Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy đậu nành rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe tổng quát của người bình thường nhưng liệu thức uống này có phù hợp với các mẹ bầu? Mời độc giả tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Giải đáp: Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Câu trả lời của đa số chuyên gia là có. Theo một nghiên cứu vào năm 2001 của tiến sĩ Daniel Doerge và các cộng sự, không có bằng chứng cho thấy chất isoflavone (một hợp chất trong nhóm phytoestrogen) trong sữa đậu nành được hấp thụ qua nhau thai. Năm 2002, một nghiên cứu của tiến sĩ Thomas Badger đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết trẻ sơ sinh uống sữa công thức từ hạt đậu nành không có bất cứ biểu hiện bất thường nào về mặt sức khỏe. 

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?
Hiện nay, giới nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng khẳng định tác hại của sữa đậu nành đối với phụ nữ mang thai.

Vào năm 2003, từ kết quả nghiên cứu của mình, các nhà khoa học người Anh khẳng định chất isoflavones không tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự phát triển giới tính của bé. Ngoài ra, chất isoflavones của sữa đậu nành còn có khả năng ngăn ngừa ung thư vú ở nữ giới. Do đó, nếu uống sữa đậu nành đúng cách, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm về sự phát triển bình thường, ổn định của thai nhi.

Công dụng của sữa đậu nành đối với mẹ bầu

Từ lâu, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp dưỡng chất đa dạng và an toàn dành cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng (kể cả phụ nữ mang thai). Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của thức uống này cho sức khỏe mẹ và bé mà chị em không thể bỏ qua:

  • Thành phần axit folic dồi dào trong sữa đậu nành hỗ trợ quá trình tăng trưởng tế bào thần kinh, giúp thai nhi phát triển tối đa.
  • Hàm lượng vitamin (A, B1, D, E, PP…) trong loại thức uống này có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin của cơ thể người mẹ trong thời kỳ mang thai.
  • Nguồn protein phong phú từ sữa đậu nành góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của các cơ quan của cơ thể thai phụ, đồng thời đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Lượng carbohydrate từ sữa đậu nành sẽ kịp thời bổ sung nhu cầu cần thiết khi chị em rơi vào tráng thái suy nhược.
  • Thành phần canxi trong sữa đậu nành giúp giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở bà bầu và hạn chế rủi ro sinh non hoặc nhẹ cân ở thai nhi.
  • Chất xơ từ sữa đậu nành có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu cũng như ngăn ngừa chứng táo bón ở phụ nữ mang thai.
  • Các axit béo không no như: omega-3, linoleic, linolenic… hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất, điều chỉnh huyết áp và phòng tránh xơ vữa động mạch.

Tác dụng phụ của sữa đậu nành nếu bị dùng sai cách

Tuy là loại thức uống thơm ngon, lành tính nhưng nếu bà bầu uống quá nhiều, sữa đậu nành có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và bé. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nếu người mẹ tiêu thụ một lượng lớn sữa đậu nành, thai nhi sẽ bị dị dạng hoặc có khối u.

Tác dụng phụ của sữa đậu nành nếu bị dùng sai cách
Khi uống quá nhiều sữa đậu nành, mẹ bầu có thể bị viêm, nôn mửa, khó thở, phát ban, chóng mặt…

Một số bà bầu có biểu hiện dị ứng như: viêm, nôn mửa, khó thở, phát ban, chóng mặt… khi uống quá nhiều sữa đậu nành. Thêm vào đó, thức uống này cũng có thể gây ra hiện tượng sốc phản vệ – một tai biến dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, chất isoflavone trong sữa đậu nành còn là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu nên dùng sữa đậu nành với liều lượng thích hợp (theo sự hướng dẫn của bác sĩ) nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Hướng dẫn bà bầu uống sữa đậu nành đúng cách

Sữa đậu nành giàu chất dinh dưỡng. Để thức uống bổ dưỡng này phát huy công dụng tối đa, mẹ bầu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ mang thai chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành mỗi ngày. Thêm vào đó, chị em đừng uống một lượng sữa lớn trong cùng một thời điểm vì điều này dễ dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tốt nhất, bạn nên chia 500ml sữa thành 2 lần uống, tức 250ml/lần.

Hướng dẫn bà bầu uống sữa đậu nành đúng cách
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ mang thai chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành mỗi ngày.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành bất cứ lúc nào, chỉ trừ khi đang đói. Nếu bổ sung thức uống này khi đói, thành phần dinh dưỡng của sữa sẽ chuyển thành nhiệt cho cơ thể hấp thụ và mất hết công dụng. Ngoài ra, để tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, mẹ bầu cần dùng sữa đậu nành kèm bánh ngọt, bánh mì hoặc các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Một số lưu ý khi phụ nữ mang thai uống sữa đậu nành

Nếu uống sữa đậu nành khi mang thai, chị em cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín.
  • Uống sữa đậu nành ngay sau khi mở hộp, tránh để lâu ngày.
  • Dùng sữa đậu nành 30 phút sau khi uống thuốc (nếu đang dùng thuốc).
  • Nếu tự làm sữa đậu nành tại nhà, bà bầu nên ngâm đậu trong nước ấm trước khi xay, nấu sôi thật kỹ, đồng thời dùng ấm, hạn chế uống lạnh.
  • Uống tối đa 500ml/ngày.
  • Không trữ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt hoặc tủ lạnh quá lâu vì sữa sẽ bị hư hỏng, biến chất, thậm chí gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Không pha sữa đậu nành với đường nâu bởi một số axit hữu cơ trong đường có thể kết hợp với protein trong sữa khiến mẹ bầu chướng bụng, đầy hơi.
  • Tuyệt đối kiêng ăn cam, quýt, bưởi trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành do axit trong các loại trái cây này có thể phản ứng với protein của đậu nành để tạo thành kết tủa ở ruột, dẫn đến hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.
  • Nấu sôi sữa đậu nành trước khi thưởng thức nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh đau bụng, buồn nôn.
  • Dùng sữa đậu nành kèm các thực phẩm giàu tinh bột để thúc đẩy quá trình chuyển hóa các dưỡng chất trong sữa diễn ra dễ dàng hơn.
  • Không ăn trứng khi uống sữa đậu nành do protein từ lòng trắng trứng có thể kết hợp với trypsin của sữa để tạo thành kết tủa, từ đó cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Không nên dùng sữa đậu nành khi đói vì lúc này, protein trong sữa sẽ bị phân hủy, không phát huy hết vai trò dinh dưỡng của chúng.

Nhằm đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện, phụ nữ mang thai cần tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu có bất kỳ thắc nào liên quan đến vấn đề sức khỏe thai kỳ hoặc khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, chị em nên đi khám bác sĩ để được tư vấn tận tình và hướng dẫn cụ thể.

Cùng chuyên mục

Nắm tắm từ lá chè xanh có công dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh và công dụng từng loại

Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm mát da, trị các vấn đề trên da như rôm sảy, cứt trâu, viêm da… Mặc...

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này

Hẳn các chị em đều biết, 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ cần được hết sức lưu ý, nhất là trong vấn đề...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là do phôi thai đang trong quá trình làm tổ nhưng cũng có thể liên quan đến việc tiền sản...

Nước tắm trẻ em Amibebe: Công dụng, thành phần, giá bán

Nước tắm trẻ em Amibebe là sản phẩm hỗ trợ - điều trị các vấn đề da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như rôm sảy,...

Giới thiệu bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Chắc chắn rằng bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh và cao lớn. Chính vì vậy, việc theo dõi chiều cao và cân...

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng và lưu ý

Đau và sốt là tình trạng thường hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn