Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Nội Dung Bài Viết
Phồng đĩa đệm là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, khi nhân nhầy vẫn còn trong bao xơ và chưa lệch hẳn ra khỏi vị trí ban đầu. Bên cạnh việc thay đổi lối sống, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát tình trạng bệnh, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do phồng đĩa đệm gây ra. Nếu bạn đang băn khoăn bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.
Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì?
Phồng đĩa đệm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, tuy nhiên thường gặp nhất là ở các vị trí L4 – L5, L5 – S1. Đây là tình trạng đĩa đệm bị phồng quá mức nhưng nhân nhầy vẫn còn bao xơ bao bọc, chưa hoàn toàn lệch khỏi vị trí ban đầu và dây thần kinh cũng chưa bị chèn ép nặng nề. Khi bị phồng đĩa đệm, người bệnh nên tích cực bổ sung các thực phẩm sau đây:
1. Thực phẩm giàu Glucose
Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết, người bệnh nên tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu glucose cho cơ thể khi bị phồng đĩa đệm. Glucose có tác dụng tạo năng lượng cung cấp cho cơ thể để thực hiện các hoạt động như đọc sách, xem phim, đi bộ, làm việc, chơi thể thao… Không chỉ vậy, glucose còn tham gia vào quá trình chữa lành của đĩa đệm của cột sống bị thương, rất tốt với người bị phồng đĩa đệm. Một số thực phẩm giàu glucose bạn nên tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn của mình có thể kể đến như: ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nâu, hoa quả…
2. Thực phẩm giàu Glucosamine
Glucosamine là một loại glucose tự nhiên được tìm thấy trong và quanh chất lỏng của các mô đệm của khớp. Glucosamine cũng thường được tìm thấy trong lớp vỏ cứng của các động vật có vỏ, thường được y học sử dụng để giảm đau khớp, cứng và sưng khớp do viêm khớp. Bên cạnh đó, glucosamine cũng được chứng minh là có khả năng làm chậm sự thoái hóa của đĩa đệm, có tác dụng tốt với đĩa đệm bị phồng, thoát vị.
Bạn có thể bổ sung glutamin để cơ thể tự tổng hợp glucosamine thông qua các thực phẩm như thịt gà, thịt cừu, thịt bò, cá, đậu phộng, trứng, sữa, quả hạnh nhân, cải bó xôi, bắp cải, các loại rau lá xanh… Các thực phẩm chứa nhiều glucosamine tự nhiên như sụn sườn của heo, sụn đầu xương, gà, vịt, bò…
3. Nhóm thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là mắt mà còn rất tốt cho người gặp các vấn đề về đĩa đệm cột sống. Vitamin A có thể thúc đẩy các tế bào sụn trưởng thành phát triển, rất cần thiết để sụn khớp khỏe mạnh. Không chỉ vậy, vitamin A cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành xương cột sống, bổ sung vitamin A có thể cung cấp, hỗ trợ cho quá trình phục hồi các tổn thương ở đĩa đệm.
Các thực phẩm giàu vitamin A mà bạn không nên bỏ qua gồm gan bò, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, xoài, dưa lưới, quả mơ khô, nước ép cà chua, bí ngô… Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ quá 2.000 mg vitamin A mỗi ngày, việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể làm gia tăng nguy cơ gãy xương, không tốt cho hệ xương khớp. Liều lượng tiêu thụ vitamin A khuyến nghị như sau:
- Nữ trên 14 tuổi: 700 mcg/ngày
- Nam trên 14 tuổi: 900 mcg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 770 mcg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 1.300 mcg/ngày.
4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Nếu bạn đang thắc mắc bị phồng đĩa đệm nên ăn gì thì câu trả lời là các thực phẩm giàu vitamin C. Có thể bạn chưa biết, cấu tạo chủ yếu của đĩa đệm cột sống là các protein được gọi là collagen, các collagen này có tác dụng giúp đĩa đệm trở nên tốt hơn khi đĩa đệm có vấn đề bằng cách cung cấp, hỗ trợ cho quá trình tự sửa chữa. Vitamin C vừa là chất chống oxy vừa là chất chống viêm có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, giảm viêm trong đĩa đệm và các mô xung quanh. Các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe người bị phồng đĩa đệm có thể kể đến như cam, chanh, bưởi, quả kiwi, dâu tây, ổi, dưa lưới vàng, cà chua, khoai tây, bông cải xanh, súp lơ trắng…
5. Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3
Những thực phẩm giàu axit béo Omega-3 không chỉ có tác dụng ngăn ngừa tác nhân gây bệnh tim mạch, ngăn ngừa bệnh đông máu, giảm mỡ trong gan mà còn rất cần thiết cho người bị phồng, thoát vị đĩa đệm nhẹ. Các thực phẩm giàu Omega-3 bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn có thể kể đến như:
- Các loại hạt như óc chó, hạt hạnh nhân, macca…
- Các loại cá nước lạnh như cá thu, cá hồi, cá ngừ nướng, cá trích, cá mòi…
- Hàu, sữa đậu nành, bánh mì, bột ngũ cốc, bột mì, mỳ ống, cháp bột yến mạch…
- Một số loại rau củ như cải xoăn, rau bó xôi, bắp cải Brussel, rau bina, đậu Hà Lan, cải xanh…
- Các loại dầu như dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu óc chó, dầu gan cá, dầu canola…
6. Các thực phẩm giàu Canxi
Với thắc mắc bị phồng đĩa đệm nên ăn gì thì nhóm thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua chính là canxi. Mặc dù đĩa đệm không được cấu tạo từ canxi nhưng canxi có tác dụng chữa lành, tăng cường sức khỏe cột sống. Bên cạnh đó, khi bổ sung canxi, xương khớp của bạn sẽ mạnh hơn từ đó làm giảm một phần áp lực lên đĩa đệm cột sống. Các thực phẩm giàu canxi tốt cho người bị phồng đĩa đệm mà bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn có thể kể đến như bơ, sữa, phô mai, sữa chua, đậu phộng, đậu hũ, cải xoăn, súp lơ xanh…
Đặc biệt, ngoài việc bổ sung canxi, bạn cũng nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D để thúc đẩy sự hấp thu canxi cho cơ thể. Các thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá tuyết, cá ngừ, lòng đỏ trứng, tôm, hàu… Bạn cũng có thể tắm nắng để cơ thể hấp thụ vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hiện nay trong ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều bức xạ tia cực tím và cực ít vitamin D, nếu tắm nắng không đúng cách có thể gây ung thư da.
Bị phồng đĩa đệm nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc xác định bị phồng đĩa đệm nên ăn gì thì bạn cũng không nên bỏ qua các thực phẩm cần tránh, không tốt cho sức khỏe đĩa đệm. Nếu bạn đang bị phồng đĩa đệm hay gặp vấn đề về xương khớp thì nên tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu thường xuyên sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe có thể kích hoạt phản ứng viêm, khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm này bao gồm:
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ nằm trong danh sách các thực phẩm mà người bị phồng đĩa đệm cần hạn chế sử dụng. Các loại thịt đỏ có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, sử dụng quá nhiều có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng. Không chỉ vậy, trong thịt đỏ có chứa neu5gc, đây là chất có thể khiến cơ thể sản sinh triệu chứng viêm nặng, rất không tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm dù ở mức độ nặng hay nhẹ.
Bạn cần hạn chế ăn thịt đỏ nhưng không có nghĩa là phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Bởi lẽ thịt đỏ giàu sắt, vitamin B12, có tác dụng tạo ra DNA, cung cấp kẽm cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, giữ cho các tế bào thần kinh được khỏe mạnh, cung cấp đạm, tham gia vào xây dựng xương và cơ bắp. Tuy nhiên, mỗi người chỉ nên sử dụng 0.5 ounce (14,18g) thịt đỏ một ngày. Các loại thịt đỏ là thịt heo, thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt bê…
2. Thực phẩm nhiều đường
Đường cũng là một trong những thực phẩm mà người bị phồng đĩa đệm cần hạn chế sử dụng. Ăn nhiều đường không chỉ khiến vết thương lâu lành, dễ bị sưng viêm mà còn khiến cơ thể khó hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, photpho, magie, vitamin A, vitamin C, vitamin B12… Không chỉ vậy, đường còn làm giảm độ đàn hồi của các mô tế bào, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn bình thường. Đặc biệt, các thực phẩm nhiều đường sẽ dễ gây bệnh tim mạch và nguy cơ mắc bệnh béo phì.
3. Ngũ cốc tinh chế
Các thực phẩm chứa nhiều ngũ cốc tinh chế khi đưa vào cơ thể có thể gây ra tình trạng gia tăng đột biến insulin, dễ gây nguy cơ viêm khớp. Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc đã được tinh chế. Ngũ cốc tinh chế có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc, bánh mì trắng, pizza…
4. Dầu thực vật
Hầu hết các loại dầu thực vật đều có chứa nhiều axit béo omega 6. Thông thường, Omega – 6 không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuy nhiên nếu cơ thể có nhiều axit béo omega – 6 hơn axit béo Omega – 3 thì có thể làm kích hoạt phản ứng viêm. Chính vì vậy, người bị phồng đĩa đệm tốt nhất nên hạn chế dùng dầu, tránh các thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
5. Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa được quảng cáo là có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh. Thế nhưng, các sản phẩm từ sữa đặc biệt là các loại sữa nhiều đường sẽ khiến cơ thể bạn phải dung nạp một lượng đường lớn, gây phản ứng sưng viêm. Hơn nữa, nếu cơ thể không dung nạp được đường trong sữa, có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa khiến việc tiêu hóa sữa gặp khó khăn làm bạn dễ bị đầy bụng, bụng nôn nao, thường xuyên khó chịu…
6. Phụ gia
Thực phẩm có màu, có chất bảo quản, phụ gia cực kỳ không tốt với sức khỏe của người bị phồng đĩa đệm. Do đó, bạn nên chọn các thực phẩm càng tự nhiên càng tốt và nên tránh thực phẩm có hóa chất. Trước khi chọn mua sản phẩm gì, bạn cũng nên đọc nhãn thực phẩm.
7. Các thực phẩm khác
Một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bị phồng đĩa đệm mà bạn nên tránh bao gồm:
- Thực phẩm chứa purin và fructose như thịt gia súc, nội tạng động vật, cà muối, dưa muối…
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như thịt nướng, xúc xích, gà rán…
- Thức uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
Lời khuyên cho người bị phồng đĩa đệm
Bên cạnh việc xác định bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì, để hỗ trợ quá trình hồi phục, tránh khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên uống đủ nước cho cả ngày, lượng nước cần thiết cho người bị phồng đĩa đệm là 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước canh, các loại nước ép trái cây…
- Hạn chế sử dụng chất béo động vật, đặc biệt là mỡ vì có thể làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu, gây ra phản ứng viêm, làm các triệu chứng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trong mỗi bữa ăn
- Tránh ngồi quá lâu, khuân vác đồ vật nặng, cử động thắt lưng quá mạnh, cúi gập người, chạy nhảy, xoay vặn thắt lưng để tránh khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn
- Tránh nằm quá nhiều, việc nằm quá nhiều sẽ dễ khiến các cơ khớp bị co cứng, không còn tính linh hoạt vốn có.
- Nên kết hợp chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh với các hoạt động thể chất phù hợp như tập yoga, bơi lội, đi bộ… Thực hiện mỗi ngày, kiên trì để thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì. Chế độ ăn uống chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm được tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn. Để tránh bệnh chuyển biến nặng, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Phồng (Lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!