Vết rạn da có bị lan không? Cách phòng ngừa

Rạn da ở nách (nứt): Nguyên nhân, cách điều trị

Công dụng và cách dùng dầu dừa trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da lâu năm có trị được không? Cách nào hiệu quả?

Xóa rạn da bằng tia laser có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Rạn da ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Dầu trị rạn da Arganan có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Bị rạn da khi giảm cân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Công thức trị rạn da bằng khoai tây vừa nhanh vừa an toàn

Cách phòng ngừa, hạn chế rạn da khi mang thai cho mẹ bầu

Rạn da lâu năm có trị được không? Cách nào hiệu quả?

Rạn da lâu năm có trị được không? là câu hỏi của rất nhiều các phái đẹp. Mặc dù các vết rạn da không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến cho nhiều chị em cũng thấy mất tự tin khi diện những bộ trang phục gợi cảm.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Rạn da lâu năm có trị được không? Cách nào hiệu quả?

Rạn da lâu năm có trị được không?

Theo nhận định của các chuyên gia thì hầu hết làn da của mỗi người đều sẽ có chung một tông màu. Thế những vì nhiều lý do, điển hình như việc tăng cân đột ngột, phụ nữ sau sinh,…khiến cho da bị căng ra quá mức, từ đó hình thành nhiều vết rạn gây mất thẩm mỹ. Thông thường những vết rạn ban đầu sẽ có màu hồng nhưng sau một thời gian dài sẽ khiến cho chúng biến thành màu trắng và hiện rõ trên da. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống hay sức khỏe nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da, khiến cho rất nhiều chị em phải lo lắng.

Do đó, phái đẹp luôn đặt ra thắc mắc ” Rạn da lâu năm có trị được không?” Theo nghiên cứu của một số chuyên gia cho biết rằng, rạn da lâu năm là hiện tượng mà các mô liên kết như collagen, elastin bị đứt gãy làm cho da dần mất đi độ đàn hồi tự nhiên và kéo dài trong nhiều năm.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Việc điều trị tình trạng rạn da lâu năm cũng phải kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào mức độ các vết rạn và nhu cầu của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để hỗ trợ điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, chị em cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để các vết rạn da dần mờ đi và không bị tái phát lại. Việc điều trị tình trạng rạn da lâu năm cũng phải kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào mức độ các vết rạn và nhu cầu của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất. Đặc biệt, sau khi hỗ trợ điều trị rạn da hiệu quả, bạn cũng cần biết cách phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng này để không khiến chúng tái phát nhiều hơn.

Cách điều trị rạn da lâu năm hiệu quả?

Thông thường, nhiều người thường áp dụng các biện pháp tự nhiên để có thể điều trị rạn da ngay tại nhà. Những phương pháp này vừa an toàn, lành tính lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí điều trị. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp dân gian đòi hỏi bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới giúp các bài thuốc phát hiện được công dụng điều trị. Ngoài ra, đối với những ai có điều kiện kinh tế ổn định thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị bằng công nghệ cao. Những ứng dụng công nghệ sẽ giúp làm mờ các vết rạn nhanh chóng, tuy nhiên chi phí cũng có phần đắt đỏ hơn.

1. Cách các điều trị rạn da lâu năm tại nhà

Điều trị rạn da lâu năm bằng dầu ô liu, chanh, trà đen, dầu dừa, nghệ tươi, khoai tây, nha đam,…luôn được các chị em áp dụng và đã thành công. Những nguyên liệu này đều rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là rất lành tính và an toàn khi sử dụng.

1.1 Nha đam

Nha đam không chỉ là một thực phẩm dùng để chế biến món ăn hay các loại nước uống giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn được sử dụng rất nhiều để làm đẹp làn da. Nguyên liệu này có chứa rất nhiều các thành phần giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ da làm lành các tổn thương. Đặc biệt hơn, chúng còn có công dụng giúp cho da được săn chắc, đàn hồi tốt hơn, hỗ trợ điều trị rạn da lâu năm hiệu quả.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Nguyên liệu này có chứa rất nhiều các thành phần giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ da làm lành các tổn thương.

Chuẩn bị:

  • 1 nhánh nha đam
  • 1 đến 2 viên vitamin E

Cách thực hiện:

  • Đem nha đam đi gọt bỏ phần bỏ bên ngoài và rửa sạch.
  • Trộn phần gel nha đam và viên nang vitamin E lại với nhau.
  • Rửa sạch vùng da đang bị rạn.
  • Thoa đều hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng.
  • Sau khoảng 15 đến 20 phút thì rửa lại với nước.

Để có thể làm mờ được các vết rạn da bạn cần sử dụng đều đặn từ 2 đến 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nha đam có thể gây kích ứng với một số cơ địa, do đó bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng, tốt nhất nên thử áp dụng trước cho một vùng da nhỏ dưới cánh tay để đảm bảo không xuất hiện các hiện tượng như ngứa, đỏ rát.

1.2 Khoai tây

Rạn da lâu năm có trị được không? Khoa tây chính là một trong những phương pháp trị rạn da lâu năm mà chị em rất tin tưởng. Tuy chỉ là một loại củ quả được sử dụng trong ăn uống hàng ngày nhưng với những thành phần vượt trội của mình mà nguyên liệu này còn có tác dụng giúp làm mờ các vết rạn trên da và hỗ trợ làn da trắng sáng tự nhiên. Ngoài ra, những hoạt chất có trong khoai tây còn giúp cho da được cung cấp độ ẩm, giúp da sáng mịn màng hơn.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Khoa tây chính là một trong những phương pháp trị rạn da lâu năm mà chị em rất tin tưởng.

Chuẩn bị: 1 củ khoai tây sống

Cách thực hiện:

  • Khoai tây đem gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát.
  • Rửa sạch vùng da đang bị rạn.
  • Chà xát nhẹ nhàng các lát khoai tây lên da và chờ khoảng 15 phút để những dưỡng chất trong khoai tây thẩm thấu và khô lại.
  • Dùng nước ấm rửa sạch lại và thoa một lớp kem dưỡng ẩm cho da.
  • Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 lần để các vết rạn da dần mờ đi.

1.3 Nghệ tươi

Nghệ tươi chắc hẳn không còn là một nguyên liệu xa lạ, bởi nó vừa được sử dụng trong ăn uống vừa được áp dụng nhiều để chăm sóc da. Sử dụng nghệ tươi để chữa rạn da lâu năm cũng là một phương pháp hiệu quả, giúp chị em sớm lấy lại tự tin về làn da của mình.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Sử dụng nghệ tươi để chữa rạn da lâu năm cũng là một phương pháp hiệu quả, giúp chị em sớm lấy lại tự tin về làn da của mình.

Cách 1:

Chuẩn bị: 1 đến 2 củ nghệ tươi và sữa chua không đường.

Cách thực hiện:

  • Nghệ tươi đem gọt vỏ, rửa sạch và giã nát.
  • Trộn đều nghệ tươi với sữa chua không đường theo tỉ lệ 1:1.
  • Trước khi sử dụng nên vệ sinh sạch vùng da bị rạn.
  • Thoa hỗn hợp lên da kết hợp với massage nhẹ nhàng.
  • Sau 20 phút thì rửa lại với nước.
  • Nên duy trì thực hiện khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần để có kết quả tốt nhất.

Cách 2:

Chuẩn bị: nghệ tươi và rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch, sau đó đem đi giã nát.
  • Dùng một cái bình thủy tinh có nắp đậy để ngâm rượu và nghệ tươi đã giã.
  • Dùng nước rượu này để thoa lên vùng da bị rạn, nhớ rửa sạch da trước khi sử dụng.
  • Nên duy trì thực hiện mỗi ngày để các vết rạn mau chóng cải thiện.

1.4 Dầu dừa

Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều vitamin E giúp dưỡng ẩm cho da và hỗ trợ cải thiện tình trạng rạn da hiệu quả. Ngoài cách sử dụng dầu dừa để bôi trực tiếp vào vết rạn, bạn có thể kết hợp dầu dừa với các nguyên liệu khác để giúp gia tăng công dụng của chúng.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều vitamin E giúp dưỡng ẩm cho da và hỗ trợ cải thiện tình trạng rạn da hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 100ml dầu dừa
  • 100g bã cà phê

Cách thực hiện:

  • Cho 2 nguyên liệu vào một chén nhỏ và trộn đều với nhau.
  • Để hỗn hợp vào trong tủ lạnh.
  • Sử dụng khi tắm, thoa đều hỗn hợp lên vùng da rạn khoảng 5 phút thì rửa lại với nước.
  • Nên thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày.

1.5 Trà đen

Trà đen cũng là một trong các nguyên liệu có thể áp dụng để điều trị rạn da lâu năm. Trong thành phần của trà đen có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa giúp cho da mau lành các tổn thương và hỗ trợ cân bằng sắc tố da rất tốt.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Trong thành phần của trà đen có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa giúp cho da mau lành các tổn thương và hỗ trợ cân bằng sắc tố da rất tốt.

Chuẩn bị:

  • 2 muỗng cà phê trà đen
  • 1 muỗng cà phê muối

Cách thực hiện:

  • Dùng trà đen để hãm cùng nước nóng trong khoảng 5 phút.
  • Lọc lấy phần nước trà và hòa cũng với một muỗng cà phê muối.
  • Dùng nước để rửa sạch làn da.
  • Khi nước trà nguội thì dùng để thoa lên da đang bị rạn, kết hợp với massage nhẹ nhàng.
  • Mỗi ngày nên thoa từ 3 đến 4 lần để hiệu quả được tốt nhất.

1.6 Chanh

Nếu bạn không có nhiều thời gian và muốn tiết kiệm được chi phí điều trị rạn da lâu năm thì nên áp dụng phương pháp sử dụng chanh. Trong nước chanh có khá nhiều lượng acid citric giúp cho các vết rạn da được mờ đi, hỗ trợ da trắng sáng đều màu. Bên cạnh đó, chanh cũng có thể giúp điều trị các tình trạng như mụn trứng cá, mụn nhọt,…

Rạn da lâu năm có trị được không?
Trong nước chanh có khá nhiều lượng acid citric giúp cho các vết rạn da được mờ đi, hỗ trợ da trắng sáng đều màu.

Chuẩn bị: 1 quả chanh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch quả chanh và vắt lấy phần nước cốt.
  • Trước khi dùng nhớ rửa sạch vùng da đang bị rạn.
  • Thoa nước cốt chanh lên da và massage thật đều khoảng 2 đến 3 phút.
  • Chờ thêm 10 đến 15 phút là có thể rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: Trong chanh có nhiều acid nên có khả năng gây kích ứng khi sử dụng. Nếu bạn sở hữu vùng da nhạy cảm thì nên pha loãng nước cốt chanh với một ít nước lọc để sử dụng an toàn hơn.

1.7 Dầu ô liu

Nếu nhắc đến những nguyên liệu tự nhiên có công dụng để điều trị tình trạng bị rạn da lâu năm thì chắc hẳn không thể bỏ qua dầu ô liu. Đây cũng là một trong những loại dầu có chứa nhiều vitamin E giúp da mềm mượt, căng mịn, trắng sáng.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Ô liu cũng là một trong những loại dầu có chứa nhiều vitamin E giúp da mềm mượt, căng mịn, trắng sáng.

Chuẩn bị: 3 đến 4 muỗng cà phê dầu ô liu

Cách thực hiện:

  • Dùng một cái chảo nhỏ để hâm nóng dầu ô liu
  • Để cho dầu nguội bớt, trong lúc đó vệ sinh thật sạch vùng da đang bị rạn.
  • Sử dụng một ít bông gòn hoặc bông tăm để thấm dầu và bôi lên da.
  • Massage nhẹ nhàng và chờ khoảng 10 phút thì rửa lại với nước sạch.

2. Cách các điều trị rạn da lâu năm bằng công nghệ tiên tiến

Nếu tình trạng rạn da lâu năm không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà thì bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong những phương pháp tiên tiến dưới đây.

2.1. Lăn kim (Microneedling)

Khi thực hiện thủ thuật này thì các chuyên gia sẽ sử dụng những chiếc kim lăn nhỏ để chọc vào làn da giúp kích hoạt thúc đẩy sản xuất elastin và collagen. Phương pháp này là thủ thuật xâm lấn tối thiểu vào lớp giữa và các lớp hạ bì của làn da để cải thiện tình trạng rạn da nhanh chóng. Nhờ đó mà các tế bào da mới được tái tạo, nhưng vết rạn mờ đi rõ rệt. Tuy nhiên, để các vết rạn được giảm đi nhanh chóng, các chị em nên tiến hành lăn kim nhiều lần trong tháng.

2.2. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một trong những chế phẩm được lấy từ máu, hàm lượng tiểu cầu rất cao, gấp nhiều lần so với bình thường. Khi điều trị rạn da bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiêm hoạt chất nào vào các vị trí da đang bị tổn thương nhờ đó mà collagen và elastin được thúc đẩy và kích thích sản sinh nhiều hơn, giúp da được chữa lành những tổn thương. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn giúp làn da được mịn màng và mềm mại hơn.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Khi điều trị rạn da bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiêm hoạt chất nào vào các vị trí da đang bị tổn thương nhờ đó mà collagen và elastin được thúc đẩy và kích thích sản sinh.

2.3. Liệu pháp ánh sáng đỏ

Liệu pháp ánh sáng đỏ là công nghệ sử dụng những luồn ánh sáng hồn ngoài với tần số thấp, có thể trông thấy bằng mắt, dùng để chữa trị tình trạng rạn da. Các tia ánh sáng này sẽ dần thâm nhập vào sâu bên trong các lớp da để thúc đẩy tế bào hoạt động mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó chúng còn hỗ trợ gia tăng hàm lượng máu để cung cấp cho bề mặt của da, giúp da hình thành những tế bào mới.

2.4. Peels da (còn gọi là lột da)

Thủ thuật này khá quen thuộc đối với những chị em thường xuyên đi làm đẹp. Bởi phương pháp lột da sẽ thường được áp dụng trên da mặt với công dụng điều trị các đốm đồi mồi, nếp nhắn. Ngoài ra, chúng còn có thể hỗ trợ điều trị tình trạng bị rạn da lâu năm rất hiệu quả. Khi tiến hành phương pháp này, bạn sẽ được bôi một lớp dung dịch acid lên da. Sau một thời gian, thì bạn có thể dùng một miếng bột biển hoặc bàn chải chuyên dụng để lột bỏ lớp da chết phía trên.

Tùy vào từng mức độ rạn da mà các chuyên gia sẽ sử dụng những loại hóa chất khác nhau để mang lại kết quả tốt hơn. Hiện tại có khoảng 3 loại hóa chất lột da được áp dụng như:

  • Glycolic acid: Đốt cháy lớp ở giữa và trên cùng
  • Alpha-hydroxy acid: Chỉ đốt cháy lớp trên cùng
  • Phenol: Đây là loại hóa chất có độ mạnh nhất hỗ trợ điều trị tổng thể, đặc biệt chỉ cần áp dụng một lần là các tình trạng rạn da đã cải thiện.

2.5. Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion)

Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion) là một trong những công nghệ khá mới hỗ trợ chữa rạn da và tẩy đi những tế bào da chết bên ngoài. Thủ thuật này không gây xâm lấn, không hóa chất hoặc tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ sử dụng một loại tinh thể cô đặc và những vật liệu thô cứng để tạo ma sát trên bề mặt của da nhưng tuyệt đối không gây bong tróc da.

Rạn da lâu năm có trị được không?
Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion) là một trong những công nghệ khá mới hỗ trợ chữa rạn da và tẩy đi những tế bào da chết bên ngoài.

Bên cạnh đó, hiện tại phương pháp này còn được thực hiện bởi một số thiết bị chuyên dụng dùng để hút bỏ các lớp da đang bị bong tróc bên ngoài. Khi áp dụng cách này bạn không chỉ giúp cho những vết rạn da giảm dần mà còn hỗ trợ đều màu da, giảm nếp nhăn, mờ sẹo mụn, đồi mồi ở trên da.

2.6. Phẫu thuật da (Abdominoplasty)

Đối với những trường hợp bị rạn da lâu năm thì phương pháp phẫu thuật da mang lại hiệu quả vượt trội, giúp xóa bỏ các vết rạn vĩnh viễn. Abdominoplasty là loại phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất, nó được sử dụng cho những đối tượng có da chảy xệ, mô lỏng lẻo, đặc biệt là phụ nữ sau sinh hoặc giảm cân. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có nược điểm đó chính là có thể để lại sẹo sau quá trình phẫu thuật và kèm theo một số rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chị em nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng biện pháp điều trị này.

2.7. Liệu pháp Laser

Các chuyên gia sẽ sử dụng xung ánh sáng để giúp loại bỏ các vết rạn da lâu năm. Phương pháp này dễ thực hiện, hiệu quả lại khá nhanh, chỉ sau khoảng 30 phút là bạn có thể nhận thấy những vết rạn được giảm bớt. Sau quá trình trị liệu thì các vết rạn sẽ biến mất, da cũng sẽ được hình thành những tế bào mới.

Tùy vào cơ địa và mức độ rạn da của mỗi đói tượng mà thời gian điều trị cũng có phần khác nhau. Có trường hợp chỉ cần mất khoảng vài ngày nhưng cũng có người cần kiên trì khoảng vài tuần để xóa bỏ hết các vết rạn da. Đặc biệt, sau khi tiến hành điều trị rạn da bằng laser có thể những vùng da sẽ xuất hiện một số vết đỏ, đôi lúc sẽ bị phồng rộp lên nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ tự biến mất sau một thời gian.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc “Rạn da lâu năm có trị được không?” và gợi ý nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Tùy vào mức độ các vết rạn da mà bạn có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

Rạn da ở tuổi dậy thì

Rạn da ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Bước vào độ tuổi dậy thì không chỉ có những sự thay đổi về tâm sinh lý mà cả những bộ phận trên cơ thể cũng thay đổi rất nhanh....

Dầu trị rạn da Arganan có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Dầu trị rạn da Arganan có chiết suất từ tinh dầu của cây Argan với công dụng hỗ trợ điều trị tình trạng rạn da rất hiệu quả. Đồng thời,...

Rạn da khi giảm cân và cách điều trị

Bị rạn da khi giảm cân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Rạn da khi giảm cân xảy ra do làn da đang ở trạng thái căng tức đột nhiên lại được thả lỏng và chảy xệ, kéo theo sự hình thành...

Công dụng và cách dùng dầu dừa trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da tuy không phải là tình trạng quá nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó lại khiến cho nhiều người mất tự tin vì không thể...

Nguyên nhân gây rạn ra ở nách và cách điều trị

Rạn da ở nách (nứt): Nguyên nhân, cách điều trị

Rạn da ở nách thường là do cơ thể tăng cân quá nhanh hoặc do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng tình trạng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn