Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối đúng cách

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật giúp chẩn đoán các bệnh lý xảy ra ở khớp gối như ổ mủ gây viêm khớp đầu gối, tràn máu ổ khớp gối sau chấn thương, tràn dịch khớp gối. Việc tìm hiểu về kỹ thuật chọc hút dịch khớp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chọc hút dịch khớp đúng cách và giúp ngăn ngừa được những biến chứng có thể xảy ra.

Chọc hút dịch khớp gối là gì?

Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật sử dụng kim nhỏ chọc vào ổ khớp để hút bớt lượng dịch khớp dư thừa ra ngoài. Mục đích của phương pháp này là giúp chẩn đoán ra các bệnh lý xảy ra ở khớp gối như: Tràn dịch khớp gối, viêm khớp mủ ở đầu gối, viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hay tràn máu ổ khớp gối sau chấn thương,…

Vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối
Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt dịch khớp ra ngoài

Mặc dù là một thủ thuật đơn giản nhưng cần phải được thực hiện ở các phòng tiểu phẫu của các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cùng với nguyên tắc vô trùng để đạt được hiệu quả tốt nhất và giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối

Bệnh nhân thực hiện thủ thuật chọc hút dịch khớp gối sẽ được tiến hành theo các quy trình như sau:

1. Nguyên tắc cần tuân thủ

Trước khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Thủ thuật này phải được tiến hành trong phòng tiểu phẫu.
  • Thủ thuật này cần được thực hiện theo đúng kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện về vô trùng.
  • Bệnh nhân khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối cần phải tự nguyện và hợp tác trong quá trình thực hiện.
  • Dịch khớp cần được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng và trong vòng 24 giờ nếu như được bảo quản dịch ở nhiệt độ từ 4-8°C.

2. Chuẩn bị

Trước khi tiến hành chọc hút dịch khớp gối cần phải chuẩn bị:

  • Bác sĩ: Để đảm bảo an toàn, trước khi tiến hành, các bác sĩ sẽ phải vệ sinh tay, sát trùng bàn tay và mang găng tay vô trùng.
  • Bệnh nhân: Được chỉ định cho ngồi hoặc nằm ngửa và được sát trùng khớp gối bằng bông thấm cồn iod.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Kim vô khuẩn kích cỡ 18, 20; bơm tiêm nhựa vô khuẩn 20ml – 50ml; băng dính y tế, ống nghiệm vô khuẩn, bông cồn iod sát trùng 1%,…

3. Quy trình thực hiện chọc hút dịch khớp gối

  • Bước 1: Đầu tiên, các bác sĩ sẽ sử dụng một cây viết để đánh dấu vị trí cần đưa kim vào để chọc hút dịch khớp gối.
  • Bước 2: Sát trùng vùng khớp gối cần được chọc hút 3 lần bằng bông cồn iod 1% thật kỹ càng.
  • Bước 3: Bắt đầu tiêm thuốc gây mê hoặc xịt thuốc tê trên vùng da tại khớp gối cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Tiến hành thực hiện chọc và hút dịch khớp bằng bơm tiêm nhựa vô trùng và kim vô khuẩn.
  • Bước 5: Băng dính vô trùng sẽ được dán tại vị trí khớp gối vừa được chọc kim sau khi chọc hút dịch khớp gối.
  • Bước 6: Dùng băng để cố định tạm thời khớp gối nếu cần thiết.
Vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối
Quy trình thực hiện chọc hút dịch khớp gối

4. Xét nghiệm dịch khớp gối

Sau khi chọc hút dịch khớp gối thì phần dịch khớp sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm để phân tích và chẩn đoán:

  • Tiến hành phân tích dịch khớp gối bằng cách xác định các đặc điểm về màu sắc, độ nhớt của dịch.
  • Sử dụng kính hiển vi phân cực để xác định các vi tinh thể photphat, canxi nhằm chẩn đoán được bệnh một cách chính xác.
  • Tiến hành làm các xét nghiệm vi khuẩn và các xét nghiệm khác.

Chăm sóc sau khi hút dịch khớp gối

Trong vòng 2 – 4 giờ các thuốc gây tê cục bộ sẽ mất tác dụng và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khớp gối nhẹ từ 1 – 2 ngày sau khi thực hiện chọc dịch khớp gối. Để giúp bệnh nhân giảm đau, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc chống viêm NSAIDs, các loại thuốc giảm đau thông thường hoặc cho chườm lạnh và băng bó khớp gối để tránh bị sưng.

Sau khi kết thúc quy trình chọc hút dịch khớp gối, bệnh nhân không được xoa bóp khớp và giữ cho vị trí chọc dịch khô ít nhất trong vòng từ 1 – 2 này. Đồng thời hạn chế vận động khớp gối tối thiểu từ 24 – 48 giờ.

Biến chứng có thể xảy ra sau khi chọc hút dịch khớp gối

Việc chọc hút dịch khớp gối đòi hỏi phải đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật và nguyên tắc vô trùng, nếu không sẽ có thể dẫn tới một số biến chứng như sau:

  • Nguy cơ nhiễm trùng khớp máu.
  • Chọc trúng mạch máu, dây thần kinh và gân của khớp gối.
  • Một số trường hợp có khả năng bị phản ứng dị ứng với thuốc gây mê như vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp,…
  • Tại vị trí chọc có triệu chứng đau dữ dội và sưng phù ở đầu gối.
  • Vùng da đầu gối bị đổi màu, phát ban,…

Những điều cần lưu ý sau khi chọc hút dịch khớp gối

Sau khi chọc hút dịch khớp gối thì vấn đề chăm sóc sau hút dịch là rất quan trọng. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau đây:

  • Cần có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng được phục hồi.
  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hợp lý, tránh cử động nhiều nhất ở tại vị trí khớp gối.
  • Kê cao chân để ngăn ngừa tình trạng tràn dịch do chấn thương và chống phù nề.
  • Giảm đau bằng cách chườm đá. Hạn chế đi lại để tránh trọng lượng cơ thể gây áp lực xuống khớp gối.
  • Tái khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời khi bệnh tái phát.
  • Đeo nẹp chân khi có sự chỉ định cuẩ bác sĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học bằng cách bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất xơ và vitamin tốt cho cơ thể.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng theo sự hứng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối
Chăm sóc sau hút dịch khớp đúng cách theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vị trí và quy trình chọc hút dịch khớp gối mà bạn có thể tham khảo. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này, người bệnh có thể chủ động đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Tê bì chân tay

Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh và mạch máu thường xảy ra ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng tiêu...

5 bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối tại nhà bạn nên thử

Tràn dịch khớp gối được xem là một bệnh khá nguy hiểm, có nguy cơ làm mất khả năng vận động hoặc đi lại của người bệnh. Cũng vì lý...

Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?

Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?

Phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng thuốc là phác đồ điều trị chung của Bộ Y tế. Tuy nhiên, bệnh tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì...

Nhóm thực phẩm giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega, rau xanh và trái cây là các nhóm thực phẩm có khả năng giảm đau nhức xương khớp, thúc đẩy tốc độ phục...

Bị tràn dịch khớp gối có phải mổ không? Chi phí bao nhiêu tiền?

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị bại liệt, cứng khớp, teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy bị...

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối đều gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp, bầm tím ở gối. Vậy tràn dịch khớp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn