Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Một số phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng cho trẻ

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể gặp phải các phản ứng phụ có mức độ nhẹ như sưng đau ở vị trí tiêm, sốt dưới 39 độ C, đau cơ, nhức mỏi,… Các phản ứng này thường không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Mặc dù không phổ biến nhưng đã có trường hợp trẻ gặp phải các tai biến nặng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và hội chứng nhiễm độc. Do đó, phụ huynh cần chú ý biểu hiện của con trẻ để kịp thời và xử lý nếu phát sinh tai biến. 

Các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng
Trẻ nhỏ có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau khi tiêm phòng (tiêm vắc xin)

Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng (tiêm vắc xin) là biện pháp đưa kháng nguyên từ mầm bệnh vào cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu có khả năng chống lại mầm bệnh. Đây được xem là bước tiến trong y học giúp bảo vệ sức khỏe con người trước các bệnh lý nguy hiểm. Hiện tại, đã có khoảng 30 loại vắc xin phòng ngừa được các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.

Vắc xin có thể sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ trước – trong khi mang thai và người phơi nhiễm (máu, dịch,…) của các đối tượng nhiễm bệnh. Trong đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng đặc biệt, cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa đầy đủ để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tối đa các bệnh lý nguy hiểm.

Tuy nhiên, vắc xin là dung dịch có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh. Khi tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích phản ứng của hệ miễn dịch nhằm tạo ra kháng thể đặc hiệu đối với mầm bệnh tương ứng. Chính vì vậy sau khi tiêm phòng, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ. Các phản ứng bất lợi sau khi tiêm ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém.

Dưới đây là một số phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ:

1. Phản ứng thông thường

Sau khi tiêm chủng, hệ miễn dịch sẽ tiếp nhận vi sinh vật trong vắc xin và tiến hành đối kháng bằng cách tạo ra kháng thể tương ứng. Đây là cơ chế hoạt động của vắc xin giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động nhằm ngăn ngừa sự tấn công từ các mầm bệnh. Tuy nhiên trong quá trình này, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng bất lợi có mức độ nhẹ. Thông thường, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 – 5 ngày mà không cần điều trị.

Các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng
Sốt dưới 39 độ C là phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng cho trẻ

Các phản ứng thông thường sau khi tiêm chủng:

  • Triệu chứng tại chỗ: Vị trí tiêm bị sưng đỏ, đau, rát và ngứa.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt dưới 39 độ C, chán ăn, mệt mỏi, khó chịu và nhức mỏi cơ thể.

Trên thực tế, phản ứng thông thường sau khi tiêm phụ thuộc vào loại vắc xin cụ thể.

  • Vắc xin ngừa lao (tiêm trong da): Phản ứng phụ thường gặp là vị trí tiêm nổi ban, nốt sẩn, sưng đỏ, đau nhức nhưng thường biến mất nhanh. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng toàn thân như quấy khóc, chăn ăn, sốt nhẹ và nổi hạch.
  • Vắc xin ngừa viêm gan B (tiêm bắp): Sưng nóng tại vị trí tiêm khoảng 1 – 2 ngày và đi kèm với một số triệu chứng toàn thân (ít gặp) như phát ban, tiêu chảy và buồn nôn.
  • Tiêm huyết thanh kháng VGB (tiêm bắp): Tiêm huyết thanh kháng VGB được chỉ định cho trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B. Phản ứng phụ thường gặp có thể là sưng cứng tại vị trí tiêm.
  • Vắc xin 6 trong 1 (tiêm bắp): Sốt dưới 38,5 độ C, vị trí tiêm bị đau nhức, sưng đỏ, trẻ quấy khóc và bỏ bú/ chán ăn.
  • Vắc xin 5 trong 1 (tiêm bắp): Các phản ứng phụ tương tự như vắc xin 6 trong 1.
  • Vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus (vắc xin uống): Triệu chứng thường gặp nhất sau khi uống là rối loạn tiêu hóa nhưng thường tự khỏi sau khoảng vài ngày.
  • Vắc xin ngừa rubella, sởi và quai bị (tiêm dưới da): Phản ứng phụ thường gặp là phát ban nhẹ, buồn nôn và sưng đau tại vị trí tiêm.
  • Vắc xin ngừa cúm (cúm A/H1N1, B, A/H3N2) (tiêm bắp): Loại vắc xin này có thể gây ra một số phản ứng phụ như sưng tại vị trí tiêm, hắt hơi, chảy nước mũi trong và sốt dưới 38.5 độ C (triệu chứng giả cúm).
  • Vắc xin ngừa sởi (tiêm dưới da): Trong 1 – 3 ngày đầu, trẻ có thể bị sưng đỏ và đau nhức ở vị trí tiêm. Một số trường hợp có thể nổi phát ban và sốt nhẹ.
  • Vắc xin ngừa thủy đậu (tiêm dưới da): Vắc xin thủy đậu có thể gây sốt, sưng đỏ và nổi quầng ở vị trí tiêm trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm. Sau 1 – 3 tuần, cơ thể có xuất hiện một số phát ban dạng mụn nước nhưng số lượng không đáng kể.
  • Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản (tiêm dưới da): Chủ yếu gây đỏ, sưng đau ở vị trí tiêm kèm sốt và mệt mỏi.
  • Vắc xin ngừa các bệnh do phế cầu (tiêm dưới da/ tiêm bắp): Vắc xin ngừa các bệnh do phế cầu thường chỉ gây ra các phản ứng phụ sớm và khỏi hoàn toàn sau 24 giờ. Các phản ứng phụ thường gặp, bao gồm sốt, nổi mề đay, phát ban, nhức đầu và sưng đau ở vị trí tiêm.
  • Vắc xin ngừa viêm gan A (tiêm bắp): Vắc xin ngừa viêm gan A rất hiếm khi gây ra phản ứng phụ sau tiêm. Chỉ một số trẻ gặp phải các triệu chứng như nổi quầng đỏ và sưng đau ở vị trí tiêm trong 1 – 2 ngày, hiếm khi rối loạn tiêu hóa và sốt.
  • Vắc xin ngừa uốn ván: Có thể gây sưng đau, nổi quầng đỏ ở vị trí tiêm 1 – 2 ngày kèm theo đau cơ, đau khớp, nổi mề đay và sốt.
  • Vắc xin ngừa dại: Gây ra một số phản ứng phụ như chóng mặt, đau đầu, đau khớp, sốt và đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Vắc xin ngừa thương hàn (tiêm bắp): Sưng đau ở vị trí tiêm kèm rối loạn tiêu hóa, đau cơ, đau đầu và sốt.

Phản ứng thường gặp sau khi tiêm có thể khác nhau ở mỗi cá thể tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và một số yếu tố khác. Vì vậy, một số trẻ có thể không phải triệu chứng nào sau khi tiêm chủng. Ngược lại, trẻ cũng có thể gặp phải triệu chứng có mức độ nghiêm trọng hơn so với thông tin được đề cập ở trên.

2. Tai biến nặng sau tiêm chủng

Một số ít trường hợp có thể gặp phải tai biến sau khi tiêm chủng. Trong đó, sốc phản vệ và hội chứng nhiễm độc là các phản ứng thường gặp nhất. Nếu không xử lý sớm và đúng cách, các tai biến sau khi tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ hoặc để lại các di chứng vĩnh viễn.

phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ
Phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện nếu trẻ quấy khóc kéo dài, mệt mỏi, li bì và sốt cao hơn 39 độ C

Vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu xuất hiện các phản ứng bất thường sau:

  • Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài trên 24 giờ và không có đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường
  • Trẻ quấy khóc kéo dài, li bì, mệt mỏi và hôn mê
  • Phát ban
  • Nôn trớ, bú kém hoặc bỏ bú
  • Co giật
  • Da nổi vân tím, tay chân lạnh
  • Thở nhanh, thở khò khè, môi tím
  • Thân nhiệt bất thường
  • Có dấu hiệu hạ huyết áp
  • Nôn mửa và đau bụng

Các triệu chứng này đều là dấu hiệu của tai biến sau khi tiêm chủng cho trẻ. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được xử lý. Tình trạng chậm trễ có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bé.

Nguyên nhân gây ra phản ứng phụ sau khi tiêm phòng

Tất cả các loại vắc xin có mặt trên thị trường đều đã được Bộ Y tế kiểm định chặt chẽ về chất lượng, hiệu quả phòng ngừa và độ an toàn đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các phản ứng sau khi tiêm chủ yếu xảy ra do cơ địa, tâm lý hoặc do cơ sở y tế gặp phải sai sót trong thực hành tiêm chủng.

1. Do cơ địa nhạy cảm với vắc xin

Mỗi loại vắc xin đều được nghiên cứu và phát triển để đảm bảo cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu đối với mầm bệnh tương ứng. Chính vì vậy, phản ứng sau khi tiêm mỗi loại vắc xin thường không giống nhau. Điều này lý giải vì sao trẻ có thể mệt mỏi, sốt cao và nhức mỏi hơn sau khi tiêm/ uống một vài loại vắc xin cụ thể.

phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ
Cơ thể trẻ có thể phản ứng quá mức với thành phần có trong một số loại vắc xin

Trong một số ít trường hợp, hệ miễn dịch của bé có thể phản ứng thái quá với thành phần có trong vắc xin. Lúc nào, cơ thể nhận định thành phần này là “dị nguyên” và phản ứng lại bằng cách sản sinh kháng thể để tấn công. Tuy nhiên, phản ứng thái quá của hệ miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng. Nếu không được xử lý sớm, phản ứng dị ứng có thể chuyển sang sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Lưu ý: Phản ứng dị ứng và sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin đều bắt nguồn từ cơ địa của từng cá thể. Hoàn toàn không có liên quan đến kỹ thuật tiêm.

2. Tâm lý lo sợ, căng thẳng

Trên thực tế, tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng sau khi tiêm chủng. Trẻ có tâm lý căng thẳng và lo sợ quá mức có thể gặp phải các phản ứng như la hét, nôn, ngưng thở, chóng mặt, nhức đầu và ngất xỉu (trên 6 tuổi).

Do đó hiện nay, tiêm vắc xin gần như không có chỉ định cho những trường hợp có tâm lý bất ổn hoặc căng thẳng quá mức. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gặp phải các phản ứng bất lợi và tai biến nặng sau khi tiêm phòng.

3. Sai sót trong thực hành tiêm chủng

Phản ứng phụ sau khi tiêm có thể do sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng (bao gồm quá trình bảo quản, chuẩn bị tiêm, kỹ thuật tiêm,…). Sự sai sót xảy ra trong toàn bộ quá trình này đều có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ và tai biến sau khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ.

4. Bệnh trùng hợp ngẫu nhiên

Trùng hợp ngẫu nhiên là một trong những nguyên nhân gây ra tai biến sau khi tiêm chủng. Tình trạng này xảy ra do các bệnh lý có sẵn trong cơ thể bé, hoàn toàn không do sai sót trong quá trình tiêm, chất lượng vắc xin hay tâm lý căng thẳng, lo lắng.

Trong đó, hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDs) là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi tiêm chủng và là một trong những nguyên nhân gây tai biến sau khi tiêm chủng.

5. Không rõ nguyên nhân

Trên thực tế, một số phản ứng bất lợi xảy ra sau khi tiêm chủng không thể xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp này tương đối hiếm gặp và rất ít khi đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Thống kê cho thấy, đa phần trẻ nhỏ chỉ gặp phải các phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm. Rất ít trường hợp gặp phải các tai biến nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Mặc dù tiềm ẩn rủi ro nhưng tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với lợi ích mà tiêm chủng mang lại. Do đó, phụ huynh không nên quá lo lắng về các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin cho bé.

Cách xử lý phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin

Phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên để giảm cảm giác đau và khó chịu cho bé, mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà. Trong trường hợp cần thiết, nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý và điều trị tai biến nặng.

1. Chăm sóc các phản ứng phụ thường gặp

Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm chủng như đau, sưng đỏ ở vị trí tiêm, nhức mỏi, sốt,… có thể thuyên giảm khi áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ
Phụ huynh có thể chườm đắp khăn mát và cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt sau khi tiêm vắc xin
  • Sốt dưới 38.5 độ C: Cho trẻ uống nhiều nước (trên 6 tháng tuổi), mặc quần áo thông thoáng và nằm ở nơi mát mẻ để tránh tăng thân nhiệt và đổ mồ hôi quá mức. Có thể cân nhắc dùng Paracetamol để hạ sốt cho bé nếu cần thiết (nên tham khảo ý kiến dược sĩ). Ngoài ra, mẹ cũng có thể hạ thân nhiệt cho bé bằng cách chườm khăn mát ở nách, bẹn, cổ,…
  • Phản ứng tại vị trí tiêm: Các phản ứng tại vị trí tiêm thường tự thuyên giảm sau 1 – 3 ngày. Nếu trẻ bị sưng đau nhiều, phụ huynh có thể đợi vết tiêm đóng mài, sau đó chườm khăn mát và sử dụng các loại kem bôi làm dịu da chứa Panthenol, vitamin E,… Hoặc có thể dùng Paracetamol để giảm đau nhức.
  • Đau nhức khớp: Thường tự khỏi sau khoảng 10 ngày nên không cần thiết phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu trẻ gặp khó khăn khi sinh hoạt và học tập do khớp đau nhiều, phụ huynh có thể cho trẻ dùng Paracetamol theo hướng dẫn của dược sĩ.
  • Một số biện pháp chăm sóc khác: Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ nên cho bé bổ sung nước cam, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi,… để nâng đỡ thể trạng. Sau khoảng 2 – 3 ngày, các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng có thể thuyên giảm hoàn toàn.

Đối với trẻ lớn, các phản ứng phụ sau khi tiêm thường không rõ rệt và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu nhận thấy các triệu chứng kéo dài hơn 5 – 7 ngày hoặc nghiêm trọng dần theo thời gian, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

2. Xử lý – điều trị tai biến nặng sau khi tiêm vắc xin

Các trường hợp gặp phải tai biến nặng sau khi tiêm chủng bắt buộc phải điều trị y tế trong thời gian sớm nhất. Tình trạng chủ quan và chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ gặp phải di chứng hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng của bé. Đối với trường hợp trẻ gặp phải phản ứng dị ứng nặng, sốc phản vệ và hội chứng nhiễm độc, trẻ sẽ được xử lý theo phác đồ của Bộ y tế và BẮT BUỘC phải dừng ngay việc tiêm vắc xin.

  • Sốt cao trên 38.5 độ C: Xử lý bằng cách cho dùng thuốc hạ sốt, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
  • Co giật: Co giật ở trẻ thường do sốt quá cao. Trong trường hợp này, trẻ cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thở oxy, hút đờm rãi và đảm bảo lưu thông đường thở. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Diazepam hoặc các loại thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ của Bộ y tế.
  • Áp xe tại vị trí tiêm: Đối với trường hợp trẻ bị áp xe bị vị trí tiêm, xử lý bằng cách chích rạch và dẫn lưu mủ. Sau đó, chỉ định dùng kháng sinh nếu áp xe do nhiễm vi khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết là tai biến nặng sau khi tiêm chủng. Tình trạng thường khởi phát cấp tính, tiến triển nhanh và có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách điều trị sốc, kế tiếp là dùng kháng sinh và khắc phục biến chứng (nếu có).
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với thành phần có trong vắc xin. Tình trạng này được xử lý bằng cách tiêm Epinephrine trong thời gian sớm nhất, đảm bảo chức năng hô hấp và điều trị triệu chứng.

Lưu ý: Thông tin được cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng.

Giảm thiểu tai biến khi tiêm chủng bằng cách nào?

Trên thực tế, rủi ro khi tiêm vắc xin thấp hơn rất nhiều so với lợi ích mà biện pháp này mang lại. Tuy nhiên để hạn chế tối đa tai biến và các phản ứng bất lợi sau khi tiêm chủng, phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp sau:

phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ
Lựa chọn cơ sở uy tín khi tiêm phòng cho trẻ
  • Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín và đáng tin cậy. Bởi sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng phụ và tai biến sau khi tiêm. Hơn nữa, một số cơ sở y tế không đảm bảo vô trùng khi tiêm vắc xin có thể gây lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhi.
  • Phụ huynh nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bé, tiền sử dị ứng và các vấn đề cần thiết để được đánh giá nguy cơ trước khi tiêm. Tuyệt đối không che giấu bệnh của trẻ vì đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do trùng hợp ngẫu nhiên.
  • Sau khi tiêm, cần cho trẻ ở lại cơ sở y tế trong 30 phút để nhân viên kiểm tra tình trạng vết tiêm, thân nhiệt và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của trẻ. Sau khi tiêm chủng khoảng 48 giờ, phụ huynh cũng nên chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ và đưa con trẻ đến bệnh viện khi cần thiết.
  • Sau khi tiêm chủng, nên tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao. Dùng các loại thực phẩm này có thể kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch và tăng nguy cơ gặp phải phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về một số phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ. Để được tư vấn cụ thể hơn, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ/ nhân viên y tế trước khi tiêm vắc xin cho bé. Ngoài ra, cần chú ý biểu hiện của con trẻ trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và chủ động đến bệnh viện trong trường hợp cần thiết.

Cùng chuyên mục

Cơn gò tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, những cơn gò tử cung luôn khiến các bà mẹ lo lắng rằng liệu nó có nguy hiểm không? Đây cũng chính là thắc mắc chung của...

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

14 Loại trái cây mẹ không nên ăn trong giai đoạn cho con bú

Sau khi sinh, việc ăn uống đối với người phụ nữ cần phải cẩn trọng hơn rất nhiều, nhất là đối với những ai nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy...

Vắt sữa có tốt không? Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?

Sau những tháng thai kỳ đầy khó khăn thì người mẹ lại chuyển tiếp qua giai đoạn nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Việc này gây ra rất nhiều phiền...

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn