Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Polyp mũi là một trong những bệnh thường gặp, không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân gây polyp mũi ở trẻ em, bệnh mặc dù không dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu kéo dài dai dẳng, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang thắc mắc về căn bệnh polyp mũi ở trẻ em và cách điều trị của bệnh này thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Polyp mũi ở trẻ em là một dạng u lành tính
Polyp mũi ở trẻ em là một dạng u lành tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe bé

Polyp mũi ở trẻ em là gì?

Polyp mũi là căn bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và dĩ nhiên trong đó bao gồm cả trẻ em. Có thể hiểu, polyp mũi là một dạng u lành tính, thường xuất hiện ở hốc mũi hoặc các xoang ở mặt, mũi. Thực ra, bản chất của polyp mũi không phải là khối u mà là do sự thoái hóa của lớp tổ chức đệm của niêm mạc mũi hay xoang. Khối polyp mũi của trẻ em thường mềm, nhẵn, màu hồng nhạt, mọng trong. Thường có cấu trúc bên ngoài là lớp biểu mô bên trong là tổ chức liên kết với các tế bào xơ có chứa chất dịch nhầy. 

Polyp mũi ở trẻ em rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp. Nếu bố mẹ không theo dõi cẩn thận các biểu hiệu của con thì rất khó phát hiện bé đang bị polyp mũi. Đây được xem là một bệnh viêm mãn tính phổ biến, gây ảnh hưởng đến khoang mũi và xoang cạnh mũi.

Nguyên nhân gây polyp mũi ở trẻ em

Cơ chế hình thành khối polyp mũi ở trẻ em như sau: khi lớp niêm mạc của mũi hoặc các xoang bị viêm sẽ khiến các mạch máu trong niêm mạc hút nước làm nước bị tích trong tế bào. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành các khối tròn do mô bị kéo xuống theo trọc lực. Chúng sẽ mọc thành chùm như quả nho tạo thành các khối polyp mũi hình giọt nước. Mặc dù không gây đau đớn nhưng lại ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Một số nguyên nhân gây polyp mũi ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Sức đề kháng yếu, chưa hoàn thiện khiến cơ thể không thể chống chọi được với sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh
  • Hệ miễn dịch suy yếu, hệ tiêu hóa chưa ổn định, đường ruột kém dẫn đến cơ thể không hoàn toàn hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe khiến hàng rào chắn bảo vệ cơ thể không hoạt động tốt
  • Cơ thể trẻ còn khá nhạy cảm và non nớt, không kịp thích nghi với các yếu tố bên ngoài như khí hậu, môi trường, vi khuẩn gây bệnh
  • Các bệnh về đường hô hấp thông thường như cảm, viêm họng gây sổ mũi nghẹt mũi nhưng không được điều trị dứt điểm khiến xoang mũi và mũi tổn thương làm bé dễ mắc bệnh.

Các yếu tố nguy cơ hình thành polyp mũi có thể kể đến như:

  • Bệnh viêm xoang dị ứng do nấm
  • Viêm xoang mãn tính
  • Bệnh hen suyễn khiến đường hô hấp viêm và tắc nghẽn
  • Rối loạn di truyền khiến các chất nhầy từ màng mũi và xoang được sản xuất và tiết ra bất thường
  • Hội chứng Churg-Strauss (căn bệnh gây ra tình trạng viêm mạch máu)
  • Nhạy cảm với các thuốc kháng viêm không steroid hoặc với aspirin
  • Yếu tố di truyền

Triệu chứng của bệnh polyp mũi ở trẻ em

Thường xuyên chảy nước mũi là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh
Thường xuyên chảy nước mũi là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh

Polyp mũi ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang. Các triệu chứng của bệnh này ở trẻ em cũng khá tương đồng với người lớn, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ có triệu chứng không rõ ràng. Điều này đôi khi khiến mẹ nghĩ bé đang bị viêm mũi hay chứng sổ mũi thông thường khi thay đổi thời tiết mà không hề liên tưởng đến polyp mũi. Do đó, mẹ cần nắm rõ các triệu chứng bệnh và kiểm tra cẩn thận các dấu hiệu ở bé để phán đoán xem bé có mắc phải căn bệnh này hay không.

Một số triệu chứng polyp mũi ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Quan sát thấy trong hốc mũi của trẻ có một khối u nhỏ màu hồng nhạt, mọng nước
  • Trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi, khó thở, khi ngủ có dấu hiệu thở khò khè thậm chí phải thở bằng miệng
  • Thường xuyên chảy nước mũi, thông thường là nước mũi trong nhưng đổi khi có màu vàng đậm hoặc xanh, có mùi hôi
  • Trẻ ngửi mùi kém thậm chí mất khả năng người
  • Thường xuyên la nhức đầu, cảm giác đau âm i
  • Đôi khi trẻ có thể bị sốt, thân nhiệt cao, ngủ ngáy.

Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không, có gây biến chứng gì không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Trẻ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, người lờ đờ, mệt mỏi, hay quấy khóc nhất là trẻ sơ sinh
  • Có thể gây viêm xoang cấp hoặc mãn tính kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp
  • Dễ gây nguy cơ ngưng thở khi ngủ nếu khối polyp lớn, đây là tình trạng nguy hiểm khiến bệnh nhân ngưng thở và thở lại nhiều lần khi ngủ
  • Có thể gây biến dạng khuôn mặt, làm biến đổi cấu trúc khuôn mặt, khiến hai mắt bé ở xa nhau một cách bất thường hoặc bị song thị. Đây là biến chứng dễ xuất hiện ở các bé bị polyp mũi liên quan đến xơ nang phổi.

Chẩn đoán polyp mũi ở trẻ

Cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và xác định mức độ tình trạng bệnh
Cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và xác định mức độ tình trạng bệnh

Khi bé có dấu hiệu của polyp mũi, để xác định bé có mắc bệnh này hay không và mức độ bệnh như thế nào, trước hết mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Cách phương pháp chẩn đoán có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm hình ảnh học: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT với lát cắt mỏng ở tư thế chụp vùng hàm – mặt, hình ảnh cắt ngang mặt kết hợp với hình cắt dọc qua các xoang. Để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, có thể tiến hành thêm chụp MRI.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Nếu bé bị polyp mũi kèm theo viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để xét nghiệm huyết thanh, đồng thời cũng xét nghiệm da để tìm dị nguyên. Nếu bé có nhiều khối polyp mũi lành tính thì tiến hành xét nghiệm đo nồng độ Chlor trong mồ hôi để tìm bệnh xơ nang dịch và xét nghiệm di truyền.

Các phương pháp điều trị polyp mũi

Để điều trị polyp mũi cho trẻ em, mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp. Thông thường, khi mắc phải căn bệnh này sẽ có các hướng xử lý như sau:

Điều trị bằng thuốc

Nếu trẻ bị polyp mũi ở mức độ nhẹ, bé sẽ được điều trị theo các đơn thuốc kê toa của bác sĩ. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định cho bé sử dụng thuốc corticosteroid đường uống hoặc các loại thuốc xịt để làm teo các khối u. Bên cạnh đó, cũng có những loại thuốc nhỏ mũi có thể giúp giảm viêm mạn tính vùng mũi, hỗ trợ làm teo các khối u lành tính trong xoang, hốc mũi. Cần nhớ rằng, mẹ nên điều trị cho bé theo phác đồ và thuốc kê theo toa của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua ở các hiệu thuốc khi chưa có chỉ định để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Điều trị ngoại khoa

Thường được áp dụng cho các trường hợp bé mắc polyp mũi nặng, các khối u mềm lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường thở của bé. Tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định tiến hành phẫu thuật cắt polyp mũi hay phẫu thuật nội soi xoang. Trong đó:

  • Phẫu thuật cắt polyp mũi: Phù hợp với trường hợp polyp nhỏ, đơn độc, có thể dễ dàng cắt bỏ bằng dụng cụ cơ học để hút hoặc một máy vi cắt lọc. Tuy nhiên, sau cắt, để loại bỏ tình trạng viêm, sẽ phải dùng đến kháng sinh, thuốc chứa corticosteroid dạng uống.
  • Phẫu thuật nội soi xoang: Phù hợp với trường hợp xoang nghẹt và viêm, khi thực hiện, các bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi mềm, nhỏ, có gắn camera, một dụng cụ nhỏ ở đầu đưa vào mũi bệnh nhanh rồi cắt polyp và các cấu trúc khác. Phương pháp này được thực hiện nhanh, do chỉ rạch một đường nhỏ nên ít gây đau đớn, vết mổ cũng nhanh lành hơn.

Lời khuyên khi chăm sóc trẻ bị polyp mũi

Mẹ nên rửa mũi, hút mũi cho bé nhưng không nên thực hiện quá nhiều lần
Mẹ nên rửa mũi, hút mũi cho bé nhưng không nên thực hiện quá nhiều lần

Khi bé bị polyp mũi, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây để tránh gây nguy hiểm cho bé. Cụ thể:

  • Có thể ngăn chặn sự phát triển của polyp mũi như dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và xoang hoặc xông hơi mũi. Cụ thể, nước muối có thể giúp làm khô chất nhầy, giảm viêm mũi, làm chậm quá trình chất gây viêm là adiponectin trong cơ thể. Hoặc có thể thử xông hơi nóng để làm thông đường hô hấp và làm loãng dịch nhầy. Nên thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu bạc hà để tăng hiệu quả.
  • Không nên rửa mũi quá nhiều lần, việc rửa mũi quá nhiều sẽ khiến các dịch nhầy tự nhiên trong khoang mũi mất đi, có thể gây tổn thương mũi của trẻ. Do đó, chỉ nên xịt mũi, rửa mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ngày
  • Để hạn chế gây vỡ các polyp, tránh tình trạng nhiễm trùng, mẹ tuyệt đối không không chọc ngoáy mũi của bé. Đồng thời khi thời tiết trở lạnh, mẹ nên chú ý giữ ấm chó bé để tránh tình trạng dịch nhầy, phù nề tăng lên khiến bé dễ bị ngạt thở
  • Tuyệt đối không tự ý áp dụng các biện pháp dân gian như dùng hành tỏi, nhỏ mật ong… vào mũi bé vì dễ gây hỏng niêm mạc mũi của bé
  • Không hút mũi quá nhiều lần, cũng không nên tự ý dùng thuốc kháng khuẩn, thuốc uống cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng khoa học, bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé để tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch. Nên trao đổi với bác sĩ các thực phẩm nên ăn và cần tránh để xây dựng thực đơn phù hợp. Cố gắng bổ sung vitamin C từ các thực phẩm như cam, ổi, dâu tây, chanh, đu đủ, kiwi…
  • Để bé ngủ đủ giấc, không nên để bé thức khuya vì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch.

Biện pháp phòng ngừa

Thay vì để bệnh xuất hiện, mẹ nên chú ý phòng tránh bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể:

  • Nếu bé có biểu hiện như khó thở, thở gấp, mũi sưng, sốt cao… mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con, không chỉ kiểm tra cân nặng chiều cao mà còn phải quan tâm đến cấu trúc não, chỉ số vòng đầu, tai mũi họng mắt của bé
  • Không nên lơ là việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ, tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé, điều này có thể gây nguy cơ polyp mũi ở trẻ
  • Không cho người lớn hôn vào má, miệng của trẻ vì sẽ khiến các vi khuẩn ở miệng người lớn có cơ hội tấn công bé do hệ miễn dịch của con chưa được hoàn thiện, chúng không thể bảo bé trước sự tấn công của hàng triệu vi khuẩn mầm bệnh
  • Dọn dẹp sạch sẽ không gian sống, nhất là khu vực giường ngủ, khu vui chơi của bé để loại bỏ bụi bẩn và tránh sự phát triển của nấm, vi khuẩn gây bệnh
  • Sử dụng các vật dụng như áo khoác, khẩu trang, mũ để bảo vệ trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, thuốc trừ sâu
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi, dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi đồ chơi. 

Polyp mũi ở trẻ em mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, khiến bé thường quấy khóc, sổ mũi, nghẹt mũi khó chịu. Do đó, ngay khi bé có các triệu chứng bất thường, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bị đau lưng sau khi sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bị đau lưng sau khi sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bị đau lưng sau khi sinh là tình trạng bình thường và phổ biến ở các bà mẹ. Vấn đề này sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian...

Nên kết hợp bổ sung canxi với bổ sung vitamin D để giúp quá trình hấp thu canxi tốt hơn

Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ đúng cách mẹ nên biết

Thiếu canxi không chỉ là tình trạng chung của người già, cơ thể lão hóa mà còn rất dễ xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do cơ...

Những điều cần biết về các bài tập giảm đau lưng sau sinh

10 Bài tập giảm đau lưng sau sinh đơn giản mẹ nên thử

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có hơn 50% phụ nữ bị đau sinh gặp phải tình trạng đau lưng trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, trong...

10 Loại sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng

Các sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, cải thiện độ chắc khỏe của răng và hỗ trợ nâng cao sức...

Top 10 Thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu tốt và an toàn

Các loại thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu được khuyến khích dùng trong suốt thai kỳ để phòng ngừa khuyết tật về tủy sống và não bộ ở...

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan tương đối nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời nguy cơ cao dẫn đến viêm cơ tim, viêm cầu thận,...Do đó, bố...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn