Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai và cách khắc phục

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai là nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi. Để hiểu rõ vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Đau và nóng rát thượng vị là tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thời gian thai kỳ.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai là gì?

Cảm giác nóng rát vùng thượng vị ở phụ nữ có bầu thường xảy ra trong quá trình thai nghén. Đi kèm với triệu chứng nóng rát. Người mẹ còn có thể thấy đau nhẹ ở vùng bụng trên rốn. Điều này gây nên cảm giác khó chịu. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và sức khỏe của mẹ bầu.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Khiến cơ thể người mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu.

Loại bệnh lý nóng rát vùng thượng vị khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể là sự lớn lên của đứa trẻ trong bụng, gây chèn ép một số bộ phận chức năng liên quan. Hoặc cũng có thể do trào ngược acid có trong dạ dày. Đơn giản hơn chỉ là do sự thay đổi cơ địa trong quá trình mang thai, …

Bên cạnh đó, đau và nóng rát vùng thượng vị có nguy cơ tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Do đó, chúng ta không được chủ quan khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Điều cần thiết lúc này là nên đến gặp các bác sĩ chuyên môn để có sự thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác, hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến nóng rát vùng thượng vị khi mang thai

Như đã thông tin, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng rát thượng vị khi mang thai. Vì vậy, người mẹ cần phải hiểu rõ các tác nhân gây hại để có phương pháp khắc chế và điều trị phù hợp.

Điều này không chỉ giảm triệu chứng bệnh lý. Mà còn giúp thai nhi tránh khỏi những tác động tiêu cực khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng. Đồng thời, góp phần bảo vệ an toàn sức khỏe và tâm lý của người mẹ trong thời gian thai nghén.

Bệnh này có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng, chủ yếu là do hiện trạng trào ngược dịch vị dạ dày và viêm loét niêm mạc. Cùng với đó, có thể là do thay đổi cơ địa của người mẹ khi mang bầu. Hoặc xuất phát bởi các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản sau đây:

1. Sự thay đổi cơ địa trong thời gian thai kỳ

Tác nhân đầu tiên dẫn đến nóng rát thượng vị được đề cập là sự thay đổi chức năng sinh lý khi mang bầu. Đây là quá trình biến đổi tự nhiên. Và hầu hết, người mang thai nào cũng từng gặp phải.

Sự thay đổi cơ địa của người mẹ nhằm thích ứng với quy trình phát triển của đứa trẻ. Tuy nhiên, một số chức năng có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tích cực. Cụ thể, như: rạn da, nổi mụn, kén ăn, mệt mỏi, đau nhức xương khớp,…

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Sự thay đổi cơ địa trong thời gian thai kỳ ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh lý đau và nóng rát vùng thượng vị.

Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến tâm lý. Khiến người mẹ dễ rơi vào trạng thái lo âu, stress. Thậm chí là tình trạng trầm cảm đang phổ biến hiện nay. Trong các sự biến đổi trên, nóng rát thượng vị khi mang thai cũng nằm trong số đó.

Trong suốt quá trình thai kỳ, sự lớn lên của tế bào thai nhi gây chèn ép các một số cơ quan chức năng. Dạ dày và khu vực vùng thượng vị chịu tác động không nhỏ. Bởi vị trí của các bộ phần này và thai nhi đều ở trong một khoang bụng với khoảng cách gần nhau.

Chính vì thế, khi bào thai càng lớn thì khả năng đè nén càng cao. Do đó, có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Góp phần gây nên tình trạng đau và nóng rát vùng thượng vị.

Tùy vào cơ chế thích ứng của người mẹ mà bệnh lý có thể kéo dài hoặc không. Có những trường hợp, nóng rát thượng vị diễn ra trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra với mức độ thường xuyên trong khoảng 3 tháng đầu.

Không những thế, phụ nữ mang thai thường ăn nhiều hơn so với bình thường. Đây là một cơ chế hợp lý. Bởi nó có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và nuôi thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột khiến dạ dày không thích ứng kịp. Với lượng thực phẩm bổ sung quá lớn, hệ tiêu hóa không thể xử lý hết. Điều này dẫn đến sự hình thành và dư thừa acid trong dạ dày.

Kết hợp với đó là sự thay đổi hormone của nữ giới. Hai yếu tố này khiến acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Kéo theo đó là chứng đau và nóng rát vùng thượng vị.

2. Có tiền sử bệnh lý liên quan đến dạ dày

Đối với các mẹ bầu từng có tiền sử về các căn bệnh liên quan đến dạ dày thì khả năng cao sẽ mắc chứng nóng rát vùng thượng vị khi mang thai. So với một người bình thường, dạ dày của họ đã có thể bị tổn thương trước đó. Vì vậy, khả năng tái bệnh cũng như phát sinh bệnh lý mới khá cao.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến dạ dày có nguy cơ trào ngược acid gây đau thượng vị cao hơn người bình thường.

Nguy cơ đau và nóng rát thượng vị khi mang thai là tình trạng tương đối phổ biến. Bởi cấu trúc tự nhiên của cơ thể bị thay đổi. Kết hợp với đó là thương tổn do các căn bệnh trước đó gây nên. Khiến cơ chế hình thành acid trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ.

Điều này lại dẫn đến hàm lượng dịch vị và acid tiêu hóa tăng cao. Vì không thể phân giải hết, nên acid trong dạ dày có xu hướng trào ngược. Dẫn đến vùng thượng vị bị nóng rát. Để lâu, có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn gây hại. Thậm chí là viêm loét dạ dày cấp tính. Gây nên nhiều cơn đau dữ dội.

3. Mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai có thể khởi phát bởi các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Chẳng hạn, như: Viêm đại tràng, gan nhiễm mỡ, suy thận, viêm loét dạ dày,… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm. Nên cả mẹ và người nhà đều phải hết sức cẩn thận và tìm những phương án điều trị thích hợp. Nhằm bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé.

Được biết, bệnh lý phổ biến mà phụ nữ mang thai hay gặp phải, đó là xuất huyết dạ dày. Đây là một biểu hiện vô cùng nguy hiểm, nên hết sức phòng tránh. Bên cạnh đó, đau và nóng rát vùng thượng vị cũng phổ biến không kém. Tình trạng này kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai có nguy hiểm không?

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai là một bệnh lý thường gặp. Nếu xuất phát từ sự thay đổi cơ địa thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của đứa trẻ trong bụng.

Tuy nhiên, nếu bệnh lý khởi phát bởi các tác nhân như: bệnh về đường tiêu hóa tiền sử đau dạ dày. Thì người mẹ cần hết sức quan tâm và chú ý. Bởi nó không chỉ gây nên triệu chứng đau rát thông thường. Mà còn có nguy cơ tiềm ẩn nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé và mẹ.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Đi kèm với nóng rát vùng thượng vị khi mang thai là chứng ợ chua, mệt mỏi, …

Bên cạnh đó, bệnh lý này còn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Cũng như tác động xấu đến tâm lý của người mang thai. Khiến họ thường xuyên cáu gắt và mệt mỏi.

Đặc biệt khi bị nóng rát, đau thượng vị, cơ thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng đi kèm. Người phụ nữ sẽ phải đối mặt với những dấu hiệu tiêu cực như:

  • Đau vùng thượng vị bên trái, phải và sau lưng.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn, hoặc nôn ói sau khi ăn.
  • Thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng và ợ hơi.
  • Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
  • Mất ngủ, kém tập trung, …

Bên cạnh những triệu chứng trên, nóng rát vùng thượng vị khi mang thai còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn, đó là các bệnh liên quan đến tim mạch, gan, thận,… Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, rất có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó cứu chữa.

Không những thế, các biến thể của nóng rát thượng vị dạ dày khi mang thai còn gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chẳng hạn như: suy giảm chức năng dạ dày, làm hạn chế khả năng vận chuyển dưỡng chất đến tế bào thai,… Vì vậy, đứa trẻ sinh ra sẽ bị ốm yếu, thiếu cân, còi cọc và hệ miễn dịch kém. Do đó mà bé dễ mắc phải các căn bệnh của trẻ nhỏ.

Do đó, để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và đứa con trong bụng. Người mẹ cần tìm hiểu về những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Từ đó, có phương án phòng ngừa bệnh phù hợp. Đồng thời, kết hợp với bác sĩ chuyên môn để đưa ra những phương pháp kiểm soát và điều trị tốt nhất nếu như không may bị mắc bệnh.

Cách điều trị nóng rát vùng thượng vị khi mang thai an toàn và hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị nóng rát vùng thượng vị ở phụ nữ mang thai. Có thể kể đến, đó là: Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc Tây hoặc cách chữa trị bằng Đông Y.

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh lý nóng rát thượng vị an toàn và hiệu quả mà bạn đọc nên tham khảo:

1. Thay đổi thói quen ăn uống hợp lý

Như đã thông tin, đau tức và nóng rát thượng vị có thể hình thành do ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Chính vì thế mà dạ dày phải tiết ra một lượng lớn acid để có thể tiêu hóa hết thức ăn.

Tuy nhiên, với sự bài tiết quá nhiều khiến dịch vị và acid trong dạ dày bị dư thừa. Kết hợp với chức năng co bóp khiến hàm lượng dư này bị đẩy lên thực quản. Nó gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nóng rát vùng thượng vị dạ dày khi mang thai.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Cân bằng chế độ ăn uống giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Do đó, chúng ta cần bằng lại chế độ ăn uống. Điều này không những giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể. Mà còn bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Các loại thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nhất là cơ quan dạ dày. Do đó, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp hạn chế tiết dịch acid. Giúp giảm đau và nóng rát vùng thượng vị hiệu quả.

Dưới đây là một số phương án cụ thể giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc như: đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa hàm lượng axit cao (dưa muối, kim chi, chanh, …)
  • Không sử dụng các nhóm đồ uống có chứa nồng độ cao, như: Rượu, bia, nước trái cây lên men, … Cũng như không nên uống những loại nước ngọt có gas.
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa. Có thể chia nhỏ bữa chính thành các bữa ăn phụ. Điều này nhằm tránh gây áp lực lên thành dạ dày. Từ đó, hạn chế trào ngược và nóng rát thượng vị.
  • Cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn của thai kỳ.
  • Không nên ăn uống trước khi đi ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cũng như ép dạ dày phải hoạt động trong thời gian nghỉ ngơi.
  • Phụ nữ mang thai cũng không nên vừa nằm, vừa ăn. Hoặc vừa làm việc, vừa ăn. Vì nó có thể gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Không những thế, đây còn là tác nhân gây chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
  • Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt. Đồng thời, tránh ăn các món dễ gây táo bón, đau bụng như: đồ khô và món nướng.
  • Bổ sung hàm lượng chất xơ và vitamin thông qua ăn các loại rau xanh, củ, quả. Đây là loại hợp chất có lợi cho hệ tiêu hóa của người mang thai. Giúp làm loãng axit có trong dạ dày. Đồng thời, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học

Bên cạnh việc cân bằng chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi chế độ hoạt động và sinh hoạt hàng ngày tác động không nhỏ đến nguyên nhân hình thành chứng nóng rát vùng thượng vị khi mang thai.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Tập thể dục giúp hỗ trợ thai nhi phát triển và nâng cao sức khỏe của người mẹ.
  • Thường xuyên tập thể dục, cũng như tham gia các hoạt động thể chất bổ ích. Điều này giúp cho máu được lưu thông. Nhờ đó, máu sẽ vận chuyển những chất dinh dưỡng cần thiết đến thai nhi và các cơ quan chức năng trong cơ thể. Từ đó, tối ưu hóa khả năng hoạt động của dạ dày.
  • Tránh làm các công việc dẫn đến sự căng thẳng, stress. Trong giai đoạn thai kỳ, tâm lý của người mẹ sẽ có nhiều biến đổi. Đặc biệt là những tháng gần sinh. Do đó, mẹ bầu nên được nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe. Không nên làm những công việc áp lực, nặng nhọc. Nhờ vậy, thai nhi sẽ phát triển bình thường. Đồng thời, góp phần hạn chế tình trạng nóng rát vùng thượng vị khi mang thai.
  • Phụ nữ có thai nên đi ngủ sớm. Tốt nhất là ngủ trước 11 giờ đêm. Vào buổi sáng có thể dậy sớm trong khoảng thời gian 6 đến 7 giờ. Sau đó, tập vài động tác thể dục cơ bản. Điều này giúp cho quá trình sinh nở về sau thêm phần thuận lợi.

3. Áp dụng phương pháp dân gian điều trị nóng rát vùng thượng vị khi mang thai

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, các mẹ bầu cũng nên tìm hiểu các biện pháp điều trị dân gian. Các bài thuốc chữa nóng rát vùng thượng vị ở phụ nữ có thai không những hiệu quả. Mà còn lành rất lành tính. Đảm bảo khả năng bảo vệ an toàn trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số phương thuốc cụ thể:

Bột nghệ kết hợp với mật ong

Chắc hẳn, ăn cũng biết, bột nghệ và mật ong nguyên chất là những nguyên liệu rất có lợi trong việc điều trị các căn bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, bao gồm chứng nóng rát vùng thượng vị ở phụ nữ mang thai.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Bột nghệ kết hợp với mật ong có công dụng đặc hiệu trong việc trị chứng nóng rát thượng vị ở phụ nữ mang thai.

Đây là một phương pháp vô cùng phổ biến hiện nay. Bởi nó có tác dụng hiệu quả. Không những thế, an toàn cho cả mẹ và bé. Các hoạt chất như: Beta carotene, Curcumin, … có trong thành phần của nghệ giúp trung hòa acid, giảm trào ngược dạ dày. Đồng thời, làm lành các vết thương tại các ổ viêm do vi khuẩn gây nên. Nhờ đó, chức năng tiêu hóa được hồi phục và cải thiện nhanh chóng.

Trong khi đó, mật ong lại có công dụng trong việc kháng những loại chủng khuẩn gây hại. Không những thế, nó còn giúp tái tạo tế bào tại vùng niêm mạc bị tổn thương. Do đó, mật ong không chỉ có công hiệu trị chứng nóng rát thượng vị. Mà còn có thể điều trị các bệnh về tiêu hóa. Cụ thể như viêm loét dạ dày.

Để thực hiện, chúng ta có thể pha mật ong và bột nghệ vào nước ấm với tỷ lệ 1:1. Sau đó, cho người mẹ uống hỗn hợp vừa pha. Đây là cách làm cực kỳ đơn giản, đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

 Chanh kết hợp với mật ong

Đây cũng là một trong những phương thuốc hiệu quả. Tổ hợp này có tác dụng kháng viêm. Đồng thời, chống lại quá trình oxi hóa. Cũng như cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

Khi xuất hiện tình trạng đau và nóng rát vùng thượng vị, mẹ bầu sử dụng pha chanh cùng mật ong vào nước ấm. Với tỷ lệ vừa uống. Áp dụng phương pháp này giúp giảm cảm giác giác đau và khó chịu rất hiệu quả.

Uống trà gừng

Trong thành phần của gừng có chứa Gingerol. Hoạt chất này có khả năng kháng viêm hiệu quả. Đồng thời, nó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của những mầm bệnh gây hại trong dạ dày. Kích thích quá trình lưu thông máu, giảm viêm loét và tái tạo tế bào mới ở niêm mạc. Nhờ đó, chức năng của gừng có thể chống trào ngược và giảm đau, nóng rát vùng thượng vị.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Uống trà gừng giúp hạn chế tình trạng trào ngược acid dạ dày, giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

Với cách thực hiện, chúng ta có thể sử dụng 3 – 5 lát gừng tươi. Đem hãm với nước sôi khoảng 10 đến 15 phút. Uống khi nước trà còn ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Để tăng hương vị cho dễ uống, người mang thai có thể pha thêm với một chút mật ong hoặc đường.

Bài thuốc này không chỉ có công dụng điều trị chứng nóng rát vùng thượng vị khi mang thai. Mà còn giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần. Ngoài ra, nó còn giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn ói sau khi ăn. Điều trị chứng ợ hơi, khó tiêu, …

Uống nước nha đam

Hàm lượng chất có trong nha đam có khả năng trung hòa acid và dịch vị  có trong dạ dày. Điều này giúp hạn chế ợ hơi, ợ nóng. Cũng như ngăn chặn tình trạng trào ngược. Nhờ đó, có thể giảm đau và nóng rát thượng vị ở phụ nữ mang thai.

Không những thế, nó còn giúp thải độc và thanh nhiệt cơ thể. Từ đó, cải thiện chứng nóng trong người. Cũng như góp phần làm dịu niêm mạc. Cách điều chế mang đến hiệu suất tốt nhất là sử dụng phần thịt.

Bạn có thể dùng 2 đến 3 lá nha đam. Sau đó, rửa sạch với nước và loại bỏ phần vỏ bên ngoài. Giữ lại phần lõi thịt và rửa phần nhựa màu vàng bám trên lớp lõi. Tiếp theo, thái nhỏ phần lõi bên trong thành các viên có kích thước bằng hạt lựu. Đem pha với nước và cho thêm một chút đường phèn cho dễ uống. Hoặc vào mùa hè, bạn cũng có thể nấu món chè nha đam. Vừa tốt cho dạ dày, vừa có tác dụng giải nhiệt cơ thể.

4. Sử dụng thuốc Tây khi cần thiết

Tất nhiên, khi mang thai, người phụ nữ nên hạn chế sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên, trong các trường hợp bị nóng rát vùng thượng vị lâu ngày, hoặc gặp phải nhiều bệnh lý nghiêm trọng, người mẹ cần phải sử dụng một số loại thuốc để chữa trị.

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai
Chỉ sử dụng thuốc Tây khi cần thiết và cần có sự thăm khám, tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, cung như sản phẩm chống chỉ định trong những trường hợp nào. Tốt nhất, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc điều trị phù hợp.

Bài viết là tổng hợp những điều cần biết về chứng nóng rát vùng thượng vị khi mang thai. Bạn đọc có thể tham khảo những thông tin cần thiết để có phương án phòng bệnh và điều trị phù hợp với bản thân.

Cùng chuyên mục

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Đau vùng thượng vị khi đói do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến các bệnh lý về dạ dày

Bị đau vùng thượng vị khi đói và cách xử lý

Bị đau vùng thượng vị khi đói là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do acid dịch vị trong...

Các triệu chứng đau dạ dày cấp

Triệu chứng đau dạ dày cấp và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng các cơn đau đột ngột bùng phát ở vùng thượng vị, đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau bụng,...

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách điều trị

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách xử lý an toàn

Viêm loét dạ dày khi mang thai có thể là do mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày tá tràng, nhưng cũng có thể do vi khuẩn...

Người bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?

Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung thế nào?

Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc… Nhưng bị đau dạ dày có nên uống vitamin C...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn