Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị

Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bệnh ho: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?

Thường bị ho về đêm khi đi ngủ là bị gì? Chữa trị thế nào?

Mẹo trị ho bằng lá bạc hà “cực nhạy” bạn nên thử

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?

Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Ho có đờm : Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì ?

Dùng quả la hán trị ho, viêm họng sẽ khiến bạn bất ngờ

Quả la hán có công dụng trị ho, viêm họng do nhiệt, ngoài ra quả la hán còn làm mát phổi, tiêu đờm, chỉ khát, trị táo bón…Dùng nước uống quả la hán hay phối hợp cùng với các nguyên liệu khác cũng đều có công dụng trị ho hiệu quả.

Ho là một phản xạ tự vệ của cơ thể để tống các chất kích thích ở đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Ho là dấu hiệu của nhiều loại bệnh trong cơ thể, thuộc bệnh lý đường hô hấp hoặc bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng đường hô hấp. Ho có thể do lạnh hoặc do phong nhiệt ảnh hưởng đến phổi, ngoài ra còn có thể là do tỳ vị hư, gan nóng, stress căng thẳng cũng ảnh hưởng đến thanh quản cũng gây ra ho… Dù là do nguyên nhân nào đi nữa thì đây là một phản ứng sinh lý để cảnh báo hay bảo vệ cơ thể.

Khi bị ho do cảm lạnh hay do nóng trong người thì có thể áp dụng các bài thuốc đến từ thiên nhiên. Nếu ho kèm theo các triệu chứng như đờm đặc màu vàng, cổ họng đau, khát nước, cơ thể nóng, sợ gió… thì có thể dùng cách giải nhiệt, tiêu đờm, từ đó cơn ho sẽ dứt. Lúc này, có thể dùng các thảo dược thiên nhiên có tính mát để trị ho, một trong số đó có thể kể đến là quả la hán.

Ho có thể do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, do nhiệt, hay cảnh báo một số bệnh lý bên trong cơ thể
Ho có thể do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, do nhiệt, hay cảnh báo một số bệnh lý bên trong cơ thể

Quả la hán có khả năng trị ho

Cây la hán thường mọc hoang tại vùng đất Tây Nam ở Trung Quốc, có tên gọi là Fructus Siraitiae Grosvenorii, thuộc loại cây leo, quả la hán có lông nhung bao phủ bên ngoài, vỏ quả hơi bóng, khi khô sẽ có màu vàng sậm hay màu nâu. Lớp vỏ bao phủ bên ngoài rất giòn và dễ vỡ, khi vỡ sẽ thấy phần bên trong xốp nhẹ và có hạt bụi phấn màu trắng vàng bay ra. Quả la hán có hình tròn hay hình tròn dài với đường kính khoảng 5-8 cm, các hạt bên trong quả có hình tròn.

Loại quả này đến từ thiên nhiên hoàn toàn an toàn, lành tính thường được sử dụng để điều trị bệnh ho, viêm họng cho mọi đối tượng, từ trẻ em, người lớn đến người già đều sử dụng được cả.

Theo phân tích thì quả la hán có chứa protein, các đường đơn glucose, fructose với số lượng lớn, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin C, Fe, Se, Zn, Mn, saponin tritecpen… Trong quả la hán có chứa khoảng 1% nhóm glycosides gọi là mogrosides. Chất này tạo giúp quả la hán có vị ngọt hơn hẳn đường mía gấp 300 lần nhưng không làm tăng đường huyết. Do đó, những người thừa cân, béo phì, tiểu đường, người có vấn đề về tim mạch, huyết áp có thể an tâm sử dụng vì hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến đường huyết.

Quả la hán ngoài dùng làm nước giải khát thì còn là một vị thuốc trị bệnh ho viêm họng do nhiệt
Quả la hán ngoài dùng làm nước giải khát thì còn là một vị thuốc trị bệnh ho viêm họng do nhiệt

Trong Đông y, quả la hán có tính mát, vị ngọt, không có độc, có tác dụng làm mát phổi, tiêu đờm, chỉ khát, trị táo bón. Dùng trong trường hợp ho do phế nhiệt, hơi thở nóng, đàm đặc màu vàng, cổ họng khô, táo bón, người nóng bứt rứt. Những người ho kèm theo cảm lạnh, hư hàn thì không nên áp dụng cách sử dụng quả la hán, nên tham khảo các bài thuốc khác.

Cách chữa viêm họng bằng quả la hán

Trong quả la hán có khả năng kháng khuẩn nên được dùng để chữa viêm họng rất tốt. Khi chọn mua quả la hán thì nên chọn những quả cứng chắc, có màu nâu vàng bóng, lớn tròn, đây là những loại quả dùng làm thuốc tốt hơn những quả nhỏ.

Quả la hán mua về thì rửa sạch, bóc vỏ (có thể bỏ hoặc không), lấy phần thịt quả, nếu thấy phần bên trong bị khô, có bột, mối mọt thì đó là quả bị hỏng, nên bỏ quả đó đi. Tách vỏ ra nếu thấy phần ruột hơi ướt, màu đậm thì đó là quả la hán ngon, chất lượng, được dùng làm thuốc. Lấy phần thịt quả la hán đem sao khô, tán nhỏ, sau đó cho vào hủ thủy tinh kín để dùng dần.

Trường hợp mua quả la hán sấy khô thì khi ngửi có mùi hơi khô mốc, đó là hiện tượng bình thường.

Quả la hán có phần ruột hơi ướt, màu đậm là quả chất lượng, có thể dùng làm thuốc
Quả la hán có phần ruột hơi ướt, màu đậm là quả chất lượng, có thể dùng làm thuốc

Lưu ý: Một ngày chỉ nên dùng từ 15-30 gram dưới dạng nước uống ( khoảng 1-2 trái), dạng thuốc sắc hay hãm, không được dùng quá liều trên, đặc biệt với những người hay đi tiêu lỏng, lạnh bụng, tỳ vị hư hàn, những người ho do cảm lạnh cũng không nên dùng quả la hán.

Quả la hán dùng làm nước sắc hoặc nước uống

Đây là cách làm phổ biến nhất khi sử dụng loại quả này. Tùy vào tình trạng ho và cơ địa của mỗi cá nhân mà gia giảm số lượng nước uống, dùng nước uống này thay cho nước uống hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh. Cách này chữa ho kèm theo đau họng, mất tiếng.

Cách 1

Nguyên liệu

  • 15- 30 gram quả la hán

Cách thực hiện

  • Rửa sạch quả la hán.
  • Sắc cùng với nước hoặc cho vào bình nước hãm.

Sử dụng thay thế cho nước lọc hằng ngày. Dùng nước uống này cho đến khi khỏi bệnh. Ngoài ra, với người không bệnh, để phòng bệnh ho thì có thể thường xuyên uống loại nước này va

Cách 2

Nguyên liệu

  • 1 quả la hán

Cách thực hiện

  • Rửa sạch quả la hán sau đó cắt nhỏ
  • Đun chín quả la hán cùng với nước

Để nguội rồi sử dụng, dùng nước này thường xuyên cho đến khi khỏi bệnh.

Nước uống quả la hán ngoài việc trị ho thì còn có thể giải khát, dùng làm nước uống hằng ngày
Nước uống quả la hán ngoài việc trị ho thì còn có thể giải khát hay dùng làm nước uống hằng ngày

Quả la hán với hồng khô

Trong quả hồng chứa nhiều protein, vitamin C, A, sắt, canxi, magie, ngoài ra chứa nhiều chất chống oxy hóa cao và hàm lượng chất xơ trong quả hồng cao gấp 2 lần so với các loại quả khác. Ngoài việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể thì quả hồng khô còn dùng làm một vị thuốc trị ho, viêm amidan hiệu quả.

Kết hợp quả la hán với hồng khô sẽ mang lại kết quả đáng kinh ngạc, ngoài việc chữa bệnh ho gà thì còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Nguyên liệu

  • 1 quả la hán
  • 5 quả hồng khô

Cách thực hiện

  • Rửa sạch 2 nguyên liệu trên
  • Cho vào nồi sắc cùng với nước

Dùng nước này thay cho nước uống hằng ngày. Nước này có vị rất thơm, ngọt dịu nên rất dễ uống, trẻ con rất thích.

Quả la hán kết hợp với hồng kho có khả năng trị ho gà, ngoài ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể
Quả la hán kết hợp với hồng khô có khả năng trị ho gà, ngoài ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể

Quả la hán kết hợp với tang bạch bì

Tang bạch bì là vỏ rễ của cây dâu tằm có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh phế giải nhiệt, trị ho hen lâu ngày, tiêu đờm, lợi thũng, hạ suyễn…

Nếu trong trường hợp ho kèm theo viêm họng có đờm mủ và có dấu hiệu nhiễm khuẩn, nặng hơn nữa là mất tiếng thì nên thử cách kết hợp sau đây. Dược tính của tang bạch bì khi kết hợp với quả la hán sẽ đẩy lùi tất cả các chứng ho có đờm, lạc giọng mất tiếng.

Nguyên liệu

  • 20 gram quả la hán
  • 12 gram tang bạch bì

Cách thực hiện

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên
  • Cho vào nồi sắc với nước

Dùng thay cho nước lọc hằng ngày, hoặc chỉ uống vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối đều được cả. Nên kiên trì sử dụng cho đến khi hết bệnh.

Quả la hán và mật ong

Mật ong được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, trong mật ong có chứa các hoạt chất Panthotenic và Albumin là 2 thành phần có tác dụng làm lành các tổn thương niêm mạc ở cổ họng và kích thích tạo các tế bào mới nhanh hơn so với các loại thảo dược khác

Kết hợp quả la hán với mật ong sẽ đẩy lùi các triệu chứng ho, đặc biệt ho kèm theo viêm phế quản, lao phổi

Nguyên liệu

  • 1 quả la hán
  • 10 gram xuyên bối mẫu
  • 2 muỗng cà phê mật ong

Cách thực hiện

  • Rửa sạch quả la hán, xuyên bối mẫu rồi để ráo
  • Nghiền vụn các nguyên liệu trên cùng với mật ong

Sử dụng hỗn hợp trên 2 lần/ ngày.

Mật ong cùng quả la hán trị ho
Quả la hán khi kết hợp cùng mật ong, xuyên bối mẫu trị ho kèm theo viêm phế quản, lao phổi

Quả la hán và quất

Cách kết hợp này giúp trị ho, viêm họng rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng giải khát trong những ngày trời nóng. Có thể dùng thức uống này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Nguyên liệu

  • 1 quả la hán
  • 250 gram quả quất ngọt (hay 5-6 quả quất chua)

Cách thực hiện

  • Tách đôi, bỏ hạt quả la hán. Thái quất thành nhiều lát mỏng
  • Cho nước và quả la hán vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Cho quất vào hỗn hợp trên. Nếu dùng quất chua thì có thể cho thêm một chút đường.

Sử dụng một ngày 2-3 lần có công dụng trị ho, xoa dịu cổ họng rất hiệu quả.

Quả la hán kết hợp trần bì và thịt heo

Cách kết hợp này sẽ đẩy lùi các chứng ho lâu ngày không khỏi, đờm đặc nhiều, đau họng, khô cổ, phối khô do nhiệt.

Nguyên liệu

  • 1/2 quả la hán
  • 6 gram vỏ quýt
  • 100 gram thịt heo nạc

Cách thực hiện

  • Sơ chế các nguyên liệu trên, với vỏ quýt thì cạo bỏ phần trắng.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi nấu cho tới khi chín nhừ
  • Vớt bỏ quả la hán và vỏ quýt.

Khi sử dụng thì ăn phần nước và thịt

Quả la hán kết hợp cùng trần bì và thịt heo chữa ho lâu ngày
Quả la hán kết hợp cùng trần bì và thịt heo chữa ho lâu ngày, nhiều đờm đặc, phế nhiệt

Quả la hán kết hợp với lá tì bà, cát cánh, nam sa sâm

Đây là bài thuốc Đông y giúp chữa các bệnh ho có đờm lâu ngày không khỏi, phổi âm hư do nhiệt, hạch phổi

Nguyên liệu

  • 100 gram quả la hán
  • 150 gram lá tỳ bà
  • 150 gram nam sa sâm
  • 150 gram cát cánh

Cách thực hiện

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên
  • Cho vào nồi cùng với nước đun sôi lần 1
  • Thêm nước đun sôi lần 2 và đường sắc hỗn hợp trong 24 giờ cho đến khi còn 1 lít nước.

Ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Lưu ý khi sử dụng quả la hán

Quả la hán là một thảo dược tự nhiên hoàn toàn lánh tính, không cá tác dụng phụ hay gây hại cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng ở bất  kỳ thời điểm nào, độ tuổi cũng không giới hạn. Với phụ nữ mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đối với những trường hợp bị hư hàn, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, da nhợt nhạt, thì không nên sử dụng quả la hán. Với trẻ em dưới 2 tuổi thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này, đặc biệt không được dùng quả la hán kết hợp mật ong cho trẻ sơ sinh.

Quả la hán là bài thuốc đến từ thiên nhiên nên không thể trị bệnh một cách nhanh chóng. Sau khi áp dụng phương thuốc trên trong vài ngày mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm thì có thể đã báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm, cần đến ngay các cơ sở y tế khám và chữa bệnh để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.

Chỉ dùng quả la hán cho người bị ho do nhiệt, không dùng cho người bị hư hàn
Chỉ dùng quả la hán cho người bị ho do nhiệt, không dùng cho người bị hư hàn

Khi sử dụng quả la hán trị ho thì cần phải chú ý kết hợp với một số phương pháp khác để tăng hiệu quả trị bệnh. Cần lưu ý một số điều sau:

  • Mỗi sáng và mỗi tối nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, ngậm nước muối để tiêu diệt và phòng ngừa vi khuẩn.
  • Không nên ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên nóng, nhiều muối, đường trong giai đoạn này, ngoài ra nên tránh những thức ăn đặc tắc khi ho kèm theo viêm amidan vì sẽ cọ xát vào thành cổ họng, không có lợi cho việc phục hồi.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Khi bị ho do nhiệt thì dùng quả la hán có nhiều tác dụng hiệu quả, cách thực hiện đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng tại nhà, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh ho nặng cùng những dấu hiệu nguy hiểm khác thì nên đến ngay các cơ sở y tế khám và chữa bệnh để kịp thời chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Viêm họng mãn tính là gì? Có chữa được không ?

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm trong thời gian dài do dị ứng, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý như...

Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?

Ngoài chức năng thở và phát âm, cổ họng còn có vai trò nuốt và vận chuyển thức ăn xuống cơ quan tiêu hóa. Do đó bên cạnh các biện...

Những điều cần biết trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách chăm sóc, xử lý

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là bệnh lý khá phổ biến. Có những trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng có trường hợp dẫn đến các triệu...

Viêm họng bội nhiễm

Viêm họng bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không?

Viêm họng là bệnh lý thuộc tai - mũi - họng và khá thường gặp ở nhiều độ tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Nếu như việc điều...

Những điều cần biết khi trẻ bị sốt do viêm họng

Nhận biết trẻ bị sốt do viêm họng & cách chăm sóc, điều trị

Trẻ bị sốt do viêm họng là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù vậy phụ huynh không được chủ quan mà...

Hễ nuốt nước bọt là đau họng: Nguyên nhân & cách khắc phục

Tình trạng nuốt nước bọt là đau họng có liên quan đến dây thần kinh, các cơ trong ống dẫn thức ăn và trong cổ họng. Tình trạng này hình...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn