Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Nội Dung Bài Viết
Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị. Vậy cần lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn các loại thuốc chữa nóng rát thượng vị.
Các loại thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị
Nóng rát vùng thượng vị là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, căng thẳng mệt mỏi kéo dài…Nhiều trường hợp bị đau, nóng rát vùng thượng vị còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp, mắc hội chứng ruột kích thích…
Tình trạng này không những gây cảm giác khó chịu, đau rát cho người bệnh mà nếu không được chữa trị sớm, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó cần phải khám và điều trị sớm.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng để trị bệnh. Tuy nhiên, dùng thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị vẫn là cách chữa bệnh được nhiều người lựa chọn. Bởi nó tiện lợi và mang lại hiệu quả mau chóng. Vậy nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
1. Thuốc tây – thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị
Đây được xem là cách chữa nóng rát thượng vị được áp dụng phổ biến. Lợi thế của các loại thuốc tây trị đau thượng vị là chúng mang đến tác dụng mau chóng, tiện lợi. Vì thế, có thể giúp người bệnh mau chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu, đau đớn. Vậy nên uống thuốc gì khi bị nóng rát vùng thượng vị?
*) Các loại thuốc kháng acid:
Omeprazole
Thuốc này có tác dụng vào giai đoạn cuối của quá trình tiết acid. Chỉ cần sử dụng một liều duy nhất với liều lượng là 20mg/ngày sẽ ức chế quá trình tiết dịch vị acid một cách nhanh chóng do bất kỳ tác nhân kích thích nào gây nên.
Mặc dù Omeprazole có tác dụng làm giảm tiết dịch vị acid lâu dài nhưng có hồi phục. Sau khi ngưng dùng thuốc khoảng 5 ngày, quá trình tiết dịch vị acid sẽ quay trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nó không gây tăng tiết acid.
Nó được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản
- Loét dạ dày, loét tá tràng tiến triển.
- Mắc hội chứng Zollinger-Ellison.
Liều lượng – cách dùng:
- Bị viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển: 20mg/ngày. Nếu bị loét dạ dày, thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần, với bệnh loét tá tràng dùng thuốc trong vòng 2 – 4 tuần.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison: 60mg cho liều ban đầu, uống mỗi ngày 1 lần. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà điều chỉnh liều dùng cho phù hợp. Nếu phải uống thuốc với liều lượng 80mg, cần chia ra 2 lần/ ngày.
- Bệnh viêm thực quản do hồi lưu thực quản: 20mg/ngày, thời gian điều trị là 4 tuần. Tùy vào kết quả nội soi mà bệnh nhân có thể chỉ định điều trị đợt 2 trong thời gian 4 tuần.
Chống chỉ định:
Không dùng thuốc chữa nóng rát thượng vị cho những người mẫn cảm với Omeprazole.
Tác dụng phụ:
Mặc dù được đánh giá là dung nạp tốt. Nhưng bệnh nhân có thể gặp phải những vấn đề sau đây:
- Buồn nôn
- Nhức đầu
- Nổi ban da
- Táo bón
- Da nổi ban
Những tác dụng phụ do thuốc gây ra thường nhẹ và có thể tự hết. Tuy nhiên, với những người bị các vấn đề về gan, thận, trẻ em, bệnh nhân đang dùng thuốc diazepam, phenytoin, theophyllin, các kháng vitamin K… Hoặc phụ nữ mang thai và đang cho con bú, cần thận trọng khi sử dụng Omeprazole.
Rapeprazole
Nếu chưa biết nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi, bệnh nhân có thể sử dụng Rapeprazole. Đây là thuốc ức chế bơm proton, giúp làm giảm tiết acid acid dạ dày.
Chỉ định:
Thuốc Rapeprazole được sử dụng để điều trị các bệnh lý:
- Trào ngược dạ dày – thực quản ở những người bị viêm thực quản, hoặc có dấu hiệu bị trào ngược nặng.
- Người mắc hội chứng tăng tiết như hội chứng Zollinger-Elison, đa u tuyến nội tiết…
- Viêm loét dạ dày do dùng NSAID trong thời gian dài.
- Điều trị dự phòng bệnh viêm loét dạ dày ở những người điều trị bằng NSAID.
- Dự phòng loét đường tiêu hóa do stress.
- Điều trị cho các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp.
Chống chỉ định:
- Rapeprazole chống chỉ định cho đối tượng quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Trẻ em.
Liều lượng và cách dùng:
- Bị viêm loét dạ dày – tá tràng, mắc hội chứng trào ngược: 10 – 20mg/ngày, thời gian điều trị kéo dài khoảng 4 – 8 tuần.
- Điều trị vi khuẩn Hp: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20mg, điều trị kết hợp với các loại kháng sinh khác.
Thận trọng:
Cần thận trọng khi dùng Rapeprazole điều trị cho các trường hợp sau:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Trẻ em
- Người bị suy gan nặng.
Tác dụng phụ:
- Nhức đầu
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Suy nhược
- Rối loạn tiêu hóa
- Sốt
- Phản ứng dị ứng
- Khô miệng
- Ợ hơi
- Xuất huyết trực tràng
- Chán ăn
- Sỏi mật
- Viêm loét miệng lợi
- Viêm túi mật
- Viêm đại tràng
- Viêm thực quản
- Viêm lưỡi
- Viêm tụy
- Nhạy cảm với ánh sáng…
Ngoài ra, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi đề cập đến. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin.
*) Nhóm thuốc diệt vi khuẩn Hp:
Nếu bị nhiễm vi khuẩn gây đau thượng vị mà chưa biết nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi, nhóm thuốc trị vi khuẩn Hp sẽ được chỉ định.
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về bệnh đường tiêu hóa. Từ đó gây nóng rát, đau tức vùng thượng vị. Tuy nhiên, để tiêu diệt được loại này, cần điều trị bằng cách kết hợp nhiều loại kháng sinh. Đồng thời, phải điều trị đúng theo liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định để không gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Thông thường, các loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này gồm có:
Clarithmycin
Chỉ định:
Đây là loại thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus… Được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi…
- Viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra.
- Bệnh nhân HIV bội nhiễm do Mycobacterium avium hay M. avium complex gây ra.
- Da và mô mềm dưới da bị nhiễm trùng nhẹ.
Chống chỉ định:
- Các trường hợp quá mẫn với các loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid, hoặc quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Người đang sử dụng các chất dẫn chất như rgotamin, cisaprid, pimosid..
- Bệnh nhân đang chữa bệnh bằng terfenadin có tiền sử rối loạn điện giải hoặc tiền sử bệnh tim.
Liều lượng và cách dùng:
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp. Trong trường hợp, vi khuẩn Hp gây nóng rát vùng thượng vị do mắc bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ được chỉ định với liều lượng:
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Một đợt điều trị kéo dài khoảng 7 – 14 ngày. Thời gian chữa trị dài hay ngắn còn tùy vào công thức chữa trị phối hợp.
Thận trọng khi dùng:
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Clarithmycin chữa nóng rát thượng vị cho các trường hợp sau đây:
- Người bị suy chức năng gan, thận mức độ vừa và nặng.
- Không uống thuốc Clarithmycin khi bị bội nhiễm.
- Một số trường hợp, vi khuẩn Hp có thể kháng thuốc.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Tác dụng phụ:
Clarithmycin – thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:
- Nôn, buồn nôn.
- Chán ăn
- Khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy.
- Ngứa hoặc phát ban trên da.
- Vàng da.
- Nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét.
- Ngứa hoặc gây tiết dịch âm đạo.
- Sốt nhẹ.
- Đau đầu, chóng mặt, khó thở.
- Gây các vấn đề về thị giác…
Amo-xicilline
Chỉ định:
Đây là một loại thuốc chữa nóng rát thượng vị do vi khuẩn Hp gây ra. Ngoài ra, nó cũng được chỉ định điều trị cho những bệnh lý nhiễm khuẩn khác như:
- Các bệnh lý đường hô hấp trên: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan.
- Bệnh đường hô hấp dưới: Viêm phổi thùy, viêm phế quản, viêm phổi phế quản…
- Đường niệu dục: Bệnh lậu, viêm nội tâm mạc, viêm màng não do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, nhiễm khuẩn huyết…
- Điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc: Thuốc Amo-xicilline được sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn huyết phát triển viêm nội tâm mạc.
Chống chỉ định:
Không dùng thuốc điều trị nóng rát vùng thượng vị cho những người quá mẫn với các kháng sinh thuộc họ beta – lactam.
Liều lượng sử dụng:
Liều dùng của thuốc Amo-xicilline tùy vào bệnh lý mắc phải, tuổi tác, thể trọng cơ thể, tình trạng bệnh lý. Cụ thể như sau:
- Đối với người lớn và trẻ em có trọng lượng cơ thể trên 40kg: Tổng liều dùng là 750 – 3g/ngày, chia thành nhiều lần sử dụng.
- Trẻ em có trọng lượng cơ thể dưới 40kg: Uống 20 – 50mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần sử dụng. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Tác dụng phụ:
Các tác dụng phụ của thuốc Amo-xicilline ít khi xảy ra, hoặc có gặp thì chỉ ở mức độ nhẹ, tạm thời. Một số triệu chứng thường có gồm:
- Các phản ứng quá mẫn, nổi ban da, ngứa ngáy…
- Chóng mặt, co giật.
- Có thể gây viêm gan, vàng da ứ mật.
- Làm ảnh hưởng trên huyết học: Giảm tiểu cầu thoáng qua, giảm bạch cầu thoáng qua, thiếu máu huyết tán…
Thận trọng khi sử dụng:
Cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi dùng Amo-xicilline cho các trường hợp sau đây:
- Bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
- Uống thuốc tránh thai. Amo-xicilline có khả năng giảm hiệu quả của những loại thuốc này.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
*) Nhóm thuốc chẹn H2:
Thuốc chẹn H2 hay thuốc kháng histamin H2 có tác dụng làm giảm sự tiết acid dịch vị dạ dày. Từ đó, làm giảm chứng nóng rát thượng vị cho bệnh nhân. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có:
Bismuth subcitrate
Nếu chưa biết uống thuốc gì chữa nóng rát thượng vị, Bismuth subcitrate có thể được chỉ định. Đây là loại thuốc có khả năng bao phủ lên đáy ổ loét dạ dày. Nhưng nó sẽ không gây tác dụng gì đối với vùng niêm mạc dạ dày bình thường. Ngoài ra, nó còn có tác dụng diệt vi khuẩn Hp.
Chỉ định:
- Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Viêm dạ dày mạn tính tiến triển.
- Người mắc bệnh viêm loét dạ dày lành tính.
- Bệnh nhân mắc chứng khó tiêu không loét.
Chống chỉ định:
- Người bị suy thận nặng
- Trẻ em
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Liều dùng và cách dùng:
Thuốc được dùng với liều lượng là: Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần một 1 viên. Điều trị liên tục trong vòng 4 tuần, tối đa 8 tuần. Trường hợp phải điều trị tiếp, cần phải gián cách 8 tuần. Không dùng Bismuth subcitrate để điều trị duy trì.
Khi sử dụng, người bệnh cần uống cả viên thuốc với nước. Tránh nhai viên thuốc để không gặp tác dụng phụ do quá liều.
Thận trọng:
- Người mắc các bệnh về não
- Không được dùng quá liều, không dùng trong thời gian dài.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Chóng mặt, nhức đầu
- Phân sậm màu do bài tiết bismuth sulphide.
Ngoài ra, Pepcid AC, Acetaminophen… cũng là những loại thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị thường được sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cần uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
2. Thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị bằng Đông y
Mặc dù có thể làm giảm các triệu chứng nóng rát nhanh chóng, nhưng thuốc tây lại có nhược điểm là thường gây ra tác dụng phụ. Thậm chí, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để tránh được các vấn đề trên, bạn có thể áp dụng cách chữa nóng rát vùng thượng vị bằng Đông y. Dưới đây là 2 bài thuốc từ đông y trị nóng rát thượng vị được dùng phổ biến:
*) Thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị do căng thẳng:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g Ô Dược, 12g Cam Thảo, 12g Diên Hồ Sách, 20g Hương Phụ, 8g Sa Nhân, 12g Trần bì (Vỏ quýt khô).
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, sắc chung với khoảng 1500ml nước. Cứ đun cho đến khi lượng thuốc trong ấm còn lại khoảng 150ml thì tắt bếp.
- Cách dùng: Chia lượng thuốc thu được thành 4 phần, 3 phần uống vào ban ngày. Phần còn lại uống vào ban đêm, sau khi ăn xong.
*) Thuốc Đông y trị đau thượng vị do hỏa uất:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Chi Tử 20g, Thược Dược 20g, Thạch Bì 8g, Trần Bì 10g, Bối Mẫu 12g, Trạch Tả 16g, Đan Bì 20g.
- Cách thực hiện: Thược dược đem tẩm dấm, cho lên chảo và sao vàng. Tiếp theo, cho tất cả nguyên liệu còn lại vào và sắc lên cùng với 1700ml nước. Đun cho đến khi thuốc còn lại khoảng 250ml thì tắt bếp.
- Cách dùng: Lượng thuốc thu được chia thành 5 liều dùng. 4 liều uống vào ban ngày, liều còn lại uống vào ban đêm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để mang đến tác dụng tốt nhất.
*) Chữa nóng rát vùng thượng vị bằng Đông y do ăn uống không điều độ:
- Chuẩn bị: nhân sâm 15g, thục tiêu 10g, can khương 30g.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu mang đi sắc lên với nước để uống. Có thể cho thêm đường vào, quấy đều lên để dễ dùng hơn.
Tuy ít khi gây ra tác dụng phụ, nhưng các bài thuốc từ Đông y chữa nóng rát vùng thượng vị lại không mang lại nhanh chóng. Do đó, để mang đến tác dụng tốt, cần phải sử dụng trong thời gian dài. Thêm vào đó, không phải trường hợp nào áp dụng cũng mang đến tác dụng tốt. Nó thường chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Còn những người mắc bệnh đã nặng, nên áp dụng các biện pháp khác hiệu quả hơn.
Trên đây là những loại thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị được dùng phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn thuốc nào để chữa trị còn tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Do đó, nên khám và nhận sự tư vấn điều trị từ bác sĩ khi thấy có vấn đề bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!