn đến các biến chứng nặng nề khác.

Bị nổi mề đay quanh mắt & Cách xử lý an toàn

Do đặc tính mỏng và nhạy cảm nên khi chữa nổi mề đay quanh mắt, bạn cần thận trọng trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị.

Một số biện pháp xử lý an toàn bạn có thể áp dụng, bao gồm:

1. Áp khăn lạnh

Vùng da nổi mề đay thường gây ngứa rát, châm chích và khó chịu, để làm giảm tình trạng này bạn có thể áp khăn lạnh vào mắt trong khoảng 5 – 10 phút. Da mắt có độ nhạy cảm cao, vì vậy bạn không nên sử dụng túi chườm đá.

Ngoài ra bạn cũng có thể thấm bông gạc bằng NaCl 0.9% và đắp lên vùng da xung quanh mắt để làm dịu, giảm viêm và sưng nóng.

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ lên vùng da mắt có thể làm dịu da, giảm ngứa và sưng viêm nhanh chóng. Ngoài ra bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn các sản phẩm có thành phần giảm ngứa và sát trùng an toàn như Zinc, chiết xuất từ yến mạch và bạc hà.

XEM THÊM: Bị nổi mề đay lâu không khỏi phải làm sao? 

bị nổi mề đay quanh mắt
Sử dụng kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ảnh hưởng giúp giảm viêm, ngứa và làm dịu da

Khi dùng kem dưỡng, nên tránh thoa quá gần mắt. Đồng thời nên thao tác massage nhẹ để tránh tình trạng da bị kích thích và khiến mề đay lan rộng hơn.

3. Chăm sóc mắt trong thời gian điều trị

Trong thời gian điều trị nổi mề đay gây sưng mắt, bạn nên giảm áp lực lên cơ quan bằng các biện pháp chăm sóc như:

  • Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử và nguồn sáng nhân tạo nếu không thực sự cần thiết.
  • Tránh dụi và gãi vào vùng da tổn thương.
  • Dùng nước nhỏ mắt NaCl 0.9% để loại bỏ dị nguyên và cải thiện triệu chứng ngứa, cộm, khó chịu.
  • Tránh căng thẳng và làm việc quá sức trong thời gian điều trị. Tình trạng này có thể khiến mắt sưng đau và kích thích mề đay lan rộng ra toàn mặt.
  • Nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách ngủ đúng giờ và đủ giấc.

4. Uống thuốc kháng histamine H1

Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng giảm ngứa và chống dị ứng. Thuốc ức chế thụ thể H1 nhằm ngăn chặn quá trình giải phóng histamine vào mô da – thành phần kích thích phản ứng nổi mề đay. Một số loại thuốc kháng histamine H1 thường được dùng trong điều trị nổi mề đay xung quanh mắt như Clorpheniramine, Promethazin hydroclorid, Diphenhydramin, Fexofenadin, Cetirizin và Loratadin.

Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc kháng histamine H1 đều gây buồn ngủ. Vì vậy khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông và vận hành máy móc.

5. Sử dụng thuốc nhỏ mắt khi cần thiết

Trong trường hợp có biến chứng viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo các loại thuốc nhỏ mắt sau:

  • Thuốc nhỏ mắt có tác dụng co mạch: Phenylephrin, Naphazoline và Tetrahydrozolin.
  • Thuốc nhỏ mắt có tác dụng kiểm soát tế bào mast: Pemirolast, Lodoxamide, Olopatadine và Cromolyn.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất kháng histamine: Ketotifen, Azelastine và Emadine.

Thuốc nhỏ mắt có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định, đồng thời cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng.

Phòng ngừa chứng nổi mề đay xung quanh mắt

Nổi mề đay xung quanh mắt có khả năng tái phát khi có tác nhân kích thích. Tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh thông qua các biện pháp sau:

nổi mề đay xung quanh mắt
Hạn chế trang điểm vùng mắt và thay đổi các sản phẩm chăm sóc da có khả năng kích ứng
  • Vệ sinh mắt bằng các dung dịch chuyên dụng, đồng thời nên hạn chế thói quen dụi hoặc chà xát vào vùng mắt.
  • Thay đổi các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm nếu nghi ngờ nổi mề đay do những sản phẩm này gây ra.
  • Vào thời điểm có nhiều phấn hoa, bạn nên sử dụng kính và đeo khẩu trang để hạn chế nguy cơ dị ứng và nổi mề đay.
  • Dưỡng ẩm và bảo vệ vùng da mắt các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn. Đồng thời tránh để mắt tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế căng thẳng và lo lắng quá mức. Bạn có thể kiểm soát căng thẳng và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực bằng các hoạt động như bơi lội, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc.
  • Sử dụng kính bơi khi bơi lội nhằm giảm nguy cơ kích ứng mắt.
  • Vào thời điểm không khí khô hanh và chuyển lạnh đột ngột, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu da và tránh kích thích triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa phát sinh.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và luyện tập thường xuyên.

Nổi mề đay quanh mắt thường được kiểm soát hoàn toàn sau khi chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên do vùng da mắt có đặc tính mỏng và nhạy cảm nên bạn cần thận trọng khi lựa chọn biện pháp xử lý. Áp dụng các biện pháp không thích hợp có thể khiến mề đay lan rộng và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Điều trị mề đay theo y học cổ truyền không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn giúp loại bỏ bệnh tận căn nguyên, nâng cao sức khỏe, cân...

Nổi mề đay do HIV

Cách nhận biết nổi mề đay do HIV

Khác với tình trạng nổi mề đay thông thường không gây sốt, khi bị nhiễm virus HIV trong giai đoạn đầu thì sẽ xuất hiện tình trạng nổi mề đay...

Người bị nhiễm giun sán lạc chủ sẽ gặp phải tình trạng nổi mề đay lâu ngày không khỏi.

Nổi mề đay do giun sán : Nhận biết và cách xử lý

Nổi mề đay do giun sán thường khó phát hiện. Bệnh kéo dài nhiều tuần, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Người bệnh cần phải xét...

Nổi mề đay nhưng không ngứa là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Nổi mề đay nhưng không ngứa là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nhiều bệnh lý không nghiêm trọng, thông thường các nốt mẩn đỏ sẽ biến mất sau một...

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Bị nổi mề đay sau khi tắm là tình trạng da bị kích thích do dị ứng với sản phẩm làm sạch, tắm nước quá nóng, chà xát mạnh hoặc...

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa thumbai

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều người của căn bệnh ngoài da. Nhất là đối với những đối tượng có làn nhạy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn