Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phồng đĩa đệm l4-l5 nguy hiểm không? Cách điều trị

Phồng đĩa đệm L4-L5 là tình trạng thường gặp, có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bởi đây là vùng dễ bị tổn thương nhất do phải chịu nhiều áp lực từ sức nặng của cơ thể. Phồng đĩa đệm L4-L5 thường gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì ở thắt lưng lan xuống một hoặc hai chân ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn đang thắc mắc không biết phồng đĩa đệm L4 -L5 có nguy hiểm không, thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Phồng đĩa đệm L4 - L5 là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi
Phồng đĩa đệm L4 – L5 là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi

Phồng đĩa đệm L4-L5 là gì?

Theo giải phẫu, cột sống của con người được cấu tạo bởi nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau. Cột sống của chúng ta bao gồm 7 đốt sống cổ (C1 – C7), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 12 đốt sống lưng (D1 – D12), 5 đốt sống cùng (S1 – S5) và cuối cùng là 4 đốt sống cụt. Nằm giữa 2 đốt sống gần kề nhau là đĩa đệm có vai trò làm giảm sốc cho các đốt sống và giúp cột sống linh hoạt hơn trong vận động. Đĩa đệm là một cấu trúc đặc biệt, bên ngoài là các thớ sợi khá chắc chắn xếp theo vòng tâm, có chứa các nhân keo gelatin bên trong. 

Phồng đĩa đệm hay còn gọi là lồi đĩa đệm là tình trạng vỏ bao xơ (các thớ sợi) của đĩa đệm bị suy yếu khiến nhân nhầy (nhân keo gelatin) bị lồi ra khỏi vị trí ban đầu. Bệnh được xếp vào nhóm tổn thương đĩa đệm, khi ác đĩa đệm phồng lên sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, từ đó gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu…  Phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là vùng thắt lưng, vùng cột sống cổ hoặc vùng ngực.

Phồng đĩa đệm L4-L5 là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm ở vị trí đốt sống thắt lưng L4 – L5 phồng lên thoát khỏi vị trí trung tâm gây đau âm ỉ, tê bì, khó chịu ở thắt lưng cho người bệnh. Tình trạng này cũng thường được gọi là thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Do vùng cột sống thắt lưng phải chịu nhiều áp lực từ sức nặng của cơ thể và các hoạt động vận động nên dễ bị tổn thương hơn các đốt sống khác. Đây cũng là lý do là tình trạng phồng lồi đĩa đệm L4 – L5 chiếm tỷ lệ cao hiện nay và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm l4-l5

Phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là những đối tượng trên 40 tuổi. Lý do là ở độ tuổi này, cơ thể dần bước vào thời kỳ lão hoá, những tổn thương tích tự và các hoạt động quá mức khiến đĩa đệm bị chèn ép đẩy nhân nhầy ra khỏi vị trí trung tâm, lệch về phía bao xơ yếu đi. Phồng đĩa đệm l4-l5 chủ yếu xuất phát từ quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể, lúc này cơ thể bắt đầu lão hoá, đĩa đệm và cột sống thoái hoá, mất nước và dễ dàng bị tổn thương. 

Ngoài ra, tình trạng phồng đĩa đệm l4-l5 cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Thường xuyên lặp đi lặp lại những tư thế ngồi, đứng không tốt khi làm việc hoặc khi tập thể dục uốn con người về phía trước, nhấc vật nặng sai cách… trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến cột sống làm lệch đĩa đệm
  • Do đĩa đệm cột sống chịu sức ép đột ngột như tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông hay những tác động lực đột ngột khiến cơ thể bị va chạm làm ảnh hưởng đến cột sống. Kết quả là đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy lệch về phía bao xơ bị yếu đi
  • Do tuổi tác cao, cơ thể bước vào quá trình lão hoá; do yếu tố di truyền hoặc do làm việc vận động quá sức, sai tư thế khiến đĩa đệm cột sống tổn thương, thoái hoá, xơ cứng…
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính khiến đĩa đệm bị tổn thương, phồng lồi
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính khiến đĩa đệm bị tổn thương, phồng lồi
  • Do thừa cân béo phì, sức nặng của cơ thể quá lớn, cân nặng càng cao thì áp lực mà cột sống phải gánh chịu càng lớn, điều này làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của đĩa đệm.
  • Đôi khi, phồng đĩa đệm l4-l5 cũng xảy ra ở người có bệnh lý về đĩa đệm, người lười vận động, người thường xuyên chơi những môn thể thao mạo hiểm… 

Phồng đĩa đệm đặc biệt là phồng đĩa đệm l4-l5 là thoát vị đĩa đệm thể nhẹ, khi một phần bao xơ suy yếu khi nhân nhầy lệch ra khỏi vị trí trung tâm, làm xuất hiện một bong bóng phình to phía ngoài. Phồng đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, chưa gây tổn thương nghiêm trọng đến các dây thần kinh đi qua đốt sống. Nhìn chung thì nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này là tuổi tác ,hay chính xác hơn là tiến trình lão hoá của cơ thể kết hợp với các yếu tố như cân nặng, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt… 

Phồng đĩa đệm l4-l5 có nguy hiểm không?

Có thể nói, khi gặp phải tình trạng này thì thắc mắc chung của nhiều người chính là không biết liệu bị phồng đĩa đệm l4-l5 có nguy hiểm không? Như đã đề cập, khi bị phồng đĩa đệm thì bao xơ chỉ suy yếu nhưng vẫn còn, nhân nhầy chỉ bị lệch khỏi vị trí trung tâm, vẫn nằm trong bao xơ khiến bao xơ phình to một phần và chưa ảnh hưởng lớn đến các dây thần kinh đi qua đốt sống. Phồng đĩa đệm l4 -l5 là bệnh lý đĩa đệm ở mức độ nhẹ, chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, phồng đĩa đệm không thể tự khỏi, bệnh cần được sớm thăm khám và điều trị. Nếu không được sớm phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến sang thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng. Nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng của bệnh phồng đĩa đệm l4-l5 nếu không được sớm chẩn đoán và điều trị có thể kể đến như:

  • Rối loạn cảm giác: Khi các rễ thần kinh bị tổn thương sẽ khiến cho thần kinh cảm giác ở khu vực này bị rối loạn, có những trường hợp còn khiến người bệnh mất hẳn cảm giác nóng, lạnh.
  • Ảnh hưởng đến khả năng vận động: Khi nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu, lâu ngày dưới tác động trọng lượng cơ thể cùng các hoạt động vận động có thể gây thoát vị đĩa đệm, làm rách bao xơ, chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh dẫn đến giảm khả năng vận động, mất cảm giác và phản xạ gân cơ, nghiêm trọng hơn còn có thể làm tê liệt tứ chi. Mất khả năng vận động một phần hoặc bại liệt hoàn toàn là biến chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra.
  • Rối loạn cơ vòng: Rối loạn cơ vòng xảy ra khi nhân nhầy thoát ra ngoài, gây áp lực lên các cơ quan bài tiết, điều này sẽ gây ra các vấn đề như tiểu tiện không tự chủ, rối loạn cương dương, bí tiểu tiện…

Dấu hiệu nhận biết phồng đĩa đệm l4-l5

Phồng đĩa đệm l4-l5 là tình trạng thường gặp, tuy nhiên, do đây là thoái hoá đĩa đệm mức độ nhẹ, nhân nhầy vẫn chưa chèn ép lên rễ thần kinh nên các triệu chứng thường không mấy rõ ràng. Hơn nữa, cấu trúc của đĩa đệm không có sự chi phối của các dây thần kinh nên rất khó để nhận biết căn bệnh này. Đa số các trường hợp người bệnh thường phát hiện khi đã có tổn thương gây chèn ép lên các dây thần kinh với các cơn đau từ thắt lưng lan xuống hai chân. 

Phồng đĩa đệm rất khó để nhận biết vì lúc này nhân nhầy vẫn chưa chèn ép lên các rễ thần kinh và không gây đau 
Phồng đĩa đệm rất khó để nhận biết vì lúc này nhân nhầy vẫn chưa chèn ép lên các rễ thần kinh và không gây đau

Một số triệu chứng nhận biết phồng đĩa đệm l4-l5 có thể kể đến như:

  • Tê tay, tê chân lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài mà không thấy thuyên giảm 
  • Đau âm ỉ, khó chịu ở vùng thắt lưng, đau tăng dần theo thời gian và xuất hiện ngày một thường xuyên
  • Đôi khi bạn sẽ cảm thấy tê mỏi, ngứa ngáy cảm giác như kiến bò từ hông xuống đến các ngón chân hoặc chỉ bắp chân
  • Nếu bệnh nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội vùng thắt lưng, đau tăng dần, kéo dài lan xuống đùi, bắp chân và một phần bàn chân
  • Yếu cơ, tay chân không có lực, khả năng vận động kém khi bệnh ở giai đoạn nặng nhưng chưa tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.

Thực tế, theo các bác sĩ, phồng đĩa đệm chỉ là hình ảnh nhìn thấy trên phim cộng hưởng từ, lúc này, người bệnh sẽ chưa có cảm giác đau rõ ràng cũng không bị hạn chế vận động như thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu phồng đĩa đệm không được kịp thời điều trị, kết hợp với các yếu tố như quá trình lão hoá, chấn thương, mang vác vật nặng sai tư thế… sẽ khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên tuỷ sống và dây thần kinh, gây thoát vị đĩa đệm thật sự. 

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán phồng đĩa đệm không thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng mà phải dựa trên các xét nghiệm để xác nhận chấn thương đĩa đệm cột sống, đồng thời để phát hiện xem bạn có bất kỳ dấu hiệu chèn ép dây thần kinh nào không. Các phương pháp chẩn đoán có thể kể đến như:

  • Chụp cộng hưởng MRI: Là kỹ thuật tạo hình cắt lớp bằng sóng radio và sóng từ trường, có độ tương phản sắc nét rõ ràng, cho hiệu quả chuẩn xác mà không sử dụng tia xạ, an toàn cho bệnh nhân. Có tác dụng xác định vị trí tổn thương hay mức độ phồng (lồi) đĩa đệm.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Là kỹ thuật sử dụng tia X phóng liên tục qua cơ thể để tái tạo cho ra cấu trúc bên trong. Thường được gọi là chụp CT, có độ tương phanr cao, chụp được nhiều góc, thời gian chụp nhanh. Tuy nhiên, gây nhiễm từ tia X thường ở mức từ trung bình đến cao, có tính chất tích luỹ, có thể gây phản ứng phụ không mong muốn.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Hay còn gọi là chụp X quang, có thể giúp phát hiện chính xác vị trí của đĩa đệm bị thoát vị và những bao rễ thần kinh bị chèn ép. 

Biện pháp điều trị phồng đĩa đệm

Khi bị tê bì tay chân nhiều lần, lặp đi lặp lại, kéo dài thì bạn nên nhanh chóng thăm khám chuyên khoa xương khớp để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Lý do là tê bì tay chân, nhức mỏi thắt lưng là biểu hiện đặc trưng của phồng đĩa đệm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bản chất của phồng đĩa đệm là không có thuốc trị khỏi, chỉ có thể điều trị triệu chứng, tránh cơn đau tái phát, tránh tình trạng bệnh chuyển biến sang thoát vị đĩa đệm. 

Các phương pháp điều trị có thể kể đến như:

Với trường hợp nhẹ

Thông thường, sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh, tuỳ vào trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Dùng thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giãn cơ với cường độ đau từ nhẹ đến nặng như Naproxen, Paracetamol, Ibuprofen… 
Phồng đĩa đệm l4-l5 có thể được điều trị bằng thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm hoặc vitamin nhóm b
Phồng đĩa đệm l4-l5 có thể được điều trị bằng thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm hoặc vitamin nhóm b
  • Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu để thư giãn cơ gân cốt, tăng cường lưu thông máu tới đĩa đệm, các khớp như massage, bấm huyệt, châm cứu…
  • Khuyến khích, hướng dẫn bệnh nhân luyện tập các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội… 

Với trường hợp tiến triển

Khi bệnh tiến triển, có nguy cơ phát triển thành thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Trị liệu thần kinh cột sống bằng cách nắn chỉnh nhẹ nhàng cột sống nhằm giảm chèn ép lên dây thần kinh, hỗ trợ khôi phục cấu trúc tự nhiên của cột sống và đĩa đêm
  • Nếu trị liệu không có hiệu quả, sẽ chỉ định phẫu thuật để can thiệp trực tiếp vào đĩa đệm nhằm lấy lại cấu trúc ban đầu cho bệnh nhân.

Ngoài ra, phồng đĩa đệm còn có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, vitamin nhóm B, thuốc giãn mạch ngoại vi… Hoặc có thể áp dụng các phương pháp Đông y hay liệu pháp vật lý trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, điện châm, xung điện… Nếu sau khi thăm khám mà không có chèn ép thần kinh thì có thể chữa bằng thuốc nam, nội khoa, lý liệu pháp hay Đông y. 

Cách phòng ngừa phồng đĩa đệm chuyển biến nặng

Phồng đĩa đệm không có thuốc đặc trị, chỉ có thể phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng để tránh nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ. Bạn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu glucose, glucosamine, vitamin A, vitamin C, thực phẩm giàu axit béo Omega-3, giàu canxi… Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như thịt đỏ, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm nhiều đường, dầu thực vật, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, nên tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ phù hợp. Cần cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, uống đủ lượng nước cần thiết, tốt nhất là 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế, tránh cử động thắt lưng quá mạnh, tránh chạy nhảy, cúi gập người, xoay vặn thắt lưng, khuân vác đồ vật nặng… 
  • Hạn chế nằm nhiều để không gây ra tình trạng co cứng cơ khớp. Nên vận động hợp lý, tránh ngủ gục hay nằm sấp, tránh nằm nệm mềm hoặc nằm võng. Khi mang vác vật nặng thì bên thăng lưng, gập gối, thực hiện đúng tư thế nhằm giảm áp lực cho thắt lưng. 

Như vậy, phồng đĩa đệm l4-l5 là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ khi nhân nhầy vẫn còn trong bao xơ và chưa thoát ra ngoài. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm, không đe doạ sức khoẻ nhưng cần sớm xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

9 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả sẽ hỗ trợ người bệnh giảm được tình trạng đau nhức, khó chịu,... và sớm hồi phục lại sức...

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy – Điều cần biết

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy là sự lựa chọn của khá nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, trên thực tế thì bệnh viện Chợ Rẫy có...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm – Cách phục hồi và lưu ý

Điều trị phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Quá trình này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại trạng...

mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Viết Đức

Tìm hiểu “mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức”

Tìm hiểu mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức sẽ giúp người bệnh có được sự chủ động trong lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh. Các...

Phồng (Lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Phồng (Lồi) đĩa đệm là một hiện tượng xảy ra khi cột sống bị suy yếu do quá trình bị lão hóa. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh...

10 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm thường bắt nguồn từ các dược liệu dễ tìm thấy trong vườn nhà như cây chìa vôi, đu đủ xanh, lá...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn