Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Nội soi dạ dày là gì? Có đau không? Thông tin cần biết

Nội soi dạ hay nội soi bao tử là phương pháp kiểm tra sức khỏe của dạ dày, và phát hiện các bệnh liên quan đến dạ dày mà người bệnh đang gặp phải. Phương pháp nội soi dạ dày thường sẽ không gây đau đớn nhưng có thể gây buồn nôn. Để hiểu hơn về nội soi dạ dày hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nội soi dạ dày là gì?

Dạ dày là một trong các bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, nơi đây sẽ tiếp nhận và xử lý thức ăn. Dạ dày có thể xem là một túi đựng các thức ăn, sau đó sẽ tiết ra các dịch vị để tiêu hóa lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể. Các thức ăn sau khi được tiêu hóa sẽ chuyển đến ruột non, ruột non có chức năng hấp thụ các dưỡng chất.

Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là gì?

Do nhiều nguyên nhân mà ngày càng có nhiều người mắc bệnh liên quan đến dạ dày như: Đau dạ dày, viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, polyp dạ dày,…

Nội soi dạ dày mục đích để kiểm tra tình trạng hoạt động của dạ dày. Phương pháp được tiến hành khi các bác sĩ đưa camera vào dạ dày và quan sát tình trạng dạ dày thông qua màn hình lớn bên ngoài. Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các bệnh liên quan đến dạ dày mà bạn đang mắc phải.

Các trường hợp được chỉ định nội soi dạ dày khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau rát vùng thượng vị
  • Đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn và nôn
  • Dạ dày bị đau sau khi ăn no
  • Trào ngược dạ dày
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
  • Đi đại tiện ra máu
  • Khó nuốt
  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong dạ dày trong ảnh chụp X Quang

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm và nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý.

Nội soi dạ dày có đau không?

Với sự phát triển của y học hiện nay, các thiết bị dùng để nội soi dạ dày được thiết kế cải tiến, hiện đại, hạn chế tối đa tình trạng đau đớn, khó chịu khi nội soi, cũng đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình nội soi dạ dày cũng sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Phương pháp nội soi gây mê: Sẽ không gây cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nhưng sau nội soi sẽ có các hiện tượng như: Buồn ngủ, choáng váng, hoa mắt, mệt mỏi,…
  • Phương pháp nội soi đường miệng: Nội soi dạ dày qua đường miệng gây tình trạng buồn nôn do thiết bị nội soi kích thích vào thực quản và lưỡi gà. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau rát cổ họng, tức bụng, đầy hơi.
  • Phương pháp nội soi đường mũi: Trong quá trình nội soi dạ dày thông qua đường mũi sẽ gây khó chịu ở vùng khoang mũi do tác động của dụng cụ nội soi.
Nội soi dạ dày có đau không?
Nội soi dạ dày có đau không?

Trong khi tiến hành nội soi dạ dày, người bệnh cần giữ tinh thần được thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo lắng. Nếu trong quá trình nội soi người bệnh cảm thấy đau đớn hãy trực tiếp ra hiệu với các bác sĩ, để bác sĩ điều chỉnh lại các thao tác tránh gây đau và tổn thương vùng niêm mạc dạ dày.

Các phương pháp nội soi dạ dày

Hiện nay, một số phương pháp nội soi dạ dày hiện đại được áp dụng phổ biến trong các bệnh viện để hỗ trợ điều trị. Như đã đề cập ở phần trên, có 3 phương pháp nội soi dạ dày: Nội soi đường mũi, nội soi gây mê và nội soi đường miệng.

Nội soi đường mũi: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm, có đường kính vài milimet để đưa vào mũi đến thực quản dạ dày. Lưu ý, phương pháp này không dùng cho những bệnh nhân gặp phải các bệnh ở mũi và người bị hẹp khe mũi.

Nội soi gây mê: Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây mê thời gian ngắn với người bệnh. Sau đó, dùng ống nội soi đưa vào dạ dày thông qua đường miệng để quan sát dạ dày. Sau khi kết thúc nội soi, bệnh nhân sẽ tỉnh lại, tuy nhiên, do sử dụng thuốc gây mê trong quá trình nội soi nên có thể xảy ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Nội soi đường miệng: Cũng tương tự như nội soi hôn mê, các bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có bán kính khoảng 1cm đưa vào dạ dày thông qua đường miệng. Trong ống soi dạ dày có trang bị camera giúp bác sĩ quan sát tình trạng dạ dày bị tổn thương. Phương pháp này không sử dụng thuốc gây mê.

Quy trình nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Trước khi thực hiện nội soi, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ căn dặn người bệnh không ăn trong vòng 6 giờ và ngưng sử dụng các loại thuốc uống. Các bác sĩ thông thường sẽ thực hiện nội soi vào buổi sáng. Vì lúc này dạ dày rỗng, các thức ăn đã được tiêu hóa.

Bước 2: Đối với nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch.

Bước 3: Các bác sĩ tiến hành gắn các thiết bị hỗ trợ nội soi vào ngực, mũi vào bệnh nhân để có thể theo dõi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

Bước 4: Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm nghiêng sang trái. Lúc này bác sĩ đưa thiết bị nội soi vào dạ dày thông qua đường mũi hoặc đường miệng.

Quy trình nội soi dạ dày
Quy trình nội soi dạ dày

Bước 5: Một lượng oxy được bác sĩ bơm vào dạ dày để làm ống tiêu hóa căng lên, giúp ống nội soi được di chuyển dễ dàng hơn. Ống nội soi được di chuyển khắp dạ dày để kiểm tra tình trạng tổn thương của dạ dày.

Bước 6: Sau khi kết thúc nội soi, ống nội soi được rút ra nhẹ nhàng. Người bệnh sẽ được vệ sinh miệng và nằm nghỉ ngơi.

Bước 7: Bác sĩ se ghi nhận tình trạng bệnh và thông báo kết quả nội soi cho người bệnh, và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Quá trình thực hiện nội soi dạ dày sẽ diễn ra khoảng 20 phút

Các biến chứng sau nội soi dạ dày

Sau khi kết thúc nội soi dạ dày, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như: Buồn nôn, đau rát họng, chóng mặt,…Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như sau:

  • Tổn thương lớp niêm mạc ở ống tiêu hóa, gây đau rát, khó chịu.
  • Bị thủng hay rách đường tiêu hóa. Với tình trạng này, bác sĩ sẽ phẫu thuật vá vại nơi bị thủng.
  • Đau bụng, nôn mửa liên tục
  • Sốt cao, đau tức ngực
  • Khó nuốt, đau rát cổ họng
  • Nhiễm trùng
  • Đi đại tiện phân có màu sậm

Nếu phát hiện các dấu hiệu trên sau khi thực hiện nội soi, người bệnh cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời.

Nội soi dạ dày là một trong các phương pháp giúp phát hiện các bệnh về dạ dày một cách chính xác. Từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ...

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Và tình trạng này sẽ...

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào...

Trào ngược dạ dày gây ho

Trào ngược dạ dày gây ho – Cách nhận biết, khắc phục

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh có thể dẫn đến...

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Đau dạ dày xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi của thai kỳ hoặc do thói quen ăn uống thất thường là cơn đau dạ...

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Phần lớn những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn